Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách Học & Mẹo Nhớ Lâu
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách Học & Mẹo Nhớ Lâu
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn hóa học) của nhà hóa học Mendeleev công bố lần đầu tiên. Nếu có bảng tuần hoàn hóa học việc học tập, nghiên cứu đơn giản hơn rất nhiều hay nói cách khác là bí kíp để hiểu các phản ứng và giải bài tập chính xác.
Bạn đang xem: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách Học & Mẹo Nhớ Lâu
Sau đây thcs Hồng Thái sẽ hệ thống lại tất cả các kiến thức cần ghi nhớ về Bảng tuần hoàn hóa học. Các bạn tìm hiểu để có thêm nguồn tư liệu quý giúp việc dạy và học tốt hơn nhé !
I. Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa Học
1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi tên khác là bảng tuần hoàn Mendeleev liệt kê nhiều nguyên tố hóa học căn cứ trên số hiệu nguyên tử (số proton), cấu hình electron, tính chất hóa học của các nguyên tố.
Bạn đang xem: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Cách Học & Mẹo Nhớ Lâu
Khi có bảng tuần hoàn hóa học giúp ích rất nhiều cho học sinh như hiểu được các phản ứng hóa học và sự biến đổi các dạng . Vì vậy mỗi học sinh nếu muốn học hóa tốt cần bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học chính xác.
2. Phương pháp sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hiện có 4 cách sắp xếp của bảng tuần hoàn hóa học đó là theo Nhóm, Chu ky, Khối, Phân loại khác.
- Nhóm: còn gọi là họ, đó là một cột đứng của bảng tuần hoàn.
- Chu kỳ: đó là hàng ngang của bảng tuần hoàn.
- Khối: các vùng trên bảng.
- Phân loại khác: ví dụ như dựa theo tính chất, nguyên tố bảng tuần hoàn chia ra thành kim loại, phi kim, á kim.
3. Cách xem bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:
- Số nguyên tử: Số nguyên tử hay số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Nó chính là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Trong một nguyên tử không tích điện, số nguyên tử cũng bằng số electron.
- Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định Suy ra nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
- Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Vì thế độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng nhỏ thì tính kim loại càng mạnh
- Cấu hình Electron: Cấu hình electron, cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng
- Số Oxi hóa: Số oxi hóa là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử.Nhờ số oxi háa này chúng ta có thể nhận biết được số electron được trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng
- Tên nguyên tố: Nguyên tố hóa học,hay được gọi đơn giản là nguyên tố, là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân
- Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.
=> Xem hình minh họa bên dưới chi tiết hơn.
Số thứ tự nguyên tố hóa học = số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron của nguyên tử.
4. Chu kỳ
Chu kỳ bảng tuần hoàn hiểu đơn giản là các nguyên tố sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần và cùng số lớp trong lớp vỏ e.
Bảng tuần hoàn hóa học sẽ có 7 chu kỳ như sau:
STT | Nguyên tố bắt đầu | Nguyên tố kết thúc | Số nguyên tố |
1 | H (Z = 1): 1s1 | He (Z = 2): 1s2 | 2 |
2 | Li (Z = 3) | Ne (Z = 10) | 8 |
3 | Na (Z = 11) | Ar (Z = 18) | 8 |
4 | K (Z = 19) | Kr (Z = 36) | 18 |
5 | Rb (Z =37) | Xe (Z = 54) | 18 |
6 | Cs (Z = 55) | Rn (Z = 86) | 32 |
7 | Fr (Z = 87) | Chưa xác định | Chưa hoàn thiện |
5. Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có cùng cấu hình e lớp ngoài cùng. Các nguyên tố này được sắp xếp theo cột đứng.
II. MẸO HỌC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC NHANH NHỚ, LÂU QUÊN
Bảng tuần hoàn hóa học có rất nhiều thông tin vì vậy rất khó nhớ toàn bộ kiến thức. Nhằm giúp học sinh nhớ lâu và chính xác chúng tôi sẽ hướng dẫn cách học riêng.
Xem thêm : Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 5 được dùng để làm gì? | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
1. Học bằng thơ
Nguyên tố từ 1-20:
H | He | ||||||
Li | Be | B | C | N | O | F | Ne |
Na | Mg | Al | Si | P | S | Cl | Ar |
K | Ca |
Hoàng | Hôn | ||||||
Lặn | Bể | Bắc | Chợt | Nhớ | Ở | Phương | Nam |
Nắng | Mai | Ánh | Sương | Phủ | Song | Cửa | Ai |
Không | Cài |
Chuyển thành thơ:
Hoàng hôn lặn bể Bắc
Chợt nhớ ở phương Nam
Nắng mai ánh sương phủ
Song cửa ai không cài
Nguyên tố từ 21-30:
Sc | Ti | V | Cr | Mn | Fe | Co | Ni | Cu | Zn |
Sớm | Tối | Vui | Ca | Múa | Fải | Có | Nhạc | Có | Kèn |
Chuyển thành thơ:
Sớm tối vui ca múa
Phải có nhạc có kèn
Hãy cùng nhau học thuộc những câu thơ trên để ghi nhớ bảng tuần hoàn học học một cách dễ dàng và chính xác nhất.
2. Nhớ dãy hóa trị
Cách học thơ bên trên bạn cần nhớ tất cả các chữ, nếu trường hợp quên 1 chữ sẽ công cốc. Khi đó hãy áp dụng cách số 2 này nhé.
Nhóm IA: H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr
Nhóm IIA: Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra
Xem thêm : Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? Cho ví dụ minh họa
Nhóm IIIA: B,Al,Ga,In,Tl
Nhóm IV: C,Si,Ge,Sn,Pb
Nhóm V: N,P,As,Sb,Bi
Nhóm VI: O,S,Se,Te,Po
Nhóm VII: F,Cl,Br,I,At
Nhóm VIII: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn
3. Học qua tiếng Anh
Nếu bạn yêu Hóa và thích học Tiếng Anh, cách số 3 sẽ hợp với bạn đó.
Với 3 cách học trên hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ ghi nhớ tốt hơn bảng tuần hoàn hóa học để làm các dạng bài tập chính xác nhất.
thcs Hồng Thái vừa đề cập đến bảng tuần hoàn hóa học và các nội dung liên quan đến một trong những bảng quan trọng nhất của chương trình Hóa học. Ngoài ra, một vài mẹo nhỏ giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn bảng tuần hoàn hóa học từ đó làm bài tốt hơn. Xem thêm chuyên đề định luật bảo toàn khối lượng tại đường link này bạn nhé !
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu