Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Đề bài: Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bạn đang xem: Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Bạn đang xem: Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
I. Dàn ý Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
1. Mở bài
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một màn đối thoại góp phần phát triển cao trào của vở kịch mà còn có giá trị và ý nghĩa nhân văn lớn.
2. Thân bài
– Nhân vật Trương Ba là một hình tượng tiêu biểu đại diện cho vẻ đẹp của một tâm hồn thiện lương và trong sáng.
– Khi ông bị chết oan do Nam Tào gạch sai tên họ, được nhập vào xác hàng thịt để sống lại cuộc đời mới cũng là lúc bi kịch xảy ra:
+ Trương Ba trở nên vụng về, thô lỗ khi sống trong xác người hàng thịt
+ Trước sự thay đổi của Trương Ba → Người thân thất vọng, buồn bã, xa lánh ông.
+ Trương Ba đau khổ, day dứt khi phải sống trong cảnh ngộ bi hài mà bất hạnh ấy.
→ Mong muốn được tách ra khỏi xác người hàng thịt.
– Đối thoại với xác người hàng thịt:
+ Xác anh hàng thịt lên tiếng mỉa mai
+ Hồn Trương Ba cũng không chịu khuất phục những lời nói cay nghiệt và tàn nhẫn kia của anh hàng thịt → Đưa ra lý lẽ của mình.
+ Xác anh hàng thịt đều mang nét châm chọc, chỉ trích linh hồn Trương Ba→ Trương Ba đau lòng, đuối lý, kẻ thua cuộc trong cuộc hội thoại.
– Đối thoại với Đế Thích:
+ Trương Ba muốn sống là mình toàn vẹn
+ Đế Thích khuyên Trương Ba suy nghĩ lại vì được sống vốn là điều đáng quý.
Xem thêm : Thuyết minh về cây bút bi lớp 8 ngắn gọn, hay nhất (30 Mẫu)
– Ý nghĩa giáo dục mang tri nhân văn của cuộc thoại:
+ Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác là cuộc đấu tranh giữa tinh thần và vật chất, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa phần ” con” và phần ” người” trong một bản thể
+ Con người muốn trở nên có giá trị, cần phải dung hoà cả hình thức và nội dung
+ Phê phán những lối sống chạy theo hình thức
3. Kết bài
Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai.
II. Bài văn mẫu Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch tài năng của văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ mang tính thời sự mà còn mang giá trị nhân văn vô cùng lớn. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm thành công cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Các màn đối thoại trong vở kịch không chỉ khắc hoạ được hình tượng nhân vật mà còn thể hiện được thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về cách sống, về lẽ sống và giá trị đích thực của con người. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt và Đế Thích là những màn đối thoại có giá trị như thế.
Nhân vật Trương Ba là một hình tượng tiêu biểu đại diện cho vẻ đẹp của một tâm hồn thiện lương và trong trắng, không mang những ham muốn, dục vọng tầm thường. Khi ông bị chết oan do Nam Tào gạch sai tên họ, được nhập vào xác hàng thịt để sống lại cuộc đời mới cũng là lúc bi kịch xảy ra. Từ hôm đó, ông trở nên như một con người khác, mọi sự vụng về, cẩu thả, những sự thô tục trong xác anh hàng thịt đã khiến cho mọi người thân trong gia đình buồn bã, thất vọng, xa lánh ông. Người vợ đầu ấp tay kề buồn khổ, đứa con dâu vốn hiểu chuyện cũng thấy đau đớn khi gia đình dần đổi khác, những đứa cháu vốn rất mực yêu quý và kính trọng cũng nhất quyết không nhận ông. Tất cả những điều đó khiến Trương Ba vô cùng đau khổ, không thể chịu nổi khi phải sống trong cảnh ngộ bi hài mà bất hạnh ấy, một tâm hồn thanh khiết không thể sống trong một thể xác xấu xa rồi dần đánh mất mình như thế được, Trương Ba đã tranh luận dữ dội với xác anh hàng thịt.
Thấy hồn Trương Ba tách ra khỏi thể xác mình, xác anh hàng thịt lên tiếng mỉa mai: ” Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt khốn khổ kia….”. Hồn Trương Ba cũng không chịu khuất phục những lời nói cay nghiệt và tàn nhẫn kia của anh hàng thịt. Hồn vẫn một mực cho rằng không thể sống với một thể xác dung tục và đồi bại kia, một thể xác mà chỉ biết đến những ham muốn tầm thường, một thể xác xấu xa đáng ghê tởm. Trương Ba khẳng định rằng: “Ta vẫn có một đời sống của riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Xác anh hàng thịt cười nhạo, tỏ ra hả hê, mỉa mai trước những lý lẽ mà hồn Trương Ba đưa ra, hắn cho thấy tất cả những điều khiến cho Hồn Trương Ba cảm thấy xấu hổ với chính mình để bảo vệ lời nói của hắn. Trong cuộc tranh cãi này, dường như, hồn dần trở nên đuối lý, chấp nhận sự đắng cay bởi những gì mà xác hàng thịt nói ra đều đúng như vậy, tâm hồn thanh sạch đang bị thể xác điều khiển mà không làm gì được. Những lời nói thốt ra của xác anh hàng thịt đều mang nét châm chọc, chỉ trích linh hồn Trương Ba, càng khiến Trương Ba đau lòng, hắn càng thắng thế, tỏ ra hài lòng, hả hê. Bất lực trước mọi lý lẽ xác hàng thịt đưa ra, hồn chấp nhận, chịu đựng, dằn vặt, dường như chính Trương Ba cũng đã bị đẩy vào đường cùng, không lý lẽ, không lối thoát, nỗi đau trong hồn Trương Ba cứ một lớn dần thêm, cứa nát vào bức tường thanh cao, đẹp đẽ của tinh thần mà bấy lâu ông vẫn giữ gìn, xây đắp.
Nội dung của cuộc thoại không chỉ đơn thuần là một cuộc giao tiếp, tranh cãi diễn ra bình thường mà nó còn mang tầng ý nghĩa sâu sắc. Trương Ba được Đế Thích trả về với sự sống bên người thân và gia đình nhưng đó lại là cuộc sống xấu xa, đáng hổ thẹn. Những gì ti tiện, bần hàn, dụng tục đang dần lấn át, ngự trị và tàn phá, gặm nhấm những gì cao quý, trong sạch bên trong tâm hồn. Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ chính mình và bảo vệ những suy nghĩ, quan điểm của bản thân chính là cuộc đấu tranh giữa tinh thần và vật chất, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa phần “con” và phần “người” trong một bản thể. Những giá trị của sự nhân hậu, lòng vị tha, những khát vọng cao cả, mãnh liệt luôn đối lập với những sự giả dối, ích kỷ, những khát vọng tầm thường.
Qua những trải nghiệm đầy đau khổ khi sống trong thân xác người hàng thịt, Trương Ba khi gặp Đế Thích đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, ông cũng cay đắng thừa nhận “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”. Trước sự cứng rắn của Trương Ba, Đế Thích đã hết lời can ngăn, ông cho rằng được sống đã là niềm hạnh phúc và sống ở đời không phải lúc nào cũng như ta mong muốn. Đế Thích khuyên Trương Ba nhập hồn vào xác người hàng thịt nhưng Trương Ba đã từ chối. Để được trở về là chính mình, Trương Ba chấp nhận ra đi để trả lại xác người hàng thịt cho hồn người hàng thịt, trả lại một anh hàng thịt nguyên vẹn cho vợ của anh ta, nhờ Đế Thích mang hồn của cu Tị trở lại.
Từ hai màn đối thoại đó ta thêm hiểu được rằng, con người chính là sự kết tinh hài hoà giữa hình thức và nội dung. Để sống có giá trị, sống đúng nghĩa với đời sống phải được là chính mình một cách toàn vẹn, không thể ” sống nhờ, sống gửi” vào kẻ khác. Cuộc sống xã hội ngày nay cũng vậy, không chỉ cần có một ngoại hình xinh đẹp, một hình thức mãn nhãn mà cần phải có sự thông tuệ về học thức, sự nhạy bén và một tâm hồn phong phú. Đánh giá một con người không thể chỉ đánh về về hình thức mà còn cả cốt cách, nhân cách của họ. Con người muốn trở nên có giá trị, cần phải dung hoà được hai thứ đó.
Xem thêm : 99+ Hình ảnh hot girl, Gái xinh mặc bikini đẹp nhất 2021
Ta vẫn thấy đau đây những kẻ chỉ vì mặt nổi, vì chức quyền, tham vọng mà tự bán đứng lương tâm nghề nghiệp của mình, họ chạy chức chạy quyền chỉ để có cái danh trong khi không đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ. Những kẻ vì muốn được ưu ái mà nịnh bợ, a dua. Những kẻ vì những ham muốn tiền bạc, của cải , thể hiện bản thân mà sẵn sàng vi phạm pháp luật buôn bán chất cấm, trộm cắp, cướp bóc tài sản người khác. Điều đó, thật đáng phê bình và lên án.
Những ham muốn về tiền bạc và danh vọng, quyền lực và sự nổi tiếng khiến con người dần trở nên đánh mất mình, họ tự dẫm đạp lên danh dự và nhân phẩm của chính mình để có được. Sau cùng, họ lại không thể hạnh phúc, cũng không thể mang lại hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, đã sống là phải biết dành trọn tâm hồn mình cho đời sống, biết giữ mình không để vấy bẩn khi trong hoàn cảnh xấu xa. Không ai có thể sống họ cảm xúc của của bản thân mình, cũng không ai có thể sống thay cuộc đời mình cả. Phải nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân cả về hình thức và tâm hồn, phải chinh phục được nấc thang của những giá trị cao đẹp bằng chính con người mình. Bởi mỗi người sẽ có một giá trị riêng và hạnh phúc nhất của đời người là khi được là chính mình.
Bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, Nguyễn Quang Vũ đã tạo nên một màn đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai.
—————————-HẾT———————————
Cùng với bài văn mẫu Phân tích đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, để tìm hiểu về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu liên quan trong tài liệu bài văn hay lớp 12 như: Thông điệp Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc qua đoạn trích Hồn Trương Ba- Da hàng thịt, Hàm ý nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đối thoại hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt,…
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu