Tra Cứu

Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào? | SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều

21.1 Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.

B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.

C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.

D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân huỷ trong quá trình quang hợp.

21.2 Hoàn thành bảng sau về quá trình hô hấp tế bào.

Tiêu chí

Nội dung

Nguyên liệu

 

Sản phẩm

 

Nơi diễn ra

 

 

21.3 Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

B. Năng lượng chuyển hoá trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.

C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng.

D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.

21.4 Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?

A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.

B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.

C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí

D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.

21.5 Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?

A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.

B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.

C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.

D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

21.6 Hình 21.1 là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp tế bào. Chú thích nào sau đây là đúng với kí hiệu 2.1 ? (1), (2) trong hình?

A. 1 – nước; 2 – khí nitrogen.

B. 1 – khí nitrogen; 2 – khí oxygen.

C. 1 – khí oxygen; 2 – khí carbon dioxide.

D. 1 – khí carbon dioxide; 2 – nước.

21.7

Hô hấp tế bào là

A. quá trình tế bào sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. quá trình tế bào tổng hợp chất hữu cơ, biến đổi quang năng thành hoá năng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ the.

D. quá trình hấp thụ chất hữu cơ, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

21.8 Bọt khí thoát ra (trong hình 19.3 SGK Khoa học tự nhiên Cánh Diều) là

A. oxygen.

B. carbon dioxide.

C. hydrogen.

D. nitrogen.

21.9 Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

1. Tất cả các sinh vật đều có hô hấp tế bào.

2. Hô hấp tế bào là quá trình đồng hoá, tổng hợp chất hữu cơ.

3. Hô hấp tế bào giúp biến đổi hoá năng thành quang năng, giúp cơ thể vận động.

4. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình có mối quan hệ hai chiều.

21.10 Chú thích các số từ 1 đến 10 trong hình 21.2 về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

21.11 Người ta cắm nhiệt kế vào bình chứa hạt đang nảy mầm, sau một thời gian, đo được sự tăng lên của nhiệt độ trong bình. Em hãy giải thích vì sao.

21.1. B.

21.2.

Tiêu chí

Nội dung

Nguyên liệu

Chất hữu cơ (glucose), oxygen

Sản phẩm

Năng lượng (ATP), carbon dioxide, nước

Nơi diễn ra

Năng lượng (ATP), carbon dioxide, nước

21.3. A.

21.4. B.

Giải thích: Hô hấp tế bào kị khí chuyển đường thành alcohol ethylic và khí carbon dioxide trong điều kiện không có oxygen.

21.5. D.

21.6. C.

21.7. C. 

21.8. A.

21.9. 1. Đúng

2. Sai

3. Sai

4. Đúng

21.10. 1 — Carbon dioxide; 2 – Nước; 3 – Chất hữu cơ; 4 – Oxygen; 5 – Năng lượng; 6 – Ánh sáng mặt trời; 7 – Thực vật; 8 – Thỏ; 9 – Lục lạp (quang hợp); 10 − Ti thể (hô hấp tế bào).

 

21.11. Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ, thải ra một lượng nhiệt lớn, làm cho bình chứa hạt đang nảy mầm có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh, nên khi cắm nhiệt kế vào ta sẽ thấy nhiệt độ tăng.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button