Tra Cứu

Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật. Ý nghĩa của kỷ luật là gì? Ý nghĩa của pháp luật là gì?

Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

Trả lời:

Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

+ Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động.

+ Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.

Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật
Nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

Ý nghĩa của kỷ luật là gì?

Không nghiễm nhiên mà kỷ luật lại cần phải được đặt ra nếu như nó không mang lại những lợi ích, giá trị nhất định cho người đặt ra và người chịu điều chỉnh.

Một cá nhân có tính kỷ luật sẽ là một nhân tố quan trọng làm nên tính kỷ luật trong cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Song trong thực tiễn đời sống, không phải cá nhân nào cũng rèn luyện được cho mình tính kỷ luật. Do đó, khi cùng chung sống, làm việc để tạo nên một cộng đồng, một tổ chức, cơ quan có kỷ luật thì cần có kỷ luật chung đặt ra.

Kỷ luật là quy tắc chung được đặt ra nhằm đảm bảo những người chịu sự tác động của kỷ luật này sẽ không thực hiện hành vi vượt ra ngoài những quy định đã đặt ra làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả quản lý. Cùng với đó, người có hành vi vi phạm kỷ luật sẽ phải chấp hành những biện pháp xử lý đã được ấn định trước đó, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, tới thành tích, tới thu nhập của người vi phạm mà khiến người chịu sự điều chỉnh của kỷ luật sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành, thực hiện đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc, trong công tác, trong học tập. Từ đó trật tự trong tổ chức, cơ quan, đơn vị được xác lập bền chặt.

Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và là tiền đề cho sự phát triển của xã hội nói chung. Cơ quan, tổ chức có kỷ luật sẽ là một môi trường làm việc văn minh, chuẩn mực, góp phần tạo nên Nhà nước kỷ luật, phát triển vững mạnh, ổn định giữ vững niềm tin trong nhân dân.

Có thể minh họa bằng kỷ luật lao động để bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của kỷ luật. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Mỗi doanh nghiệp để ổn định và phát triển bền vững cần có nội quy lao động quy định về thời gian làm việc, công nghệ và điều hành sản xuất để người lao động theo đó mà thực hiện, cùng với đó ghi nhận các hành vi vi phạm kỷ luật và các biện pháp xử lý tương ứng để người lao động biết mà tránh vi phạm. Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với doanh nghiệp mà có ý nghĩa cả với người lao động. Người lao động chấp hành tốt kỷ luật đặt ra luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc, được khen thưởng, tăng thu nhập. Doanh nghiệp có những người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ vận hành một cách thuận lợi, đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh, phát triển vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung trong nền kinh tế của quốc gia.

Ý nghĩa của pháp luật là gì?

Nếu chỉ hiểu pháp luật là gì thôi thì chưa đủ, cần tìm hiểu rõ về vai trò của pháp luật. Theo đó, pháp luật là công cụ quan trọng và chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý trật tự xã hội. Do đó, khi nói đến vai trò của pháp luật, cần đề cập đến vai trò đối với nhà nước và đối với xã hội.

Đối với nhà nước

– Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó.

– Pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước và được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm…

– Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Theo đó, với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Qua đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước….

Đối với xã hội

– Pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Bởi có thể thấy, trong xã hội việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.

********************

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button