Tra Cứu

Bên dưới dạy và trả lời các chu hơi (10 Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: THỬ THÁCH NGỌT NGÀO | SBT Ngữ Văn 10 chân trời

A. ĐỌC

Bên dưới dạy và trả lời các chu hơi (10 Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: THỬ THÁCH NGỌT NGÀO

1. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sú thi?

3. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử – văn hoá, xã hội của sử thi Ô-đi-xê. Dựa vào tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê trong SGK và sự hiểu của bạn về tác phẩm, nếu các sự kiện chính đã diễn ra trước khi có cuộc hội ngộ giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp trong văn bản trên.

4. Theo bạn, văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách nào của nhân vật Ô-đi-xê? Nét tính cách đó có tiêu biểu cho đặc điểm của nhân vật sử thi hay không? Giải thích ý kiến của bạn.

5. Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật Pê-nê-lốp và cho biết: Xét trong tính chỉnh thể của văn bản, hình tượng Pê-nê-lốp có vai trò như thế nào trong việc thể hiện hình tượng người anh hùng Ô-đi-xê?

6. Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật? Có người cho rằng Trong cảnh này, việc tác giả để cho các nhân vật nói nhiều đã làm mò đi vai trò của người kể chuyện. Cho biết ý kiến của bạn về ý kiến này.

7. Thử thách ngọt ngào chỉ là một trong nhiều nhan đề có thể đặt cho phần văn bản trên đây. Theo bạn nhan đề đó có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản không? Nếu được yêu cầu đề xuất một nhan đề khác, bạn đề xuất nhan đề gì? Giải thích lí do,

8. Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Thử thách Ka-rip và Xi-la trich sử thi Ô-đi-về (làm vi ngọt ngào và Gặp Ka-rip và Xi-la trích 

Các yếu tố

Gặp Ka-rípnvaf Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

 

 

Nội dung câu chuyện

 

 

Điểm nhìn

 

 

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

 

 

9. Chọn một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hoặc Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản.

I. ĐỌC

Câu 1.

Các sự kiện chính chịu kể trong văn Yêu cầu: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản.

Câu 2.

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên tiến hành hai bước sau:

Trước hết, bạn cần xem lại khái niệm sử thi và đặc điểm của sử thi qua các yếu tố cơ bản của thể loại này như cốt truyện, nhân vật (anh hùng), người kể chuyện, lòi của người kể chuyện, lời của nhân vật,… trong sử thi.

– Tiếp theo, bạn đối chiếu khái niệm cũng như đặc điểm các yếu tố sử thi với biểu hiện của chúng trong văn bản để đưa ra kết luận.

– Khi trình bày các dấu hiệu nhận biết văn bản sử thi, bạn cần đưa ra bằng chứng tiêu biểu lấy từ văn bản.

Câu 3.

Với yêu cầu 1, bạn cần đọc lại mục từ Bối cảnh lịch sử – văn hoá, xã hội trong mục Tri thức ngữ văn (SGK), sau đó xác định Bối cảnh lịch sử văn hoá, xã hội của sử thi Ô-đi-xê. Bối cảnh của sử thi này có thể xác định trên những nét lớn, chẳng hạn thời cổ đại Hy Lạp, sau cuộc chiến tranh thành To-roa; nhu cầu mở mang vùng đất mới, công cuộc thám hiểm biển cả của người Hy Lạp…

Với yêu cầu 2, bạn cần đọc lại tóm tắt nội dung trong SGK và tìm hiểu thêm về nội dung một số ca khúc, sự kiện được kể trước cuộc hội ngộ của hai nhân vật chính trong văn bản Thử thách ngọt ngào. Các sự kiện chính cần nêu: Hành trình vượt đại dương trở về quê hương đầy gian lao thủ thách nhưng cũng là cơ hội khám phá biển cả và các quốc đảo của Ô-đi-xê cùng đồng đội ở quê nhà Pê-nê-lốp phải tìm đủ cách để đối phó với 108 vị cầu hôn; khi về đến quê nhà, Ô-đi- xe bí mật cùng con trai thực hiện kế hoạch triệt hạ bọn người cầu hôn để đoàn tụ với người vợ thuỷ chung là Pê-nê-lop,…

Câu 4

a.Khi trả lời câu hỏi này bạn cần nhớ lại đặc điểm chung của nhân vật (anh hùng) trong sử thi san a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường

b. Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức hiểm nguy

c. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng Ở các phần trước, hành trình vượt biển trở về và việc triệt hạ 108 vị cầu hôn đã cho thấy rõ các đặc điểm trên. Văn bản Thử thách ngọt ngào kể về cuộc đối thoại trong cảnh đoàn viên giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp cho thấy cuộc hội ngộ như một phần thưởng xứng đáng, niềm hạnh phúc ngọt ngào mà người anh hùng đã đánh đổi 20 năm trai trẻ, gian lao để tạo ra. Tuy nhiên, văn bản vẫn cho thấy qua thử thách không kém phần kịch tính mà vợ chàng bày ra lòng tự tôn, tự trọng, trí tuệ và tầm nhìn xa của người anh hùng (câu chuyện về chiếc giường kì lạ giúp nhận ra sự chung thuỷ của Pê-nê-lốp). Điều đó góp phần tô đậm thêm phẩm chất tính cách của người anh hùng

Câu 5

Với vế thứ nhất của câu hỏi, bạn cần phát biểu cảm nhận riêng của mình, có thể là cảm nhận về lòng chung thuỷ, về trí tuệ (sự cảnh giác trước cạm bẫy), về sự chuyển hoá từ kiên định rắn rói sang mềm mại nữ tỉnh,… của nhân vật.

Với vế thứ hai, bạn cần xuất phát từ mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nhân vật (nhân vật này tôn nổi đặc điểm tính cách của nhân vật kia) trong tác phẩm văn học.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ, cách nói năng, nội dung những câu chuyện của nhân vật để thể hiện tính cách của chính họ, đồng thời tô đậm tính cách của nhân vật kia. Hình tượng của cả hai nhân vật đều được tôn nổi qua gian lao thủ thách trong một đoạn văn sử dụng hình ảnh ví von. Ở đó có hình ảnh Pê-nê-lốp (đừng tưởng sống trên mảnh đất quê nhà, nàng không phải vật lộn với sóng gió gian lao), nhưng đó cũng là hình ảnh của Ô-đi-xê trong sự đối sánh với Pê-nê lốp.

Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-đê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi.

Câu 6.

Đây là câu hỏi mỏ. Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách trong văn bản trên có thể giúp bạn hiểu thêm điều gì đó theo cách riêng của mình về tính cách của mỗi nhân vật.

Với vế thứ nhất, bạn có thể lập một bảng so sánh để trình bày ý kiến đồng thời về hai nhân vật, ý kiến của bạn nên gắn với chi tiết, bằng chứng lấy từ văn bản. Chẳng hạn:

Nhân vật

Điều tôi hiểu thêm về nhân vật

Qua chi tiết nổi bật

Ô-đi-xê

Coi trọng sự thuye chung, kiên định, có tầm nhìn xa

Lời đối đáp tự tôn, tự trọng

Câu chuyện về chiếc gương kì lạ

Pê-nê-lốp

Lòng thuỷ chung, kiên định trước sóng gió cuộc đời; sự tỉnh táo, khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh; khao khát. Yêu thương đầy nữ tính

Đưa người đàn ông vào tình huống phải chấp nhận thử thách và tự bộc lộ mình là ai; thể hiện sự tôn trọng Ô-đi-xê

Với vế thứ hai có hai ý cần nêu rõ:

– Một mặt cẩn thấy rằng: Đúng là ở đây, người kể chuyện đã phải “lui lại phía sau” để nhân vật tự thể hiện qua lời nói, hành vi của họ. Nhưng có phải rằng đó là một sự non tay? Trái lại, đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

– Mặt khác, cũng cần thấy: Không hẳn vai trò của người kể chuyện bị làm mờ đi, mà nó vẫn đang giữ vai trò: kể lại lời nói của nhân vật; xưng hô trân trọng trìu mến; khi cần đưa ra những miêu tả so sánh bất ngờ, đặc sắc, thú vị. Ví dụ: lời kể khiến người dọc giật mình nhận ra sóng gió cuộc đời 20 năm (hiểu theo nghĩa ẩn dụ) đã uy hiếp Pê-nê-lốp không kém sóng gió mà thiên nhiên và thần linh gây nên cho Ô-đi-xê (theo nghĩa đen) trên biển cả.

Câu 7

Bạn cần xác định các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện (lời kể), lời của nhân vật (lời thoại) và tương quan (về dung lượng) giữa hai thành phần lời văn này trong các văn bản Gặp Ka-rip và Xi-la, Thử thách ngọt ngào . Do vậy trước hết, bạn cần nắm vững các khái niệm thuộc tri thức đọc hiểu nếu trên.

Câu 8

Các yếu tố

Gặp Ka- ríp và Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

Ngừoi kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Nội dung câu chuyện

Kể về hành trình nguy hiểm của bản thân avf đồng đội

Kể về cuộc đối thoại của hai nhân vật chính sau 20 năm xa cách

Điểm nhìn

Điểm nhìn của nhân vật chính trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất

Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển qua từng nhân vật

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

Lời của người kể chuyện cũng là lời của nhân vật Ô-đi-xê, lời thoại của các nhân vật khác

Lời của nhân vật chiếm ưu thế nhưng lời của người kể chuyện cũng rất quan trọng.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button