Tra Cứu

Giáo án bài Đàn ghi ta của Lor-ca

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

* GV đặt câu hỏi:

 

? Nêu những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo?

 

? Nêu những đặc điểm thơ Thanh Thảo?

 

 

? Nêu xuất xứ của bài thơ và những hiểu biết về Lorca?

* HS trả lời cá nhân

Tác giả Thanh Thảo (1946):Hồ Thành Công (Quảng Ngãi)- một trong những nhà thơ nổi tiếng thời chống Mĩ với các tập trường ca và tập thơ có những khám phá đổi mới trong tư duy thơ và hình thức thể loại.

+ HS đọc kĩ và tự tóm tắt mục Tiểu dẫn trong SGK, tr.162 – 163.

Tập thơ Khối vuông ru bích (1985) với bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca.

+ HS đọc chú thích (1), (2), SGK tr.162 để hiểu về cây đàn ghi-ta; con người và sự nghiệp của nhà thơ – nhạc sĩ Tây Ban Nha.

 

+ GV nhấn mạnh và giải thích câu thơ đề từ – lời của chính Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. với những ý nghĩa khác nhau.

 

I- Tìm hiểu chung:

1- Tác giả:

– Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ.

– Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.

2- Tác phẩm:

– In trong tập “Khối vuông ru bích”- 1985, là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.

– Đàn ghi ta (Tây Ban Cầm) có 6 dây, một nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha.

– Lor-ca (1898 – 1936): nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật mãnh liệt, bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.

* Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản

+ Chú ý giọng điệu phóng khoáng, khi cô đơn, khi đau đớn, khi tha thiết, câu thơ mô phỏng tiếng hát, tiếng đàn: li-la-li-la-li-la cần đọc nhanh, âm thanh ríu rít.

+ GV cùng HS đọc toàn văn bài thơ. Nhận xét cách đọc và kết quả đọc.

* Thao tác 2:  Tìm hiểu Hình tượng Lor-ca qua cảm nhận của nhà thơ

+ GV hỏi:

Hình ảnh Lor-ca nhà thơ – nhạc sĩ – nghê sĩ Tây Ban Nha hiên lên như thế nào trong tưởng tượng của Thanh Thảo?

Tiếng đàn ghi-ta li-la-li-la và được ví như bọt nước, hình ảnh áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn… gợi cho em những liên tưởng gì?

+ HS suy nghĩ, liên tưởng, trả lời.

+ HS đọc diễn cảm 6 câu đầu.

* HS trả lời cá nhân

– Hình ảnh so sánh ẩn dụ mới mẻ: tiếng đàn bọt nước thể hiên sự tinh tế mong manh của tiếng đàn mới mẻ, của ước vọng đổi mới nền âm nhạc Tây Ban Nha của nhà nghê sĩ thiên tài.

– Hình ảnh áo choàng đỏ gắt mang ý nghĩa khái quát biểu tượng một trong những đặc điểm văn hoá đặc trưng của đất nước này: những lễ hội, phong tục đấu bò tót trong những đấu trường đẫm máu với những dũng sĩ, đấu sĩ anh hùng khoác tấm choàng đỏ thắm để dụ và kích thích con bò.

– Câu thơ mô phỏng tiếng đàn ghi-ta vang lên như điệp khúc rộn ràng mà du dương. Trên cái nền âm thanh đặc biêt quyến rũ ấy là hình ảnh người nghê sĩ một mình một ngựa đi về những miền cô đơn. Trong cơn say chếnh choáng của khát vọng đổi mới, nhà thơ đã có những sáng tạo vượt thoát ra khỏi nền nghê thuật già nua đương thời.

 

+ GV hỏi:

-Cái chết của người anh hùng đấu tranh cho tự do trong cảm nhận và suy tư của nhà thơ Việt nửa thế kỉ sau được diễn tả như thế nào?

-Những hình ảnh nào được nhắc lại và phát triển thêm? Dụng ý nghê thuật của tác giả?

-Em hình dung những hình ảnh ẩn dụ tả tiếng đàn: tiếng đàn nâu, tiếng đàn xanh, tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan…như thế nào?

 

* HS trả lời cá nhân

+ HS đọc 12 câu tiếp.

-Cái chết của nhạc sĩ thật đột ngột, đau đớn. Chàng bị nhà cầm quyền giết hại. Hình ảnh chiếc áo choàng bê bết đỏ gợi liên hệ đến những cuộc đấu bò đẫm máu mà đôi khi những đấu sĩ anh hùng cũng bị thương hoặc thiệt mạng dưới cặp sừng của con súc sinh.

-Hình ảnh Lor-ca đi ra bãi bắn như người mộng du trong tiếng ghi ta nâu, xanh, vỡ tan bọt nước, ròng ròng máu chảy là cách thể hiên mới mẻ, ấn tượng, chuyển đổi màu sắc – âm thanh trong cảm xúc và tưởng tượng của nhà thơ, gây ấn tượng mới và mạnh nơi người đọc.

+ Tiếng ghi ta nâu -> trầm tĩnh, nghĩ suy.

+ Tiếng ghi ta lá xanh -> thiết tha, hy vọng.

+ Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan -> bàng hoàng, tức tưởi.

+ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy -> đau đớn, nghẹn ngào.

* Thao tác 3 :

Hướng dẫn HS đọc hiểu Tâm trạng của tác giả:

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

 Nhóm 1: Tại sao Thanh Thảo lại viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn /tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?

Nhóm 2:  Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?

 

 

Nhóm 3: Giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…”.

Nhóm 4:  Suy nghĩ về cách giải thoát và giã từ của Lor-ca? Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

 

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

* HS đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại góp ý bổ sung

 

* Nhóm 1

+ Nỗi xót thương cho cái chết của một thiên tài

+ Là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ của Lor-ca mà còn với nền văn chương TBN.

 

* Nhóm 2

-chính nhà thơ, trong câu thơ đề từ lại mong muốn hâu thế sẽ vượt qua mình.

-Chôn tôi với cây đàn không chỉ là vì không thể thiếu được, xa được cây đàn ngay cả khi đã chết mà còn hàm ý nghệ thuật của Lor-ca sẽ nhất định được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn…

* Nhóm 3

giọt nước mắt: sự thương tiếc , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…: gợi số mệnh đã an bài.

* Nhóm 4

-Lor-ca cưỡi trên chiếc ghi-ta màu bạc, ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt, bơi qua dòng sông mênh mông – biên giới của 2 cõi – thanh thản, vĩnh bịêt những hệ luỵ trần gian, trong tiếng đàn ghi-ta vẫn văng vẳng li-la-li-la… gợi cho người đọc nỗi buồn và tình yêu, ngưỡng vọng thấm thía.

II- Đọc- hiểu văn bản:

1.  Hình tượng Lor-ca qua cảm nhận của nhà thơ

a. Người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật:

* Với những hình ảnh tượng trưng:

– Tiếng đàn bọt nước.

– Áo choàng đỏ gắt -> gợi không gian đậm chất văn hoá Tây Ban Nha.

+ Khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca >< nền chính trị độc tài TBN.

+ Khát vọng cách tân nghệ thuật >< nền nghệ thuật già nua TBN.

– Li-la li-la li-la.

– Vầng trăng chếnh choáng.

– Trên yên ngựa mỏi mòn.

-> Người nghệ sĩ – chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ độc tài.

-> Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu  chỉ bằng vài nét chấm phá -> ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b- Cái chết bất ngờ với Lor-ca:

– Lor-ca bị bắt và hành hình:

+ Áo choàng bê bết đỏ.

+ Lor-ca bị điệu về bãi bắn.

+ Chàng đi như người mộng du.

-> Lor-ca đến với cái chết một cách hiên ngang và bình thản.

– Hình ảnh tượng trưng diễn tả nỗi lòng của Lor-ca:

=> Hình ảnh Lor-ca với cái chết bất ngờ, oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

– Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:

+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh T gieo vào tiếng cuối.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh (ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy).

=> Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.

 

2- Tâm trạng của tác giả:

– Đồng cảm với nguyện vọng của Lor-ca (Qua lời di chúc của Lor-ca)                                                   

– Câu thơ:“không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:

-> Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang – Cái đẹp không thể huỷ diệt, sẽ sống truyền lan giản dị mà kiên cường.

– Trân trọng Lor-ca và đã hoàn thành tâm nguyện của ông: để Lor-ca thực sự được giải thoát:

+ Lor-ca bơi sang ngang.

+ ném lá bùa.

+  ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên

-> đều mang ý nghĩa tượng trưng  cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.

=> Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor- ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button