Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu
- Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng
- Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hay nhất
- Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nảy nở và củng cố mối quan hệ bạn bè
- Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Webex Meeting trên di động
- Đề đọc hiểu Chiều xuân của Anh Thơ hay nhất
Câu hỏi: Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ 2 trong bài Từ ấy – Tố Hữu.
Bạn đang xem: Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu
Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người.
Trả lời
Bạn đang xem: Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu
Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Từ ấy
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
– Động từ “buộc”, “trang trải”: những hành động có tính tự nguyện .
“Buộc” ở đây không hề có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà là tự rằng buộc, gắn bó tự giác, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam
Xem thêm : FT là gì? Ý nghĩa của FT trong đời sống xã hội
“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu.
– “Lòng tôi “, ”tình “, ”hồn tôi”gắn liền với “mọi người “, “trăm nơi”, “bao hồn khổ” -> sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .
“Để tình trang trải với trăm nơi”
– Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, “trang trải”-”trăm nơi” biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
– ”Bao hồn khổ”: tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, “để” gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với “đại gia đình” đang trong cảnh lầm than.
-”Khối đời”: hình ảnh ẩn dụ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.
=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.
Dựa vào phần phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 2 bài Từ ấy thì các em phần nào định hướng được cách phân tích khổ thơ này. Cùng tham khảo một số bài văn mẫu phân tích khổ 2 bài từ ấy để hiểu rõ hơn em nhé!
Xem thêm : 99+ Hình ảnh nhậu một mình buồn nhất
Đừng quên xem kĩ phần văn mẫu lớp 11 đề cùng nghiên cứu các chủ đề liên quan về các tác phẩm văn học em đang học nhé!
Nêu biện pháp tu từ trong khổ 2 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2 của Từ ấy
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu