Tra Cứu

Dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa và bài tập

Dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa và bài tập

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là một trong những kiến thức khá quan trọng của chương trình hóa học, đặc biệt là hóa học lớp 9. Nắm được kiến thức này giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng viết phương trình phản ứng cũng như các tính chất của một số kim loại quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây nhé.


Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

Như các em đã biết, kim loại chiếm một phần khá lớn trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Và ngay trong chương trình học, chúng ta cũng gặp khá là nhiều nguyên tố kim loại. Tuy nhiên, các kim loại này không hẵn là khác nhau hoàn toàn mà chúng chia thành từng nhóm như: kim loại mạnh nhất, kim loại mạnh, kim loại trung bình, kim loại yếu. Dãy hoạt động hóa học của kim loại gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc mức độ hoạt động của kim loại:

dãy hoạt động hóa học của kim loại

Hình trên là bảng đầy đủ chuẩn quốc tế. Tuy nhiên trong chương trình học ta chỉ cần ghi nhớ bảng rút gọn dưới đây:

Dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Au


Ý nghĩa

Như đã giới thiệu ở phần định nghĩa, dãy hoạt động hóa học của kim loại sắp xếp theo mức độ hoạt động (khả năng phản ứng hóa học với chất khác). Và các phản ứng đều được xây dựng từ thực nghiệm. Từ đó ta suy ra được 4 ý nghĩa chủ đạo như sau:


Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ Li tới Au. Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng (như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao) hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb…v..v


Kim loại tác dụng với nước

Một số kim loại hoạt động mạnh tác dụng với nước để tạo bazo tương ứng và giải phóng chất khí là Hidro. Đây là tính chất khá quen thuộc của các kim loại đứng đầu trong dãy – những kim loại mạnh nhất.

Phương trình hóa học:

Công thức tổng quát kim loại tác dụng với nước theo hóa trị

Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:

  • Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học
  • Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng

Ví dụ: Fe +2HCl ——> Fe(Cl)2 +H2


Kim loại tác dụng với muối

Một ý nghĩa khá quan trọng nữa được suy ra từ dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là kim loại tác dụng với muối. Phản ứng xảy ra phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất (xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học)
  • Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau ( tức là: Mg, Al, Zn… )

Ví dụ: Phản ứng giữa Mangan với muối của sắt: Mg + FeCl2 —-> MgCl2 +Fe


Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại

Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại không khó lắm. Lời khuyên đó là nên vận dụng thơ văn vào các công thức thật ra lại là một cách học tuyệt vời. Về phương pháp học dãy kim loại trên thì bài thơ sau được bình chọn là dễ nhớ dễ học nhất, các em cùng tham khảo:

Khi nào ba cần may áo giáp sắt nhớ sáng hỏi cửa hàng á phi âu

( K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Au )


Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dưới đây là một số bài tập liên quan đến dãy hoạt động hóa học kim loại.

Câu 1: Dãy hoạt động hóa học nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của dãy hoạt động hóa học:

a) Mg, Al, Ni, Sn, Au

b) K, Ba, Na, Au, Fe

c) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn

d) Mg, K, Cu, Al, Fe

Lời giải: Ta cứ nhẩm câu thần chú rồi chọn đáp án đúng nhé. Và đáp án của bài tập này là:

a) Mg, Al, Ni, Sn, Au

Câu 2: Bạn An thực hiện các thí nghiệm sau, hỏi thí nghiệm nào phương trình tạo khí bay lên

a) Cho mẫu Natri vào nước

b) Nhúng thanh nhôm vào bể nước lớn

c) Cho bột nhôm vào nước

d) Cho dung dịch kiềm của Natri vào nước

Lời giải: Bài tập trên nhằm giải đáp một số ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Đó là chỉ các kim loại mạnh mới tác dụng với nước ở điều kiện thường. Do đó đáp án đúng của câu này là:

a) Cho mẫu natri vào nước.

Giải thích thêm: Phương trình hóa học:

Câu 3: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư , người ta thu được 4,48 lít khí (đktc)

a.Viết phương trình phản ứng hóa học

b.Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng

Lời giải:

Ở các dạng bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit thì việc áp dụng dãy hoạt động hóa học vào là rất cần thiết. Ở bài tập này, vì đứng sau H trong dãy hoạt động nên Cu không phản ứng được với Axit, còn Zn lại phản ứng.

Phương trình hóa học:

Zn           +      H2SO4 ——> ZnSO4 +H2 (khí)

0.2 mol                                      <——— 0.2 mol

Khối lượng của kẽm là: mZn = 0.2×65 = 13 gam

Khối lượng của đồng là: mCu = 21 – 13 = 8gam

Sau bài viết này chắc hẵn các em đã hiểu hơn về dãy hoạt động hóa học của kim loại cũng như ý nghĩa mà nó mang lại. Đây là một trong những kiến thức nền tảng và quan trọng khi học hóa. Do đó các em cần nắm vững để giải quyết các bài tập trắc nghiệm lý thuyết cũng như tự luận thiên về tính toán. Chúc các em học tốt

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button