11 Đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn có đáp án chi tiết
- Lý thuyết hình chữ nhật. Cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật nhanh nhất
- Dàn ý tả một cụ già mà em biết
- Các dạng bài tập áp dụng 7 hằng đẳng thức và ví dụ – Toán lớp 8
- Ghi chữ Đ sau mô tả đúng, chữ S sau mô tả sai về vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế nước ta. | SBT công nghệ 7 chân trời
- 99+ Hình ảnh cô Gái buồn đẹp, Ảnh gái xinh ngồi buồn
11 Đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn có đáp án chi tiết do thầy cô trường thcs Hồng Thái biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. Hạt giống tâm hồn đọc hiểu là một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống, về những quan niệm sống đầy ý nghĩa và thường được các thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.
Bạn đang xem: 11 Đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn có đáp án chi tiết
Để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Các em nên ôn chắc 11 đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn dưới đây nhé.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Lời giải:
Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?
Lời giải:
Tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” bởi trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Đó là khi ta đối mặt trước khó khăn, ta sẽ ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh “loài kiến nhỏ bé” đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất?
Lời giải:
Các em trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em thấy tâm đắc nhất?
– Có thể lựa chọn những bài học như:
- Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.
- Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.
- Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
– Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
(Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh)
Bạn đang xem: 11 Đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn có đáp án chi tiết
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?
Lời giải:
Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là: sự thay đổi thời đại và hoàn cảnh sống “Thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ thầy không có máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…”
Câu 3. Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?
Lời giải:
Cậu sinh viên cúi đầu im lặng trước thầy vì: cậu nhận ra rằng, những phương tiện hiện đại cậu được hưởng thụ ngày nay chính là do những thế hệ trước vất vả tạo thành. Vậy mà cậu không có thái độ biết ơn lại có những lời trách móc với thầy giáo – thế hệ đi trước.
Câu 4. Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?
Lời giải:
Bài học mà các em có thể rút ra cho bản thân:
– Cần có thái độ đúng mực với những người lớn tuổi, đặc biệt là người đã và đang dạy dỗ ta.
– Phải biết ơn và trân trọng quá khứ, công lao của cha ông. Bởi mọi thành quả hôm nay ta được hưởng thụ đều do ông cha ta vất vả tạo thành.
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, nhưng bản thân mỗi người phải giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đó là yếu tố không được thay đổi, nó tạo nên giá trị bền vững cho mỗi con người.
Câu 5. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của người thầy giáo trong văn bản trên: “Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta”.
Lời giải:
Mẫu 1
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Giải thích vấn đề
“Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta những không làm thay đổi chúng ta” câu nói muốn khẳng định, các phương tiện hiện đại sinh ra để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nhưng không vì thế mà chúng ta được thay đổi những vốn sống, lối sống đẹp đẽ của dân tộc, truyền thống đạo lí tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của cha ông.
* Bàn luận vấn đề
– Vì sao chúng ta không thể để công nghệ thay đổi, phải biết ơn thế hệ đi trước?
+ Những người đi trước là những người đặt nền móng, mở đường cho thế hệ sau, không có thế hệ mở đường, thế hệ sau khó có thể phát triển được. Cuộc sống hôm nay trở nên tiện nghi hơn, dễ dàng hơn cũng chính là nhờ vào công sức của cha ông.
+ Biết ơn, trân trọng những người đi trước, con người mới có thể sống vững được trong cuộc đời. Cội nguồn quá khứ chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con người.
– Chúng ta cần làm gì trong thời điểm hiện nay?
+ Trân trọng những thành quả thế hệ đi trước.
+ Không ngừng nỗ lực, phát huy những thành quả thế hệ cha anh để lại.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
– Trong cuộc sống ngày hôm nay, có không ít những kẻ chỉ biết hưởng lợi ích cá nhân mà quên mất đi công sức của người khác. Những kẻ chỉ biết hưởng lợi cá nhân như vậy sẽ bị mọi người xa lánh, xã hội tẩy chay.
– Câu chuyện đưa ra đã thức tỉnh mỗi người chúng ta hãy biết ơn và trân trọng những người đi trước, bởi chính họ là người đặt nền móng cho sự tiện nghi, hiện đại của cuộc sống của ngày hôm nay.
Mẫu 2
* Giải thích:
– “Phương tiện hiện đại”: là những phương tiện mới nhất, với công nghệ cao nhất thể hiện sự sáng tạo của con người…
-> Lời của thầy giáo khẳng định: Dù mọi phương tiện hiện đại đến đâu thì mọi sáng tạo đều do con người làm chủ, chứ chúng không thay thế cho con người. Thế hệ trước đặt nền móng cho thế hệ sau tiếp tục phát huy những sáng tạo mới.
* Bàn luận
– Khái quát nội dung câu chuyện
– Phân tích, chứng minh:
+ Tại sao Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta? Vì mọi phương tiện dù hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì chúng đều là những công cụ hỗ trợ cho chúng ta làm việc và sáng tạo, chứ chúng không thể thay thế cho trí tuệ của con người, con người không lệ thuộc vào chúng.
+ Người thầy trong câu chuyện đã nói “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng”:
++ Người thầy muốn cậu sinh viên hiểu rằng thời đại ông không được sống trong thời đại có những thành tựu khoa học tiên tiến như máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại khác… nhưng ông và những người cùng thế hệ đã đặt viên gạch khởi đầu và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng những thành tựu đó.
++ Thời đại mà người thầy giáo sống có thể là thời của những điều cũ kĩ, lạc hậu nhưng chính họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh mà cậu sinh viên đang sống.
Lấy dẫn chứng: (về các nhà bác học đã phát minh ra các phương tiện hiện đại chúng ta tiếp tục phát huy)
* Bài học nhận thức và hành động
– Có cái nhìn toàn diện ở nhiều, tranh phiến diện một chiều
– Phê phán những người không biết trân trọng cái cũ (quá khứ) …
– Liên hệ với bản thân
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹơi, lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ở ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ “Trời ơi !”, buông giỏ và bước vào phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ đã giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viết bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2011, tr.42 – 43)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Giải thích lý do chọn: văn bản trình bày diễn biến sự việc, cốt truyện, nhân vật, các câu văn trần thuật.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Lời giải:
Nội dung chính: Người mẹ đi làm về thấy con viết bậy lên tường, giận dữ dạy cho con một bài học. Nhưng dòng chữ “con yêu mẹ” đã làm bà hối hận và xúc động.
Câu 3. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện như thế nào?
Lời giải:
Thái độ của người mẹ: giận dữ và quá vội vàng dạy con mình một bài học.
Câu 4. Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?
Lời giải:
Học sinh có thể chọn một trong các gợi ý sau:
Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không xảy ra những việc đáng tiếc.
Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với trẻ con. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông hơn là giận dữ, dạy cho chúng một bài học.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
– Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu. Ngày nay, chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều. Thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.
(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự
Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?
Lời giải:
Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi: là do thời đại, hoàn cảnh sống
Câu 3. Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.
Lời giải:
Qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”, người thầy giáo muốn cậu sinh viên hiểu: Mặc dù thế hệ những người thầy giáo đã sống trong thời đại có thể là thời của những điều cũ kĩ, của một thế giới lạc hậu, nhưng họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh, hiện đại mà cậu sinh viên đang sống.
Câu 4. Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên.
Lời giải:
Học sinh nêu được bài học cho bản thân. Nội dung bài học phải gắn với chủ đề của văn bản.
Ví dụ: Thế hệ trẻ phải biết trân trọng, kế thừa, phát huy những thành tựu, di sản của lớp người đi trước để lại
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói :
– Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42)
Câu 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Lời giải:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
– Trạng ngữ: Năm 1920
– Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ
– Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm
Câu 2. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra (“Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?
Lời giải:
Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra có ý nghĩa:
– Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.
Xem thêm : Giải bài 80, 81, 82, 83 trang 33 SGK toán 8 tập 1
– Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai “có vay, có trả”
– Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố.
Câu 3. Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản.
Lời giải:
Các em tùy chọn ý nghĩa của mình và viết đoạn văn hoàn chỉnh:
– Mở đoạn: nêu vấn đề
– Thân đoạn: Giải thích và bàn luận về vấn đề đó, có 1 câu liên hệ.
– Kết đoạn: khẳng định lại quan điểm đó đúng
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 6
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1. Hãy chỉ ra đi qua tuổi thơ cuộc đời của con người sẽ thế nào?
Lời giải:
Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.
Lời giải:
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ : hoa hồng , chông gai
– Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách
Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Lời giải:
Mỗi học sinh đều có thể nêu ra những quan điểm khác nhau của mình
Ví dụ: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Vì cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ. Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực.
Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?
Lời giải:
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 7
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại – nhất là thất bại trong các mối quan hệ – thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn… Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2. Em hiểu thế nào câu “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa…”.
Lời giải:
Cầu vồng là thứ đẹp đẽ, huy hoàng, nhiều màu sắc. nó tượng trưng cho những điều tốt đẹp, những thành công, những khao khát của con người. Cơn mưa là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, vấp ngã, thất bại. Cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa cũng giống như việc con người chỉ có thể đạt được thành công, những thứ tốt đẹp sau khi đã trải qua những vất vả, gian lao, thất bại. Muốn thành công thì phải trai qua thất bại, vấp ngã.
Câu 3. Tại sao tác giả lại khẳng định : “Đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng”
Lời giải:
Sở dĩ tác giả cho rằng ” “Đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng” là bởi vốn dĩ thất bại đã tạo nên những tổn thương sâu sắc. Thế nhưng thất bại đầu đời lại mang sức tổn thương nhiều nhất, dễ khiến con người gục ngã, bi quan, chán nản nhất. Bởi một khi bắt tay vào làm việc gì mà gặp thất bại ngay bước đầu con người thường sẽ có sự chán nản thay vì những hứng thú ban đầu. Vậy nên, đối mặt với thất bại đầu đời thật không dễ dàng.
Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao?
Lời giải:
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
– Có niềm tin vào cuộc sống sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta;
– Muốn có thành công, phải chấp nhận thất bại.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 8
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất hay có gia đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn.
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này?
…. Hãy làm việc say mê như thể bạn không còn cơ hội để làm lại một lần nữa. Hãy yêu chân thành và trọn vẹn như thể bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu. Bạn hãy đón nhận cuộc sống với tất cả những điều bình dị, tinh khôi nhất của nó, như thể bạn chưa từng trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể bạn vừa khám phá được ý nghĩa thật sự của tình yêu, và hơn hết là điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Xác địnhphương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính Nghị luận.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng những biện pháp tu từ trong đoạn văn in đậm.
Lời giải:
Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc: Đừng đợi…. mới
Tác dụng: Nhấn mạnh đến sự cần thiết và nhanh chóng nắm bắt cơ hội để tạo ra và tận hưởng hạnh phúc ở mọi thời điểm trong cuộc
Câu 3. Theo tác giả cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là gì?
Lời giải:
Theo tác giả cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.” Vì sao?
Lời giải:
Đồng tình với quan niệm ” Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”
– Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
– Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn không hề nản chí, gặp nghịch cảnh không hề do dự, luôn chủ động trong mọi tình huống, không ỷ lại trông chờ lệ thuộc vào ai hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
Câu 5. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Lời giải:
Các em có thể trình bày thông điệp mà bản thân cho là tâm đắc: cách tạo nên hạnh phúc, sự trân trọng và nắm giữ hạnh phúc, đón nhận cuộc sống và hạnh phúc từ những điều bình dị…
Câu 6. Từ nội dung văn bản trên anh chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến “Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình”.
Lời giải:
“Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình”.
Gợi ý về nội dung:
Giới thiệu vấn đề nghị luận
Giải thích:
– Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm nhất định trong cuộc sống.
=> Ý cả câu: Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người cũng như cách sống cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc trong từng hoàn cảnh từng thời điểm. Hạnh phúc là do mình tạo ra.
Phân tích, bàn luận, chứng minh:
– Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người
– Hạnh phúc hay không là do cách sống cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc trong từng hoàn cảnh từng thời điểm.
– Hạnh phúc là do mình tạo ra.
Bài học nhận thức:
– Cá nhân phải biết cách tạo dựng nắm bắt hạnh phúc.
– Hạnh phúc là do mình tạo ra. Không nên lệ thuộc và ỷ lại trông chờ vào hoàn cảnh hay người khác.
– Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 9
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
– Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
– Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻtự hào và mãn nguyện.
– Ồ, ước gì tôi… Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
– Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
– Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính là Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
Lời giải:
Các em có thể trả lời 1 trong các cách sau:
– Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
– Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
– Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
– Các câu trả lời tương tự…
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì?
Lời giải:
Các em có thể trả lời 1 trong các cách sau:
– Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
– Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực.
– Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Lời giải:
Sống phải biết yêu thương,quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người…
Câu 5. Anh/chị hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”
Lời giải:
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
a. Giải thích:
– Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm nhất định trong cuộc sống.
– Phép màu là gì? Là những cách thức phương pháp bất ngờ do một thế lực siêu nhiên nào đó giúp con người tạo ra niềm vui hạnh phúc
– Ý nghĩa của câu nói: Hạnh phúc do chính ta tạo ra ở mọi thời điểm và hoàn cảnh trong cuộc sống.
b. Bàn luận
– Cuộc sống luôn có những niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại. Đó là sự tồn tại hai mặt của cuộc đời thường bởi những cặp phạm trù tương ứng và con người phải đối mặt với những điều ấy trong quá trình tạo ra hạnh phúc cho đời mình.
– Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
– Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn không hề nản chí, gặp nghịch cảnh không hề do dự, luôn chủ động trong mọi tình huống, không ỷ lại trông chờ lệ thuộc vào ai hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
– Phát huy tác dụng của tập thể và tận dụng cơ hội để tạo ra hạnh phúc.
– Lấy một số dẫn chứng về những tấm gương biết tạo ra hạnh phúc cho mình vượt lên nghịch cảnh để trở thành người Hạnh phúc, ví dụ Nick Vujicic.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc của cuộc đời mình.Không nên lệ thuộc và ỷ lại trông chờ vào hoàn cảnh hay người khác.
– Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc.
Xem thêm : Quy tắc bàn tay trái là gì? Lý thuyết và bài tập
– Liên hệ bản thân.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 10
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“… Một người hạnh phúc không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận / phương thức nghị luận
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản?
Lời giải:
Nội dung của đoạn trích: Một quan niệm về hạnh phúc
Câu 3. Trong câu văn “Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Lời giải:
– Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ, lặp cấu trúc.
– Hiệu quả nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý.
+ Tạo âm hưởng cho câu văn.
Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của bản thân về vấn đề hạnh phúc.
Lời giải:
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mở đoạn phải nêu được luận đề; thân đoạn trình bày các ý, liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ yêu cầu của đề; kết đoạn phải chốt lại được vấn đề.
2. Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về hạnh phúc.
3. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
* Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Thân đoạn:
– Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi.
– Bàn luận vấn đề:
+ Biểu hiện của hạnh phúc: đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn tùy theo hoàn cảnh, công việc,…
+ Hạnh phúc không quá xa vời mà rất đỗi gần gũi
+ Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác
+ Tác dụng: mang lại sự thỏa mãn, thanh thản,…
– Những hành động có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc :
Tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người
– Rút ra bài học bản thân
* Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn – Đề số 11
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu. Tuy nhiên tính tình của họ rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai anh em bắt đầu đi ăn trộm cừu của những người nông dân trong vùng – một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt bằng cách trích lên trán họ hai chữ “ST” (sheep thief – tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ suốt đời.
Một người trong hai anh em vì quá xấu hổ, nên đã bỏ làng đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết tin tức được gì về anh ta.
Còn người thứ hai vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.
Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi quán nước bên đường, ông trông thấy một cụ già, trên trán có khắc một dấu khác lạ. Bất kì ai trong làng đi qua đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào long cụ. Tất cả mọi người đều thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng ông cụ.
Vị khách tò mò hỏi chủ quán:
– Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế?
– Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi – người chủ quán đáp.
Sau đó ông ngừng suy nghĩ một chút rồi nói – nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là “Thánh nhân” (Saint)
(Theo sách Hạt giống tâm hồn)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?
Lời giải:
Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi đáng yêu nhưng lại sở hữu một tích cách rất ngỗ nghịch, một người bỏ đi biệt tích, một người ở lại tìm cách chuộc lại lỗi lầm, lúc về già được mọi người yêu quí, kính trọng.
Câu 3. Xác định và cho biết ý nghĩa một trạng ngữ trong đoạn trích trên.
Lời giải:
Ví dụ:
– Ngày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu
=> Trạng ngữ: Ngày xưa: Chỉ thời gian
=>Trạng ngữ: Ở một làng nọ: Chỉ nơi chốn
-Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng
Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ
=> Ý nghĩa: Chỉ thời gian
Câu 4. Theo em, tại sao chàng trai ngày xưa trộm cừu lúc về già lại được “tất cả mọi người yêu quí, kính trọng” và suy tôn là “Thánh nhân”?
Lời giải:
Chàng trai trộm cừu ngày xưa lúc về già được suy tôn là thánh nhân
– Thánh nhân: Chỉ người có đạo đức và trí tuệ cao, được tôn là thánh.
– Chàng trai được tôn là thánh nhân vì chàng trai đó đã biết nhận ra lỗi lầm. Sau đó đã cố gắng hết sức quyết tâm chuộc lỗi, luôn biết giúp đỡ người khác (Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hai nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công).
Câu 5. Xác định thành phần câu trong câu dưới đây. Từ đó cho biết, phân loại theo cấu tạo, câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
Lời giải:
Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng.
Ai: C1
Đau yếu: V1
Anh: C2
Đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng: V2
Câu 6. Tìm và chỉ ra biện pháp tu từ trong câu đoạn:
Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.
Lời giải:
– Đối lập: Thái độ và tâm trạng của dân làng (lúc đầu e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta) với thái độ của chàng trai (quyết tâm chuộc lỗi) ; về điều kiện vật chất của những người được giúp đỡ (giàu hay nghèo)
– Liệt kê: Chăm sóc, lo lắng; ban thưởng, trả công.
– Tác dụng:
+ Gây ấn tượng, làm nổi bật ý, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm
+ Tạo sức hấp dẫn cho truyện
+ Làm nổi bật thái độ, phẩm chất của chàng trai: Quyết tâm sửa lỗi; biết giúp đỡ người khác nhiệt tình, chân thành, thật tâm.
Câu 7. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì?
Lời giải:
– Cuộc sống không ai tránh khỏi những sai trái, lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là biết sửa lỗi bằng tấm lòng chân thành, can đảm, kiên trì, quyết tâm sửa lỗi.
Câu 8. Đọc câu chuyện, em rút ra những bài học sống nào? Bài học nào là tâm đắc nhất? Tại sao?
Lời giải:
-Không nên cách ngỗ nghịch và không được ăn cắp; mà hãy suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm việc gì đó.
– Nên sống hòa hợp với mọi người xung quanh.
–Bài học về cách ứng xử chân thành, thật tâm trước lầm lỗi
– Bài học về sự thái độ nhiệt tình, kiên trì, quyết tâm khi làm việc gì đó.
– Cần biết quan tâm, yêu quý, nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh.
– Cuộc sống không ai tránh khỏi những sai trái, lỗi lầm. Hãy can đảm, kiên trì sửa lỗi; tấm lòng chân thành sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.
*Bài học tâm đắc nhất: Cuộc sống không ai tránh khỏi những sai trái, lỗi lầm. Hãy can đảm, kiên trì sửa lỗi; tấm lòng chân thành sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.
Vì:
– Trong cuộc sống, ai rồi cũng có sai trái, lỗi lầm; nhất là tuổi trẻ, dễ nông nổi, bồng bột thì dễ mắc sai lầm nhất. Nhưng điều quan trọng là cần biết nhận ra sai lầm, cần chân thành, quyết tâm, kiên trì sửa lỗi.
– Chỉ khi sống chân thành, thật tâm thì sẽ được mọi người ghi nhận, và đón nhận được thành quả xứng đáng.
Câu 9. Viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ văn bản trên?
Lời giải:
Ví dụ: Bài học về lòng kiên trì
Định hướng:
*Mở đoạn: Giới thiệu, nêu vấn đề
– Khó khăn, chông gai trong cuộc sống được coi như một quy luật tự nhiên
– Để con người có thể vượt qua và đạt được thành công thì phải có lòng kiên trì.
*Thân đoạn:
– Giải thích:
+ Kiên trì là thái độ, ý chí nhẫn nại, bền bỉ, kiên cường trước những khó khăn, không cúi đầu trước thất bại, không buôn bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra.
+ Như vậy, kiên trì là đức tính rất đáng quý, cần có của mỗi người trong học tập, làm việc, lao động.
– Vậy vì sao cần phải rèn luyện lòng kiên trì?
+ Bởi vì cuộc sống luôn chứa đựng khó khăn, thử thách, nên ai rồi cũng sẽ có lúc vấp ngã, thất bại, sai lầm.
+ Vì thử thách càng lớn thì thành công càng cao
+ Vì lòng kiên trì luôn mang lại cho chúng ta những kết quả xứng đáng.
– Chứng minh vấn đề:
+ Lòng kiên trì sẽ giúp bản thân trau dồi nhiều thái độ sống đúng đắn, giúp tính cách con người hoàn thiện hơn. Họ sẽ càng có quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng, luôn cố gắng phấn đấu, không nản trước khó khăn, thất bại.
+ Giúp họ luôn có lòng tin, sống lạc quan, suy nghĩ tích cực về cuộc sống.
+ Kiên trì giúp ta trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn.
+ Lòng kiên trì chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực.
+ Những người có lòng kiên trì sẽ là nhân tố góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Dẫn chứng: Một trong những tấm gương tiêu biểu về lòng kiên trì là bác Hồ kính yêu của chúng ta..
– Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những người không có lòng kiên trì, họ thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng khi gặp thất bại, khó khăn.
+ Phê phán những người mù quáng, kiên trì theo đuổi những thứ viển vông, không thực tế.
– Bài học để có lòng kiên trì?
+Cần lập kế hoạch thực hiện công việc một cách khoa học và kiên trì thực hiện từng ngày.
+ Trước sai lầm, khó khăng, cần dũng cảm, nghị lực, kiên trì đứng dậy sau sai lầm..
*Kết đoạn:
Khẳng định lòng kiên trì là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của chính bản thân trong cuộc sống.
………………………………..
Trên đây là 11 đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn đã được ra trong các đề thi, đề kiểm tra mà thcs Hồng Thái đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà! Đừng quên còn rất nhiều tài liệu văn 12 đang đợi các em khám phá nhé!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu