Tra Cứu

Giải SBT bài 6: Thạch quyển, nội lực | SBT Địa lí 10

Câu 1: Khoanh tròn chữ cái với ý đúng.

1. Nội lực là lực phát sinh từ

A. bên trong Trái Đất

B. nhân của Trái Đất

C. bên ngoài Trái Đất

D. bức xạ của Mặt Trời

Trả lời: A

2. Nguồn năng lực sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng

A. từ đại dương

B. trong lòng Trái Đất

C. của bức xạ mặt trời

D. từ các vụ thử hạt nhân

Trả lời: B

3. Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do

A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo

B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa lục địa và đại dương

C. chúng xuất hiện ở ranh giới các đại dương

D. sự phân bố xen kẽ của lục địa và đại dương.

Trả lời: A

4. Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực?

A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy

B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển

C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển

D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn.

Trả lời: A

5. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là

A. tạo ra núi lửa, động đất

B. tạo ra các hẻm vực, thung lũng

C. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp

D. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái

Trả lời: C

6. Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa do nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ – Ô-xtray-li-a.

B. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.

C. Mảng Âu-Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-líp-pin

D. Mảng Âu-Á, mảng Phi, mảng Phi-líp-pin

Trả lời: C

Câu 2: Dựa vào mục I, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:

Trả lời: 

 

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Giống nhau

Đều gồm đại dương và các tầng: trầm tích, tầng granit, tầng ba dan

Khác nhau

Không gồm phần trên của lớp manti

Gồm cả phần trên của lớp manti

Câu 3: Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

 

Nội lực

Khái niệm

Là lực phát sinh từ bên trong Trái đất

Nguyên nhân

Do sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất.

Câu 4: Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B,C sao cho phù hợp về nội dung vận động theo phương thẳng đứng.

Trả lời: 

 Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B,C sao cho phù hợp về nội dung vận động theo phương thẳng đứng. (ảnh 2)

Câu 5: Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Trả lời: 

Media VietJack

 

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button