Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” (10 Mẫu)
Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” bao gồm 8 bài văn mẫu hay nhất sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thiện bài cảm nhận theo văn phong riêng của mình thêm sinh động.
Bạn đang xem: Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” (10 Mẫu)
Cảm nhận đoạn thơ những người vợ nhớ chồng núi sông ta sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng “đất nước của nhân dân, nhân dân chính là người làm chủ đất nước” – Một tư tưởng tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khác với những quan niệm về đất nước truyền thống.
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm sâu sắc, mang vẻ độc đáo của ông được sáng tác vào năm 1971 tại núi rừng chiến khu Trị – Thiên. Bài Đất Nước là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo các chất liệu – thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ tích đến phong tục, ngôn ngữ, của nền văn hóa dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về Đất Nước, một Đất Nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh hằng muôn thuở.
Đoạn thơ 12 câu này trích trong phần II bài Đất Nước đã ca ngợi Đất Nước hùng vĩ, tự hào khẳng định những phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta. Câu thơ mở rộng đến 13, 14, 15 từ, nhưng vẫn thanh thoát, nhịp nhàng, giàu âm điệu và nhạc điệu gợi cảm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Tám câu thơ đầu nói về tượng hình Đất Nước, một Đất Nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. Khắp nơi trên mọi miền Đất Nước ta, ở đâu cũng có những danh lam thắng cảnh. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đã đi vào huyền thoại cổ tích. Nguyễn Khoa Điềm đã có một cái nhìn khám phá, nhân văn. Núi ấy, hòn ấy là do “những người vợ nhớ chồng”, hoặc “cặp vợ chồng yêu nhau” mà đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất Nước.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp thêm hòn Trống Mái
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định… hòn Trống Mái ở sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Vợ có “nhớ chồng”, cặp vợ chồng có “yêu nhau” thì mới “góp cho Đất Nước”, mới “góp nên” những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái ấy. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung thì Đất Nước mới có tượng hình kì thú ấy. Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ, nhân văn.
Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Cái “gót ngựa của Thánh Gióng ấy để lại” cho Đất Nước ta bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay! Chín mươi chín núi con Voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Các từ ngữ: “đi qua còn… để lại”, “góp mình dựng” đã thế hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước:
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.
Bạn đang xem: Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” (10 Mẫu)
Đất Nước ta có núi cao, biển rộng, sông dài. Có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”. Có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng”. Và còn có Cửu Long Giang với dáng hình thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa:
Những con rống nằm im góp dòng sông xanh thẳm.
Rồi “nằm im” từ bao đời nay mà Nam Bộ mến yêu có “dòng sông xanh thẳm” cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông bỉển lúa bốn mùa. Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông Chín Rồng đế ca ngợi giang sơn gấm vóc, con người Việt Nam rất đỗi tài hoa?
Quảng Nam, Quáng Ngãi quê hương của Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng., có núi An sông Đà, có núi Bút non Nghiên. Ngắm núi Bút non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm khoong nghĩ về địa linh nhân kiệt mà nghĩ về người học trò nghèo về truyền thống hiếu học về tấm lòng tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. “nghèo” mà vẫn góp cho Đất Nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền ăn hiến Đại Việt..nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng.
Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Và những tên làng, tên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang. Bà Đen, Bà Điểm… ở vùng cực Nam Đất Nước xa xôi đã do “những ngườ dân nào đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào bắt sấu, bộ hổ… làm nên? Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời”.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Ba Đen, Bà Điểm.
Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước cùng Nhân Dân. Các thi liệu – hình ảnh người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, 99 con voi, con rồng, người học trò . con cóc con gà, những người dân nào… dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài năng đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm., của nhân dân ta qua trường kì lịch sử. Chính nhân dân vĩ đại đã “góp cho”, “góp nên”, “để lại”, “góp mình”, “đã góp tên”… đã làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp. Nhà thơ đem đến cho những động từ – vị ngữ ấy (góp cho, góp nên…) nhiều ý thơ mới mẻ. nhiều sắc thái biểu cảm với bao liên tưởng đầy tính nhân văn như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ.
(Chim lượn trăm vòng)
Bốn câu thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm ngọt ngào. Từ cụ thể thơ được nâng lên tầm khái quát,tính chính luận kết hợp một cách hài hòa với chất trữ tình đằm thắm:
Và ở đâu trên khắp ruộng đông gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao nước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Ruộng đồng gò bãi… là hình ảnh của quê hương đất nước. Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng, tên gò bãi… bất cứ ở đâu trên đất Việt Nam thân yêu đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Hình tượng đất nước cùng là điệu tâm hồn, phong cách, ước mơ, hoài bão cùa ông cha ta, tổ tiên ta mấy nghìn năm lịch sử dựng nước. “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Chữ “một” được điệp lại 3 lần, chữ “ta” được láy lại 2 lần, kết hợp từ “ôi” cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào về cảm xúc. Vừa đĩnh đạc, hào hùng, vừa thiết tha, lắng đọng, vẻ đẹp nhân văn chan hòa trên những dòng thơ tráng lệ. Tầm vóc của Đất Nước và dân tộc được hiện diện một cách sâu sắc rộng lớn không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy của thời gian và lịch sử bốn nghìn năm “đằng đẵng”.
Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài Đất Nước. Câu thơ mờ rộng đậm đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện, làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân hghĩa thủy chung… được nhà thơ cảm nhận với tất cả lòng yêu mến tự hào.
Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng đất nước mà nhà thơ ca ngợi tám hồn nhân dân, khẳng định bản lĩnh nòi giống và dáng đứng Việt Nam. Thiên nhiên đất nước đã được nhân dân sáng tạo nên. Nhân dân là chủ nhân của đất nước.
Thơ đích thực khơi gợi hồn người trở nên trong sáng, phong phú và cao thượng. Đoạn thơ như một tiếng nói tâm tình “dịu ngọt”, nhà thơ như đang đối thoại cùng ta về đất nước và nhân dân. Đọc lại đoạn thơ, lòng mỗi chúng ta bâng khuâng, xúc dộng nghĩ về hai tiếng Việt Nam thân thương:
Ôi! Việt Nam! Yêu suốt một đời…
(Tố Hữu)
Ta cảm thấy hãnh diện và lớn lên cùng đất nước.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 1
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là tư tưởng bao trùm của chương “Đất Nước” cũng như của cả trường ca: ca ngợi vai trò và sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoạn thơ từ câu: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…” là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tư tưởng này.
Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hoá với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đến con cóc, con gà ở Hạ Long, chín mươi chín con voi về dựng đất Tổ Hùng Vương đến Đà Nẵng với núi Bút, non Nghiên, miền Nam với những cánh đồng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân xả thân từ những gì có thật.T
Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm mỏi mòn hoá đá. Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước. Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống.
Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước.
Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha ông để lại.
Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Dáng hình Đất Nước được tạc nên từ bao mất mát, đau thương vui buồn hạnh phúc… của nhân dân. Chính họ đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất.
Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:
“Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình… núi sông ta”
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi thường:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Chính họ đã làm ra Đất Nước”
Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương thơ và bản trường ca:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Tư tưởng chủ đạo của chương được thể hiện bằng hình thức trữ tình chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị: chính người dân – những con người vô danh đã kiến tạo và bảo vệ Đất Nước, xây dựng truyền thống văn hóa lịch sử ngàn đời. Lý lẽ ấy không phát biểu một cách khô khan mà bằng hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi tha thiết.
Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”- tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc.
Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong thơ ca.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 2
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ Cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Nhà thơ Chế Lan Viên đã nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh: “Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất; Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời: “Ôi! Việt Nam từ trong biển máu; Người vươn lên như một thiên thần”. Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước.
Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường. Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại Cách mạng. Với đoạn thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên địa lí của đất nước. Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đã trình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng.
Qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi. Chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân, với con người, được tiếp nhận, cảm thụ quan tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh những con người “không ai nhớ mặt đặt tên” “nhưng họ đã làm ra đất nước”:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Những địa danh, những hình sông thế núi mang hình người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình kết tinh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định…, hòn Trống Mái ở Sầm Sơn là do “những người vợ nhớ chồng” hoặc những “cặp vợ chồng yêu nhau” mà “góp cho”, “góp thêm”, làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái cũng là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:
“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ
Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”
Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời nay. Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy: “Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”. “Nghèo” nhưng “người học trò” vẫn góp cho đất nước ta “núi Bút non Nghiên”, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam. Đó cũng chính là truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân ta.
Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân:
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Chí căm thù ta rèn thép thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
(Tố Hữu)
Xem thêm : So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.
Họ đứng lên cùng với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của vua Hùng:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống. Chính cái “gót ngựa của Thánh Gióng” đã “để lại” cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. “Chín mươi chín” núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”.
Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”, “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh” và cả những địa danh thật nôm na, bình dị “những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”. “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. Những dòng sông trên đất nước ta là do rồng “nằm im” từ bao đời nay. Nhờ đó mà quê hương ta có “dòng sông xanh thẳm”, thơ mộng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước:
“Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”
Theo cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có “con cóc, con gà quê hương cùng góp cho”. Những tên làng, tên núi, tên sông như “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm ” là do những con người vô danh, bình dị làm nên. Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi, “những người dân nào” không ai biết cũng làm nên tên núi, tên sông và tất cả những cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng hoá thân thành “dáng hình xứ sở”. Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi này tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta.
Để khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng “Đất nước của nhân dân” và chính nhân dân vô tận, những người vô danh không tên không tuổi đã làm nên đất nước, ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công điệp từ “góp”, một động từ diễn đạt hành động “cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung” (Từ điển Tiếng Việt – trang 758)
Đọc đoạn thơ này ta cảm thấy ngạc nhiên thích thú trước những lí giải của Nguyễn Khoa Điềm. Ai ngờ những điạ danh, thắng cảnh quá thân quen lại có khả năng nói được nhiều điều sâu xa như thế. Số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người đã đóng góp, hoá thân vào Đất Nước. Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước:
Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốn nghìn năm lịch sử:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Nhìn ra trên mọi miền Đất Nước của Tổ quốc Việt Nam, những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. Chính cuộc đời của cha ông ta – những người dân không tên tuổi – đã làm nên Đất Nước. Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân – những con người bình thường, vô danh. Nhưng tầm vóc của Đất Nước và nhân dân không chỉ trên bình diện địa lí “mênh mông” mà còn ở dòng chảy thời gian lịch sử “bốn nghìn năm” “đằng đẵng”.
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên và được viết theo thể tự do. Câu thơ mở rộng kéo dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và sức khái quát cao. Đó là hình ảnh “Đất Nước của nhân dân”, nhân dân đã hoá thành đất nước. Bởi trên khắp ruộng đồng gò bãi, núi sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 3
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Chương “Đất nước” là một chương quan trọng của trường ca Mặt đường khát vọng, nó thể hiện tập trung những đặc sắc nghệ thuật, những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm về một đề tài lớn: đề tài Đất Nước. Tư tưởng xuyên suốt, bao trùm toàn chương Đất nước là “Đất nước của Nhân dân”. Theo dòng suy tưởng của nhà thơ, mọi yếu tố địa lý – lịch sử – văn hoá của Đất nước đều gắn với cuộc đời của nhân dân, do nhân dân tạo dựng, giừ gìn và bồi đắp.
Đoạn trích vừa thể hiện niềm tự hào về địa lý quê hương, vừa là tiếng nói tri ân với những công lao cha ông tạo nên vóc dáng núi sông cho quê hương, xứ sở.
Trong đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điếm đã nhắc đến rất nhiều huyền tích trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc: Sự tích về núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên, thắng cảnh Hạ Long… Nhà thơ không kể lại sự tích mà suy tưởng bằng sự tích: những sự tích là kết quả sáng tạo của người lao động xưa để giải thích về sự có mặt và tồn tại của những sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống. Điểm chung của mọi sự tích được nhắc đến ở đây là: Những mảnh đất, ngọn núi, con sông không phải tự nhiên mà có, nó là dấu tích còn lại của những cuộc đời, những con người, là kết quả của 1 cuộc hoá thân thầm lặng.
Trong đoạn thơ, nhà thơ có nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những di tích văn hoá nổi tiếng. Sự có mặt của những địa danh vừa gợi niềm tự hào, vừa gợi không khí thiêng liêng xúc động. Tự hào về vẻ đẹp mĩ lệ của sông núi quê hương, thiêng liêng xúc động bởi đó không là những vóc dáng vô tri mà là những vóc dáng có linh hồn: trong vóc dáng núi sông là linh lồn con người, diện mạo của đất nước phản ánh cái nhìn của con người về nó (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái gợi ra hình ảnh Đất nước của tình yêu, “trăm ao đầm” gợi nhắc tới Đất nước của lịch sử chống ngoại xâm hào hùng, “99 con voi” gợi nhắc tới thời các vua Hùng dựng nước, hình ảnh núi Bút non Nghiên lại đem đến liên tưởng về Đất nước của những con người nghèo mà hiếu học, con Cóc con Gà gợi ra hình ảnh một Đất nước của những người lao động cần cù, ông Đốc ông Trang lại đem đến hình ảnh Đất nước của những bước chân mở cõi…). Từ cách nói của Nguyễn Khoa Điềm, ta thấy Đất nước đẹp bởi đâu đâu cũng là những kì quan, hơn thế nữa, Đất nước còn là cuốn sách đặc biệt chép lịch sử tâm hồn, tinh thần dân tộc. Từ hình ảnh của Đất nước: hiện lên qua những dòng thơ, ta còn có thể thấy rõ mối tương quan giữa con người và Đất nước.
Tương quan ấy được làm nổi bật trong cách lặp cấu trúc câu thơ và cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ. Cấu trúc trở đi, trở lại trong suốt đoạn thơ là con người (người vợ, người học trò nghèo, người dân …) đã góp cho Đất Nước những hình sông dáng núi kì vĩ, mĩ lệ (núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, thắng cảnh Hạ Long …). Từ “góp cho” vừa khẳng định những dâng hiến, hy sinh, vừa khẳng định công lao của Nhân Dân vô danh đã dâng hiến đời mình để làm nên cái hữu danh của quê hương đất nước.
Từ những hiện tượng cụ thể, nhà thơ đưa đến một nhận xét có tính khái quát: mọi hình sông dáng núi, mọi dáng hình gò bãi, ruộng đồng trời khắp đất nước đều là sự hoá thân của vóc dáng và tâm hồn nhân dân, là sự đóng góp của bao thế hệ nhân dân trong suốt 4000 năm Đất Nước. Giọng thơ mềm mại, trầm lắng mà tha thiết, lời thơ chan chứa cảm xúc mà sâu sắc suy tư. Màu sắc, không khí đậm nét văn hoá dân gian.
Nằm trong mạch suy nghĩ và xúc cảm về Đất nước, những dòng thơ trong đoạn trích là những dòng cảm xúc và suy tưởng về công lao của bao thế hệ Nhân dân đã làm nên vóc dáng và linh hồn cho sông núi quê hương.
Lời thơ, câu thơ phóng khoáng tự do, vừa bay bổng với rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích vừa trầm lắng da diết trong giọng điệu trữ tình. Chính màu sắc văn hoá dân gian đã khiến cho suy tưởng được thể hiện nhuần nhuyễn, tươi tắn và thấm thía hơn.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 4
Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Viết về cuộc kháng chiến bằng những trải nghiệm chân thực với hồn thơ giàu chất suy tư, lắng đọng, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được tình yêu nước, tâm tư của người trí thức tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. “Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trích trong tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng, tác phẩm thể hiện rõ nét tài năng và tâm huyết của Nguyễn Khoa Điềm. Qua bài thơ tác giả đã thể hiện được những cảm nhận riêng biệt mà vô cùng độc đáo và đất nước.
Trong bài thơ Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện ra những biểu hiện đầy mới mẻ của khái niệm “đất nước”. Trước hết, đó chính là những phát hiện mới mẻ về phương diện không gian địa lí của đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhưng núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”
Trong nhận thức của nhà thơ, không gian địa lí, địa danh, hình hài của đất nước được tạo nên từ chính những điều gần gũi, thiêng liêng nhất bởi đó là sự hóa thân của nhân dân: Hòn Vọng Phu được làm nên từ nỗi nhớ chồng của người vợ, tình yêu thủy chung của cặp vợ chồng làm nên hòn Trống Mái, đó còn là những địa danh được làm nên từ truyền thống chống giặc hào hùng, bất khuất “gót ngựa Thánh Gióng” từ nền văn hóa đậm đà của dân tộc “chín mươi chín con voi”.
Nhân dân, những con người bình dị cùng nhau sinh sống trong đất nước, đó là những con người vô danh nhưng những con người vô danh ấy đã cùng nhau gây dựng nên cái hữu danh của đất nước. Mỗi người đều lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp, sự kì thú của thiên nhiên cũng như làm phong phú hơn cho những truyền thống văn hóa của đất nước.
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Đất nước là hóa thân, hình ảnh của nhân dân, những con người vô danh nhưng lại có thể làm nên hình hài, diện mạo cho đất nước. Không chỉ hướng ngòi bút đến sự trù phú, tươi đẹp của thiên nhiên đất nước mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện sự suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của con người, lịch sử Việt Nam. Đó là truyền thống hiếu học, là tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của của những con người Việt Nam để làm nên những truyền thống hào hùng, đáng tự hào của dân tộc.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Từ những cuộc đời, những hóa thân cụ thể, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước với nhân dân. Cũng qua khổ thơ, tác giả đã bộc lộ được niềm tự hào khôn xiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vóc dáng, dáng hình của quê hương và những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Đó còn là thái độ yêu thương, trân trọng, tự hào trước những đóng góp lớn lao của thế hệ cha ông đi trước.
Đất nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận trữ tình và chất suy tưởng mang đến những giá trị tư tưởng đặc sắc cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt chất liệu dân gian, đưa vào những yếu tố văn hóa đậm nét, nổi bật để thể hiện những cảm nhận độc đáo về đất nước.
Đoạn thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đây cũng là đóng góp mới lạ, độc đáo về chủ đề đất nước. Đất nước đã mang đến cho người đọc bao cảm xúc tự hào, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 5
Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên
Con có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kì lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kì, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt. Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quý, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.
Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Đâu chỉ có những địa danh như núi vọng phu, hòn Trống Mái, sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kì thú và Nguyễn Khoa Điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ.
Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 6
Tình yêu tha thiết của Lênin dành cho nước Nga cũng là tiếng lòng của biết bao nhiêu nghệ sĩ khắp dải đất Việt Nam. Cùng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng nhưng mỗi nhà thơ lại có tiếng nói riêng độc đáo. Trường ca “Mặt đường khát vọng” với “Đất Nước” đã đưa chúng ta đến một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường – Đất Nước của nhân dân. Với một lối đi cho riêng mình, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện sâu sắc về địa lí, lịch sử, văn hóa của Đất Nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Chia sẻ về ý tưởng đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm từng khẳng định: Tôi cố gắng … khác. Quả đúng như vậy, khám phá vẻ đẹp của Đất Nước trong không gian mênh mông, Nguyễn Khoa Điềm không dừng lại ngợi ca núi sông hùng vĩ mà thơ mộng với rừng xanh đồi cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt, biển lúa mênh mông, cánh cò dập dờn… như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi và bao nhà thơ khác. Với một lối đi riêng, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ sâu sắc.
Nguyễn Khoa Điềm đã bao quát chiều dài, chiều rộng của Đất Nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng tới biển cả, tự hào về bao danh lam thắng cảnh của Đất Nước như núi vọng phu, hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long, đất Tổ Hùng Vương và bao địa danh mang tên: ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút, non Nghiên
Con có, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Thực chất những danh thắng ấy là kết quả của quá trình vận động địa chất, kiến tạo địa lí từ hàng ngàn, hàng vạn năm chứ. Không khám phá dưới góc độ khoa học, với suy từ sâu sắc, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về những danh lam thắng cảnh ấy. Những núi vọng phu: trải dài từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Lũng Cú xuống mũi Cà Mau chính là sự hóa thân của những người vợ, người chồng. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt đã tạo nên dáng núi kì lạ ấy. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh là biểu tượng đẹp đẽ cho tình yêu thắm thiết nồng nàn. Một kẻ trần thế, một người cõi tiên bất chấp luật lệ thiên đình, nguyện hóa đá để muôn đời ở mãi bên nhau. Những ao đầm dày đặc ở vùng đất Sóc Sơn là những hình ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của những người dân đất Việt. Không có tinh thần đoàn kết một lòng tất không thể có Tổ quốc linh thiêng, hùng vĩ. Không có tinh thần vượt khó, hiếu học, không có núi bút non Nghiên. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên dải đất hình chữ S cũng là máu thịt của nhân dân. Vậy là mọi danh lam thắng cảnh đều là kết quả của sự hóa thân diệu kì, của bao thế hệ nhân dân lao động. Mỗi hình sông dáng núi, bóng đèo đều in dấu dáng hình, tâm tư tình cảm, ao ước, khát vọng, tính cách, phẩm chất của những con người Đất Việt. Mỗi danh lam là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp tâm hồn người Việt. Ngợi ca núi sông hùng vĩ, diễm lệ thực chất là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Không có nhân dân bao đời với tâm hồn cao quý, khát vọng lãng mạn thì không có những thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.
Từ những khám phá mới mẻ, với những danh lam thắng cảnh cụ thể, nổi tiếng của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến những khái quát tính chiết luận:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng màng một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Đâu chỉ có những địa danh như núi vọng phu, hòn Trống Mái, sự hóa thân diệu kì của nhân dân mà tất cả ruộng đồng, đồi nương, gò bãi đều in dáng hình, bàn tay, khối óc, ước mơ, khát vọng, lối sống của ông cha ta. Ngẫm về công lao to lớn của nhân dân, về truyền thống của ông cha thuở trước, Nguyễn Khoa Điềm không khỏi rưng rưng bồi hồi xúc động, rạo rực niềm mến yêu, tự hào. Thán từ “ôi” và dấu ba chấm cuối đoạn đã truyền đến người đọc nguyên vẹn cảm xúc ấy. Khúc thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và chất trữ tình, giữa thế núi kì thú và Nguyễn Khoa Điềm đã cắt những câu hỏi đó bằng suy từ lắng của mình, bằng những hình ảnh giàu chất thơ. Mạch thơ thể hiện rõ tư duy logic, đi từ cụ thể đến khái quát, một cách khái quát đầy cảm xúc, rưng rưng xúc động. Đoạn thơ cũng đầy ắp chất liệu văn học dân gian. Đó là những sự tích huyền thoại, truyền thuyết. Chính chất liệu dân gian độc đáo, mới mẻ ấy đã mở ra một thế giới vừa bình dị, mộc mạc, vừa thiêng liêng bay bổng.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã trở thành hệ quy chiếu khiến nhà thơ có những khám phá mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước qua không gian địa lí, thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa. Đặc biệt, Đất Nước của nhân dân đã vang lên thành lời thành tiếng:
Để Đất Nước là Đất Nước của nhân dân.
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
Thành công của đoạn trích Đất Nước là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không khí, một giọng điệu, đưa ta vào thế giới gần gũi của ca dao dân ca, truyền thuyết văn hóa. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của da dao thần thoại”.
Đoạn thơ trên đây tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ở đây có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và trữ tình, suy tư sâu lắng và cảm xúc nồng nàn. Chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng sáng tạo. Qua hình tượng Đất Nước mà nhà thơ ngợi ca tâm hồn nhân dân, khẳng định nòi giống mà dáng đứng Việt Nam. Nhân dân là chủ Đất Nước, Đất Nước là của nhân dân.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trình phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 7
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm luôn chảy trong dòng máu, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, có biết bao nhiêu bài thơ, bài văn ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta ngoài mặt trận. Một trong số các tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước đó không thể không kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mà nổi bật là đoạn trích Đất nước. Qua đoạn trích, tác giả đã khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân.
Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân. “Trường ca Mặt đường khát vọng” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ văn của ông. Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của bản Trường ca mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ về hình hài của Đất nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng ngầm khẳng định: Đất nước là của nhân dân.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Nguyễn Khoa Điềm thật khéo léo và tinh tế khi đã vận dụng sáng tạo thành công chất liệu dân gian vào bài thơ của mình để tạo nét riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đó là sự tích hòn Vọng Phu nói về tình cảm thủy chung, son sắt chờ chồng đến hóa đá của người phụ nữ. Đó là tình hòn Trống Mái gắn với truyền thuyết tình cảm vợ chồng chung thủy. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tốt đẹp xứng đáng được tôn vinh.
Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch sử với lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng nhỏ tuổi nhưng khi có giặc anh dũng ra trận đánh đuổi giặc Ân lấy lại độc lập cho nước nhà. Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần của đàn voi chín mươi chín con. Tất cả những câu chuyện, những sự tích, truyền thuyết trên đều rất thân thuộc với mỗi thế hệ con dân trên Đất nước này, trở thành niềm tự hào vô bờ bến của chúng ta.
Chúng ta có thể tự hào rằng Đất nước này là đất nước của những con người hiếu học. Biết bao tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trở thành nhân tài cho đất nước, đánh dấu công lao của mình bằng những núi Bút, non Nghiên. Dù họ là những người nổi tiếng hay chỉ là những con người vô danh thì họ cũng đáng để chúng ta biết ơn, học tập và noi theo.
Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức nhỏ bé: những quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành di sản thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt theo tên của các vị anh hùng để con cháu mai sau không quên ơn họ và tôn vinh những giá trị quý báu mà họ đã gây dựng cho nước nhà. Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước. Ở trên đất nước này đâu đâu cũng mang dáng dấp, những kỉ niệm của thế hệ ông cha. Hành trình hơn bốn nghìn năm lịch sử vẫn sẽ tiếp tục mãi mãi và cũng sẽ có nhiều hơn những kỉ niệm, những giai thoại được ghi vào sử sách. Tuy nhiên, không vì thế mà lối sống cha ông đi vào dĩ vãng, nó mãi là những tiếng âm vang, là niềm tự hào của con cháu sau này.
Xem thêm : Phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa
Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ cùng với trường ca “Mặt đường khát vọng” vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng đẹp đẽ, đọng lại trong tâm tư của bao thế hệ con người Việt Nam trước đây, bây giờ và cả sau này. Bản trường ca của tác giả Nguyễn Khoa Điềm làm ta thêm hiểu và yêu Đất nước đồng thời thôi thúc bản thân hành động để bảo vệ và phát triển đất nước này.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 8
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh tên tuổi của bao nhà văn, nhà thơ, trong đó không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm cùng bản Trường ca Mặt đường khát vọng. Nổi bật trong bản trường ca là văn bản Đất nước. Ở đây, tác giả đã khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Nguyễn Khoa Điềm thật khéo léo và tinh tế khi đã vận dụng sáng tạo thành công chất liệu dân gian vào bài thơ của mình để tạo nét riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đó là sự tích hòn Vọng Phu nói về tình cảm thủy chung, son sắt chờ chồng đến hóa đá của người phụ nữ. Đó là tình hòn Trống Mái gắn với truyền thuyết tình cảm vợ chồng chung thủy. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tốt đẹp xứng đáng được tôn vinh.
Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch sử với lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng nhỏ tuổi nhưng khi có giặc anh dũng ra trận đánh đuổi giặc Ân lấy lại độc lập cho nước nhà. Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần của đàn voi chín mươi chín con. Tất cả những câu truyện, những sự tích, truyền thuyết trên đều rất thân thuộc với mỗi thế hệ con dân trên Đất nước này, trở thành niềm tự hào vô bờ bến của chúng ta.
Chúng ta có thể tự hào rằng Đất nước này là đất nước của những con người hiếu học. Biết bao tấm gương nghèo vượt khó vươn kên trở thành nhân tài cho đất nước, đánh dấu công lao của mình bằng những núi Bút, non Nghiên. Dù họ là những người nổi tiếng hay chỉ là những con người vô danh thì họ cũng đáng để chúng ta biết ơn, học tập và noi theo.
Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức nhỏ bé: những quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành di sản thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt theo tên của các vị anh hùng để con cháu mai sau không quên ơn họ và tôn vinh những giá trị quý báu mà họ đã gây dựng cho nước nhà. Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước. Ở trên đất nước này đâu đâu cũng mang dáng dấp, những kỉ niệm của thế hệ ông cha. Hành trình hơn bốn nghìn năm lịch sử vẫn sẽ tiếp tục mãi mãi và cũng sẽ có nhiều hơn những kỉ niệm, những giai thoại được ghi vào sử sách. Tuy nhiên, không vì thế mà lối sống cha ông đi vào dĩ vãng, nó mãi là những tiếng âm vang, là niềm tự hào của con cháu sau này.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung vẫn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp trường tồn với thời gian và giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 9
Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Viết về cuộc kháng chiến bằng những trải nghiệm chân thực với hồn thơ giàu chất suy tư, lắng đọng, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được tình yêu nước, tâm tư của người trí thức tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. “Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trích trong tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng, tác phẩm thể hiện rõ nét tài năng và tâm huyết của Nguyễn Khoa Điềm. Qua bài thơ tác giả đã thể hiện được những cảm nhạn riêng biệt mà vô cùng độc đáo và đất nước.
Trong bài thơ Đất nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện ra những biểu hiện đầy mới mẻ của khái niệm “đất nước”. Trước hết, đó chính là những phát hiện mới mẻ về phương diện không gian địa lí của đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước nhưng núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”
Trong nhận thức của nhà thơ, không gian địa lí, địa danh, hình hài của đất nước được tạo nên từ chính những điều gần gũi, thiêng liêng nhất bởi đó là sự hóa thân của nhân dân: Hòn Vọng Phu được làm nên từ nỗi nhớ chồng của người vợ, tình yêu thủy chung của cặp vợ chồng làm nên hòn Trống Mái, đó còn là những địa danh được làm nên từ truyền thống chống giặc hào hùng, bất khuất “gót ngựa Thánh Gióng” từ nền văn hóa đậm đà của dân tộc “chín mươi chín con voi”.
Nhân dân, những con người bình dị cùng nhau sinh sống trong đất nước, đó là những con người vô danh nhưng những con người vô danh ấy đã cùng nhau gây dựng nên cái hữu danh của đất nước. Mỗi người đều lặng lẽ góp phần làm nên vẻ đẹp, sự kì thú của thiên nhiên cũng như làm phong phú hơn cho những truyền thống văn hóa của đất nước.
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
Đất nước là hóa thân, hình ảnh của nhân dân, những con người vô danh nhưng lại có thể làm nên hình hài, diện mạo cho đất nước. Không chỉ hướng ngòi bút đến sự trù phú, tươi đẹp của thiên nhiên đất nước mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện sự suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của con người, kịch sử Việt Nam. Đó là truyền thống hiếu học, là tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của của những con người Việt Nam để làm nên những truyền thống hào hùng, đáng tự hào của dân tộc.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Từ những cuộc đời, những hóa thân cụ thể, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước với nhân dân. Cũng qua khổ thơ, tác giả đã bộc lộ được niềm tự hào khôn xiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vóc dáng, dáng hình của quê hương và những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Đó còn là thái độ yêu thương, trân trọng, tự hào trước những đóng góp lớn lao của thế hệ cha ông đi trước.
Đất nước là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận trữ tình và chất suy tưởng mang đến những giá trị tư tưởng đặc sắc cho tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt chất liệu dân gian, đưa vào những yếu tố văn hóa đậm nét, nổi bật để thể hiện những cảm nhận độc đáo về đất nước.
Đoạn thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đây cũng là đóng góp mới lạ, độc đáo về chủ đề đất nước. Đất nước đã mang đến cho người đọc bao cảm xúc tự hào, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước.
Cảm nhận đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” – Mẫu 10
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…” Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là tư tưởng bao trùm của chương “Đất Nước” cũng như của cả trường ca: ca ngợi vai trò và sự hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đoạn thơ từ câu: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…” là một trong những đoạn thơ tiêu biểu thể hiện tư tưởng này. Đoạn thơ gọi tên các danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hoá với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái đến con cóc, con gà ở Hạ Long, chín mươi chín con voi về dựng đất Tổ Hùng Vương đến Đà Nẵng với núi Bút, non Nghiên, miền Nam với những cánh đồng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.
Những thắng cảnh thiên nhiên hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Những thắng cảnh này là sự hoá thân xả thân từ những gì có thật.T
Từ tình yêu giữa vợ và chồng: nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng ngày đêm mỏi mòn hoá đá. Từ sự son sắt thuỷ chung tha thiết của tình yêu lứa đôi. Trong cái riêng nhất của đời sống vẫn canh cánh trong lòng tình yêu đất nước. Từ những hiện tượng, thiên nhiên, địa lý lặng lẽ âm thầm như dòng sông, ao đầm đến những mảnh đất thiêng liêng như đất Tổ Hùng Vương đều có tiếng nói riêng kêu gọi hướng về cội nguồn nòi giống.
Cảm động nhất là những con người, con vật quê hương đều có chung ý nghĩ làm giàu đẹp sang trọng cho đất nước.
Cả đoạn thơ như sự huy động lực lượng tối đa để kiến tạo nên một đất nước riêng của mình. Nguyễn Khoa Điềm hiểu đến tận cùng những ký thác mà lịch sử cha ông để lại.
Những địa danh trên không chỉ là tên gọi của những cảnh trí thiên nhiên thuần tuý mà được cảm nhận thông qua cảnh ngộ số phận của người dân. Dáng hình Đất Nước được tạc nên từ bao mất mát, đau thương vui buồn hạnh phúc… của nhân dân. Chính họ đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất.
Từ những hình ảnh, cảnh vật, hiện tượng cụ thể nhà thơ đúc kết thành một khái quát sâu sắc:
“Và đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình… núi sông ta”
Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử 4000 năm của đất nước: không nói tới các triều đại hay những người anh hùng được lưu danh mà ca ngợi người dân- những con người vô danh giản dị mà phi thường:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Chính họ đã làm ra Đất Nước”
Mạch cảm xúc dồn tụ dần và kết thúc bật lên tư tưởng chủ đạo của cả chương thơ và bản trường ca:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Tư tưởng chủ đạo của chương được thể hiện bằng hình thức trữ tình chính luận. Nguyễn Khoa Điềm đưa ra để thuyết phục người đọc thật giản dị: chính người dân – những con người vô danh đã kiến tạo và bảo vệ Đất Nước, xây dựng truyền thống văn hóa lịch sử ngàn đời. Lý lẽ ấy không phát biểu một cách khô khan mà bằng hình ảnh gợi cảm, giọng thơ sôi nổi tha thiết.
Qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và nghĩ suy, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với người dân, đất nước của thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ.
Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm “Đất Nước của nhân dân”- tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ về Đất Nước ngay cả ở những chỗ đã rất quen thuộc.
Quan niệm ấy thực ra đã có ngọn nguồn từ trong dòng tư tưởng và văn chương truyền thống của dân tộc ta. Nhưng đến thời hiện đại, tư tưởng ấy lại càng trở nên sâu sắc và được thể hiện phong phú trong thơ ca.
***********************
Trên đây là bài văn mẫu bình giảng đoạn thơ “những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” hay, đặc sắc nhất. Nếu muốn rèn luyện thêm kỹ năng viết văn bình giảng, chuẩn bị tốt cho các bài thi, bài kiểm tra Ngữ văn trên lớp sau này, các em có thể tham khảo thêm các bài viết Bình giảng đoạn thơ sau trong Đất Nước: “Trong anh và em hôm nay… Làm nên Đất Nước muôn đời”, viết cảm hứng về bài thơ Đất nước, Qua phần 1 đoạn Đất Nước, phân tích cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,..
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu