Tra Cứu

Đọc lại mục Yêu cầu đối với kiểu bài trong SGK Ngữ văn 10 (bộ Chân trời sáng tạo, bài 1, tr.23) và trình bày hai yêu cầu đối với kiểu bài Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (G | SBT Ngữ Văn 10 chân trời

III. VIẾT

1. Đọc lại mục Yêu cầu đối với kiểu bài trong SGK Ngữ văn 10 (bộ Chân trời sáng tạo, bài 1, tr.23) và trình bày hai yêu cầu đối với kiểu bài Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (Gọi ý yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận).

2. Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một trong những truyện kể sau:

Thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Truyện cười Đến chết vẫn hà tiện

Truyện cổ tích Sọ Dừa Bạn hãy

a. Xác định tác phẩm truyện mà bạn dự định phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật; mục đích viết và người sẽ đọc bài viết của bạn.

b. Hãy tìm ý cho bài văn nghị luận bằng cách điền vào bảng sau:

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Chủ đề của truyện kể là gì?

 

2. Chủ đề này có gì đặc sắc, mới mẻ?

 

3. Có những tác phẩm truyện nào khác gần gũi với chủ đề này? Điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng là gì?

 

4. Tác phẩm thuộc thể loại nào? Thể loại ấy có những gì đáng lưu ý? (cốt truyện, nhân vật, lời kể,…)

 

5. Tác phẩm này có gì đặc sắc về hình thức nghệ thuật? (cốt truyện, nhân vật, tình huống, lời kể, điểm nhìn,…)

 

6. Những đặc sắc về hình thức đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm như thế nào?

 

7. Bài viết cần có mấy luận điểm? Các luận điểm đó là gì?

 

8. Đối với mỗi luận điểm, cần có những lí lẽ và bằng chứng nào

để làm rõ?

 

c. Lập dàn ý cho thân bài bằng cách thực hiện các công việc sau:

– Triển khai lí lẽ và bằng chứng cho từng luận điểm.

– Sắp xếp các điểm theo trình tự phù hợp bằng cách chọn một trong những cách sau:

+ Cách 1: hình thức nghệ thuật trước, chủ để sau;

+ Cách 2: chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau;

+ Cách 3: kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật trong từng luận điểm.

d. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài, tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết;

đ. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết;

e. Sử dụng bảng kiểm (bài 1, tr.31) để chỉnh sửa bài viết; tự đánh giá những gì mình đã làm tốt và những gì cần điều chỉnh để bài viết hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn.

1.

Yêu cầu về nội dung nghị luận

Yêu cầu về kĩ năng nghị luận

– Xác định chủ đề và phân tích, | đánh giá các khía cạnh trong chủ đề.

– Phân tích, đánh giá được một | số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như cốt truyện, tình huống, | sự kiện, nhân vật, lời của người kể | chuyện và lời của nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn…. và tác dụng của chúng trong việc thể | hiện chủ đề của truyện kể.

Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy | nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.

– Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.

– Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp | người đọc nhận ra mạch lập luận (ví dụ: bên cạnh đó, mặt khác, hơn nữa, quan trọng hơn cả, thứ nhất, thứ hai, thứ ba,…).

– Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.

dạy (0)

+ Mở bài: Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,..). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật: (1) ý nghĩa, giá trị của chủ đề, các khía cạnh đáng lưu ý trong chủ đề; | (2) những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

+ Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

 2. Gợi ý: Trước tiên bạn cần xem lại:

(1) Tri thức về kiểu bài Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật;

(2) Cách thức thực hiện từng bước trong quy trình viết (Chuẩn bị trước khi viết; Tìm ý và lập dàn ý; Viết bài; Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm) để việc viết bài được thuận lợi hơn tuy là

– Tiếp đến, bạn cần đọc kĩ đề bài và chọn một trong bốn tác phẩm. Nên chọn tác phẩm mà mình yêu thích và có điều kiện phù hợp, thuận lợi nhất để thực hiện.

– Sau đó, bạn lần lượt thực hiện sáu yêu cầu của đề bài. Hãy xem mỗi yêu cầu là một bài tập nhó, và bạn cần tạo được sản phẩm (viết ra giấy) cho từng bài tập nhỏ này (kể cả khấu xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới).

Sản phẩm quan trọng để thực hiện các khâu tiếp theo (viết bài: câu d, đ; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm câu e) là những ý tìm được và dàn ý của bài viết (câu b, c). Do vậy, bạn cần đầu tư nhiều cho sản phẩm này. Ví dụ, nếu bạn chọn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Sọ Dừa thì có thể tham khảo những gợi ý sau:

c.

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Chủ đề của truyện kể là gì?

Qua văn bản này, tác giả dân gian muốn trình bày ước mơ về một xã hội công bằng, không phân biệt giàu nghèo; kẻ xấu bị trừng trị, người tốt được hưởng hạnh phúc.

2. Chủ đề này có gì đặc sắc, mới mẻ? 

HS tự làm

3. Có những tác phẩm truyện nào khác làm gần gũi với chủ đề này? Điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng là gì?

HS tự làm

4. Tác phẩm thuộc thể loại nào? Thể loại ấy có những gì đáng lưu ý?

(cốt truyện, nhân vật, lời kể…)

Tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích. Khi đọc cổ tích cần lưu ý cốt truyện, nhân vật, yếu tố kì ảo, đề tài, chủ đề, lời người kể chuyện và lời nhân vật

5. Tác phẩm này có gì đạc sắc hình thức nghệ thuật? (cốt truyện, nhân vật, tình huống, lời kể, điểm nhìn…)

Cốt truyện có yếu tố hoang đường, kết thúc có hậu, được kể

— Nhân vật: Sọ Dừa mang lốt vật xấu xí nhưng thông minh,

tài giỏi.

– Chi tiết kì ảo: Người mẹ uống nước từ sọ dừa chứa nước mưa và mang thai; sinh ra một đứa bé tròn như quả dừa, không có | tay, chân; cởi bỏ lốt vật trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú . . .

Những đặc sắc về hình thức đã góp phần làm rõ chủ đề và gia | tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

6. Những đặc sắc về hình thức đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm như thế nào?

–       Những đặc sắc về hình thức đã góp phần làm rõ chủ đề vàgia tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm

7. Bài viết cần có mấy luận điểm?Các luận điểm đó là gì? Cần sắp xếp chúng theo tình tự như thế nào?

Bài viết cần có hai luận điểm:

–       Luận điểm thứ nhất: giá trị của chủ đề: ước mơ về một xã hội, công bằng, người tốt được hướng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị

Luận điểm thứ hai: Những nét đặc sắc về nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật Sọ Dừa, chi tiết kì ảo)

8. Đối với mỗi luận điểm, cần có những lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ

Lược dẫn từ truyện kể một số hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

 d. 

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Luận điểm thứ nhất: Chủ đề và giá trị của chủ đề

–       Chủ đề: Ước mơ về một xã hội công bằng, người tốt được hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng trị

–       Giá trị của chủ đề: Đây là chủ đề quen thuộc về thể loại truyện cổ tích nhưng được thể hiện thông qua cốt truyện và nhân vật đặc sắc với nhiều yếu tố hoang đường, kĩ ảo

HS tự làm

Luận đuểm thứ hai; Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật

–       Cốt truyện độc đáo

–       Nhân vật đặc sắc

–       Chi tiết kì ảo phong phú, đặc sắc

–       Truyện kể về ngườimang lốt vật nhưng tài trí, thông minh

–       có nhiều chi tiết hoang dường, kì ảo

–       kiều nhân vật nugowif mang lốt vật (xuất than khác lạ, ngoại hình xấu xí, trải qua nhiều thử thách để cởi bỏ lốt vật, đạt được hạnh phúc)

–       Được tập trung miêu tả thông qua hành động, phẩm chất chủ yếu được bộc lộ thông qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm.

–       Hỗ trợ cho nhân vật Sọ Dừa bộc lộ bản chất tốt đẹp ẩn trong vẻ xấy xí bên ngoài.

–       Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người hiểu lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

–       Là một trong những đặc điểm của cốt truyện cổ tích, giúp cho truyện trở lên hấp dẫn, hứng thú cới người đọc

Hs tự làm

 

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button