Tra Cứu

Bài 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình?

Trả lời bài 1 luyện tập trang 61 SGK văn 10 tập 2

Gợi ý: Các em tưởng tượng và chọn theo ý kiến riêng của mình:

Bạn đang xem: Bài 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Có thể đồng tình vì đó là cái kết đẹp thể hiện được khát vọng công lí của nhân dân: chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.

– Nếu không đồng tình có thể chọn cái kết khác như: Tử Văn không chết nhưng phải giải thích một cách thuyết phục về ý kiến của mình trên cơ sở chủ đề, ý nghĩa của truyện.

Ví dụ: Chọn kết thúc để cho Tử Văn tiếp tục sống trên cõi trần thế và làm một vị quan thanh liêm chính trực, hết lòng vì dân thay vì tới nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Lựa chọn cái kết này bởi vì sự tồn tại của Tử Văn ở cõi trần thế sẽ khiến cuộc sống của nhân dân được ấm no, bình an, đồng thời người dân, nhất là những người trí thức có thể lấy đó làm tấm gương mà noi theo, cuộc sống sẽ ngày càng có nhiều người như Tử Văn, dám đứng lên bảo vệ lẽ phải và công lý.

Tham khảo thêm: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Cách kết thúc khác của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Tử Văn sau khi từ cõi âm trở về, đem hết tâm sức ngày đêm dùi mài kinh sử. Khoa thi năm sau chàng đỗ đầu, được bổ làm quan. Mới nhận chức Tử Văn đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng không lâu sau chàng đã nổi tiếng khắp nơi về sự nghiêm minh, sáng suốt, chính trực. Nơi chàng nhậm chức kẻ xấu không còn dám lai vãng, bọn tà gian cũng không dám lộng hành, dân lành yên tâm tạo lập cuộc sống, người người ca ngợi là “Bao Công đất Việt”. Khi Tử Văn mất, người dân lập đền thờ ở chân núi Tản Viên, ngày đêm chăm lo hương khói. Ở vùng đó tuyệt nhiên cũng không thấy ma quỷ bén mảng bao giờ.

=> Kết thúc này vẫn đảm bảo được sự liền mạch trong chính thể văn bản vì sự nhất quán trong tính cách nhân vật và trong cốt truyện. Mặt khác chủ đề ca ngợi đề cao những người trí thức chính trực bản lĩnh sẽ có được tính thiết thực của nó khi nhân vật được thể hiện mình trong đời thực chứ không phải là một cõi âm vô hình.

Các em vừa tham khảo 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 luyện tập trang 61 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em đọc hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button