Bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn gián tiếp)
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Cách dẫn gián tiếp, soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp chi tiết và đầy đủ nhất.
Bạn đang xem: Bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn gián tiếp)
Đề bài
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Bạn đang xem: Bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Cách dẫn gián tiếp)
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Xem thêm : Khối C04 gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?
tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).
1. Trong đoạn trích (a), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
2. Trong đoạn trích (b), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
Trả lời bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
a.Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào. Trước phần này có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ là sau từ nó.
b.
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.
Ghi nhớ
Có hai cách dẫn lời hoặc ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép (“…”).
Xem thêm : HES là trường gì? Những điều cần biết về trường HES
– Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm rằng hoặc là để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.
————
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do thcs Hồng Thái tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.
Trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu