Tra Cứu

Đọc văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam | SBT Ngữ Văn 10 chân trời

A. ĐỌC

Đọc văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam

(Bài 4) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Xác định đề tài của văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

2. Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

3. Nhan đề, sa-pô, để mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản?

B. Bài tập mở rộng

Đọc văn bản Bảo tồn nghệ thuật múa rối và vấn đề xã hội hoá hoạt động văn hoá nghệ thuật và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:

1. Tóm tắt các ý chính và vẽ sơ đồ về các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết của bài báo.

2. Nhận xét về tác dụng hỗ trợ của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, …) đối với thông tin được đề cập trong mỗi đề mục.

3. Trong bài báo, có bao nhiêu người được phỏng vấn? Theo bạn, tại sao tác giả lại chọn phỏng vấn những người này? Họ có liên hệ như thế nào với vấn đề chính bài báo nêu ra?

4. Ngoài lí do bài báo nêu ra (“Hon một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 30 và thường ưa chuộng các hình thức giải trí kĩ thuật số hon”), có thể có lí do nào khác giải thích cho tình trạng “thờ ơ” của người Việt Nam hiện tại đối với nghệ thuật truyền thống hay không?

5. Chỉ ra một số câu, đoạn cho thấy văn bản có sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, và nêu tác dụng của chúng

6. Tại sao rối nước lại hấp dẫn đối với khách nước ngoài? Họ tìm thấy điều gì ở bộ môn nghệ thuật này?

7. Dưới đây là một cảnh trong vở opera Chim hoạ mi của đạo diễn Robert Lepage (Canada) mà tác giả bài báo đã đề cập. Đạo diễn Lepage đã nói rằng vỏ diễn này được gọi cảm hứng chính từ nghệ thuật rối nước truyền thống của Việt Nam.

\

8. Ngoài cách thức “làm hồi sinh” nghệ thuật truyền thống như cách của đạo diễn Lepage, có thể có những cách thức nào khác hay không? Thủ nêu một vài ví dụ hoặc ý tưởng của bạn.

A. ĐỌC

Câu 1

Câu hỏi có ba yêu cầu cụ thể:

1. Xác định đề tài của văn bản

2. Nhận biết yếu tố (miêu tả, tự sự, biểu cảm)3. Chỉ ra mục đích của việc sử dụng kết hợp các yếu tố đó. – Việc xác định đề tài của văn bản có thể khác nhau ở cách diễn đạt. Ví dụ, tên đề tài được xác định như sau đều được: Giá trị văn hoá của tranh Đông Hồ, Về tranh Đông Hồ, Về nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam,…

– Trong văn bản có khá nhiều đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả, hoặc miêu tả kết hợp với biểu cảm. Bạn cần hiểu rõ thế nào là yếu tố miêu tả, biểu cảm,… trước khi thực hiện khảo sát văn bản và đưa ra câu trả lời.

– Để khẳng định mục đích, tác dụng của việc lồng ghép, bạn chỉ cần phân tích một hai đoạn thật tiêu biểu để minh hoạ. Chẳng hạn, đoạn từ câu “Khi in, người làm tranh […]” đến câu “Tranh bao nhiêu màu, in bấy nhiêu lần”. Về cách thức suy luận, bạn nên đặt câu hỏi và tự trả lời. Ví dụ: Với đoạn văn sau, nếu người viết không thuật lại trình tự thao tác, không miêu tả thì người đọc có hình dung rõ được quá trình in tranh không?

Câu 2

Thông tin trong mục 1, 2 và 3 (1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh; 2. Sắc màu binh dị, ấm áp; 3. Chế tác khéo léo, công phu) bổ sung cho nhau, mỗi mục cho thấy một nét “tinh hoa”, cả ba mục góp phần làm rõ giá trị văn hoá của tranh Đông Hồ.

Câu 3

Về tác dụng của nhan đề, sa-pô: bạn cần bắt đầu từ việc khẳng định tác dụng của nhan đề/sa-pô trong một văn bản thông tin nói chung, sau đó liên hệ đến nhan đề/sa-pô cụ thể của văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam. Theo đó, việc phân tích vai trò, tác dụng của nhan đề/sa-pô có thể xoay quanh các ý:– Thể hiện được thông tin khái quát của văn bản

B. Bài tập mở rộng

Câu 1

– Các ý chính của bài báo:

+ Nhà hát rối nước nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ và công chúng

+ Sức hấp dẫn đối với nước ngoài

+ Giải pháp xã hội hoá

→Thông tin cơ bản của bài viết được khái quát trong nhan đề: Bảo tồn

nghệ thuật múa rối và vấn đề xã hội hoá hoạt động văn hoá nghệ thuật. Ba thông tin chi tiết tương ứng với ba đề mục nêu trên.

– Về cách vẽ sơ đổ. Bạn có thể sử dụng dạng sơ đồ nhánh để biểu thị

mối quan hệ giữa thông tin cơ bản (chủ đề/ nhan đề) với các thông tin chi tiết (các để mục) và giữa các thông tin chi tiết với nhau.

Câu 2.

Bạn nên thực hiện bài tập này theo các bước sau:

– Liệt kê các đề mục;

– Xác định loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng trong các đề mục;

– Xem xét vai trò, tác dụng hỗ trợ của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đó đối với thông tin được đề cập trong mỗi đề mục.

Câu 3

– Lập bảng liệt kê

– Từ bảng liệt kê trên bạn lần lượt đưa ra các lời đáp cho câu hỏi.

Câu 4

Lí do khiến người Việt Nam, nhất là người trẻ hiện nay, thờ ơ đối với nghệ thuật truyền thống, trong đó có rối nước, không chỉ vì các loại hình giải trí kĩ thuật số. Có thể nói đến nhiều nguyên nhân khác

– Người hoạt động nghệ thuật truyền thống còn thiếu tính năng động chưa chú ý làm mới nghệ thuật để hội nhập

– Những khó khăn trong đời sống của nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống

– Chính sách phát triển nghệ thuật truyền thống chưa phù hợp (xã hội hoá chưa đồng bộ hiệu quả, đào tạo nghệ nhân, nghệ sĩ, tuyển mộ tập họp công chúng khán giả,… còn nhiều bất cập).

Câu 5

Bạn xác định các câu, đoạn có yếu tố miêu tả, trích dẫn và nêu tác dụng Có thể dùng mẫu bảng tổng hợp dưới đây:

Câu 6

Khách nước ngoài thích rối nước có thể bởi nhiều lí do khác nhau. Có thể nói đến các lí do như:

– Tính độc đáo, giá trị sáng tạo, thẩm mĩ,… không thể phủ nhận của nghệ thuật rối nước

– Sự kết tinh của văn hoá lúa nước Việt Nam trong nghệ thuật rối nước; – Giá trị giải trí đối với khách du lịch.

Câu 7

Quan sát kĩ cảnh trong bức ảnh, bạn có thể nhận thấy và chỉ ra khá nhiều chi tiết lớn nhỏ. Chẳng hạn

– Sân khấu gồm không gian hồ nước thơ mộng, khoáng đãng, mở ra phía trước sân khấu, phía ngăn cách khán giả với sân khấu, diễn viên;

– Đạo cụ, vật thể boi dưới hồ nước (con thuyền);

– Hình ảnh nghệ sĩ, diễn viên ngâm mình dưới nước trong khi biểu diễn;

– Dàn nhân vật búp bê rối ở phần cạn của sân khấu

Câu 8

Bạn có thể nêu và phát triển một số ý tưởng giúp hồi sinh nghệ thuật truyền thống Việt Nam từ nhiều phương diện, góc nhìn.

Chẳng hạn:

– Tạo công chúng đương đại cho nghệ thuật truyền thống, bắt đầu từ công chúng học đường

– Đào tạo thế hệ diễn viên dung hoà kết hợp được các truyền thống cốt lõi với tính hiện đại;

– Tôn vinh người làm nghệ thuật truyền thống một cách thiết thực.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button