Tra Cứu

Giải bài 36, 37, 38 trang 61, 62 SGK Toán 9 Tập 1

Giải bài tập trang 61, 62 bài ôn tập chương II SGK Toán 9 Tập 1. Câu 36: Cho hai hàm số bậc nhất…

Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 Tập 1

Cho hai hàm số bậc nhất \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 – 2k} \right)x + 1\).

a) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song với nhau?

Bạn đang xem: Giải bài 36, 37, 38 trang 61, 62 SGK Toán 9 Tập 1

b) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau?

c) Hai đường thẳng nói trên có thể trùng nhau được không? Vì sao?

Giải:

Hàm số \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) có các hệ số \(a = k + 1,\,\,b = 3\)

Hàm số \(y = \left( {3 – 2k} \right)x + 1\) có các hệ số \(a’ = 3 – 2k,\,\,\,b’ = 1\)

a) Hai đường thẳng \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 – 2k} \right)x + 1\) song song với nhau khi:

\(\left\{ \matrix{
k + 1 \ne 0 \hfill \cr 
3 – 2k \ne 0 \hfill \cr 
k + 1 = 3 – 2k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
k \ne – 1 \hfill \cr 
k \ne {3 \over 2} \hfill \cr 
k = {2 \over 3} \hfill \cr} \right.\)

\( \Rightarrow k = {2 \over 3}\) (thỏa mãn điều kiện )

b) Hai đường thẳng \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 – 2k} \right)x + 1\) cắt nhau khi:

\(\left\{ \matrix{
k + 1 \ne 0 \hfill \cr 
3 – 2k \ne 0 \hfill \cr 
k + 1 \ne 3 – 2k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
k \ne – 1 \hfill \cr 
k \ne {3 \over 2} \hfill \cr 
k \ne {2 \over 3} \hfill \cr} \right.\) 

c) Hai đường thẳng trên không trùng nhau vì chúng có tung độ gốc khác nhau (3 ≠ 1) 

 


Bài 37 trang 61 SGK Toán 9 Tập 1

a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

y = 0,5x + 2 (1);                                    y = 5 – 2x (2)

b) Gọi giao điểm của các đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 5 – 2x với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C.

Tìm tọa độ của các điểm A, B, C

c) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC và BC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimet) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

d) Tính các góc tạo bởi các đường thẳng có phương trình (1) và (2) với trục Ox (làm tròn đến phút).

Hướng dẫn làm bài:

a) Đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 là đường thẳng đi qua các điểm (0; 2) và (-4; 0)

Đồ thị hàm số y = 5 – 2x là đường thẳng đi qua các điểm (0; 5) và (2,5; 0)

b) Ta có A(-4; 0), B(2,5; 0)

Tìm tọa độ điểm C, ta có:

0,5x + 2 = 5 – 2x ⇔ 2,5x = 3

                               ⇔ x = 1,2

Do đó y = 0,5 . 1,2 + 2 = 2,6. Vậy C (1,2; 2,6)

c) Gọi D là hình chiếu của C trên Ox ta có:

CD = 2,6; AB = AO + OB = 4 + 2,5 = 6,5 (cm)

∆ACD vuông tại D nên AC2 = CD2 + DA2

\( \Rightarrow AC = \sqrt {2,{6^2} + 5,{2^2}}  = \sqrt {33,8}  \approx 5,81(cm)\)

 Tương tự : \(BC = \sqrt {B{{\rm{D}}^2} + C{{\rm{D}}^2}}  = \sqrt {1,{3^2} + 2,{6^2}}  = \sqrt {8,45}  \approx 2,91(cm)\)

d) Ta có ∆ACD vuông tại D nên \(tg\widehat {CA{\rm{D}}} = {{C{\rm{D}}} \over {A{\rm{D}}}} = {{2,6} \over {5,2}} = {1 \over 2}\)

 \(\Rightarrow \widehat {CA{\rm{D}}} \approx {26^0}34’\). Góc tạo bởi đường thẳng \(y = {1 \over 2}x + 2\) và trục Ox là 26034’

Ta có ∆CBD vuông tại D nên \(tg\widehat {CB{\rm{D}}} = {{C{\rm{D}}} \over {B{\rm{D}}}} = {{2,6} \over {1,3}} = 2 \Rightarrow \widehat {CB{\rm{D}}} \approx {63^0}26’\) 

Góc tạo bởi đường thẳng y = 5 – 2x và trục Ox là 1800 – 63026’ ≈ 116034’

 


Bài 38 trang 62 SGK Toán 9 Tập 1

a) Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

y = 2x (1);

y = 0,5x (2);

y = -x + 6 (3)

b) Gọi các giao điểm của đường thẳng có phương trình (3) với hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) theo thứ tự là A và B. Tìm tọa độ của hai điểm A và B.

c) Tính các góc của tam giác OAB.

Hướng dẫn câu c)

Tính OA, OB rồi chứng tỏ tam giác OAB là tam giác cân.

Tính \(\widehat {AOB} = \widehat {AOx} – \widehat {BOx}\) 

Hướng dẫn làm bài:

a) Đồ thị xem hình bên

b) Tìm tọa độ điểm A.

-x + 6 = 2x ⇔ 6 = 2x + x ⇔ x = 3

x = 2 thì y = -2 + 6 = 4 nên A(2; 4)

Tìm tọa độ điểm B.

-x + 6 = 0,5x ⇔ 6 = 0,5x + x ⇔ x = 4

Với x = 4 thì y = -4 + 6 = 2 nên B(4;2)

c)  

\(\eqalign{
& O{A^2} = {2^2} + {4^2} = 20 \Rightarrow OA = \sqrt {20} \cr
& O{B^2} = {4^2} + {2^2} = 20 \Rightarrow OB = \sqrt {20} \cr
& OA = OB\left( { = \sqrt {20} } \right) \cr} \)

⇒ ∆OAB cân tại O

Ta có \(tg\widehat {BOx} = {2 \over 4} = {1 \over 2} \Rightarrow \widehat {BOx} \approx {26^0}34’\)

và  \(tg\widehat {AOx} = {4 \over 2} = 2 \Rightarrow \widehat {AOx} \approx {63^0}26’\)

Do đó \(\widehat {AOB} = \widehat {AOx} – \widehat {BOx} = {36^0}52’\)

Nên \(\widehat {OAB} = \widehat {OBA} \approx {{{{180}^0} – {{36}^0}52′} \over 2} = {71^0}34’\)

Trường thcs Hồng Thái

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giải bài tập

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button