Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
- Phân tích bài thơ Tràng giang (Huy Cận) ngắn gọn, hay nhất
- Kể chuyện là gì? Thế nào là kể chuyện? Bài tập ví dụ minh họa về kể chuyện lớp 4
- Ý nghĩa tên Trâm là gì & tên đệm cho con gái tên Trâm sang, độc
- 99+ Hình nền Rubik đẹp nhất, Ảnh nền Rubik cho điện thoại
- Hoàn thành sơ đồ tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O được thcs Hồng Thái biên soạn giúp bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3, từ đó vận dụng giải các bài tập nhiệt phân cũng như hoàn thành các chuỗi phản ứng hóa học vô cơ từ Fe(OH)3 ra Fe2O3 dựa vào phương trình này. Mời các bạn tham khảo.
Bạn đang xem: Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
1. Phương trình nhiệt phân Fe(OH)3
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2. Điều kiện để phản ứng Fe(OH)3 ra Fe2O3
Nhiệ độ
3. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước
Tương tự Fe(OH)3, một số bazơ không tan khác như Cu(OH)2, Al(OH)3,… cũng bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước.
Bạn đang xem: Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Cu(OH)2 CuO + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Bazo nào dưới đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước
A. Ba(OH)2.
B. Ca(OH)2.
C. KOH.
D. Zn(OH)2.
Câu 2. Dãy bazo nào sau đây bị nhiệt phân hủy
A. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.
B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.
Đáp án C: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.
Câu 3. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:
A. Zn(OH)2
B. Fe(OH)3
C. KOH
D. Al(OH)3
Câu 4. Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):
A. NaOH và KCl
B. NaOH và HCl
C. NaOH và MgCl2
D. NaOH và Al(OH)3
Câu 5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: KCl, Ba(OH)2, KOH, K2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. quỳ tím
B. dung dịch HCl
C. dung dịch BaCl2
D. dung dịch KOH
Trích mẫu thử ra ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:
Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: KOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).
Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: KCl, K2SO4 (nhóm 2).
Xem thêm : Công thức tính chu vi hình tròn
Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là K2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 + KOH
Câu 6. Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 13,44 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là
A. 200 ml
B. 150 ml
C. 400 ml
D. 300 ml
nH2(đktc) = VH2/22,4 = 13,44/22,4 = 0,6 (mol)
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
(mol) 0,4 ← 0,6
Theo phương trình phản ứng hóa học
nNaOH = 2/3nH2 =2/3.0,6 = 0,6 (mol)
→ VNaOH = nNaOH : CM = 0,4 : 1 = 0,4 (lít) = 400 (ml)
Câu 7. Để hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là :
A. 1,8.
B. 0,8.
C. 2,3.
D. 1,6.
Vì số mol của FeO và Fe2O3 trong hỗn hợp bằng nhau nên ta quy đổi hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 thành Fe3O4.
Ta có = 13,6/233 = 0,05 mol.
nHCl = 2.nO (trong oxit) = 2 . 0,05 .4 = 0,4 (mol)
=> VHCl = 0,4 : 0,5 = 0,8 lít
Câu 8. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 31,5 gam HNO3, thu được 0,784 lít NO2 (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4,88 gam chất rắn X. Nồng độ % của dung dịch HNO3 có giá trị là:
A. 47,2%.
B. 46,2%.
C. 46,6%.
D. 44,2%.
Chất rắn X là Fe2O3
=> nFe2O3 = 4,88/160 = 0,0305 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe
=> nFe(OH)3 = 2 nFe2O3 = 0.0305. 2 = 0,244 mol
Gọi số mol của Fe3O4, FeS2 lần lượt là x, y (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe
=> 3.nFe3O4 + nFeS2 = nFe(OH)3
Xem thêm : Viết 2 – 3 câu về hoạt động học tập của trẻ em. | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
=> 3x + y = 0,122 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn electron
=> nFe3O4 + 15 . nFeS2 = nNO2
=> x + 15y = 0,035 (2)
Từ (1) và (2)
=> x = 0,02; y = 0,002
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na
=> nNaOH = nNaNO3 + 2.nNa2SO4 (3)
nNa2SO4 = 2 . nFeS2 = 0,001 . 2 = 0,002 mol (4)
=> nNaNO3 = 0,02 – 0,002 . 2 = 0,196 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N là:
nHNO3 = nNaNO3 + nNO2 = 0,196 + 0,35 = 0,231 (mol)
=> C% HNO3 = (0,231 . 31,5):31,5. 100% = 46,2%
Câu 9. Người ta tiến hành điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được, không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch chất gì để bảo quản
A. một lượng sắt dư .
B. một lượng kẽm dư.
C. một lượng HCl dư.
D. một lượng HNO3 dư.
Câu 10. Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 1,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là
A. 46,4 gam.
B. 23,2 gam.
C. 11,6 gam.
D. 34,8 gam.
Theo bài ra, xác định được sau phản ứng chỉ thu được FeSO4
→ nFeSO4 = nSO42- = naxit = 0,3 mol.
Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe3O4 = 0,3 : 3 = 0,1 mol
→ m = 0,1.232 = 23,2 gam.
………………………….
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
Trên đây thcs Hồng Thái đã giới thiệu Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, thcs Hồng Thái xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà thcs Hồng Thái tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, thcs Hồng Thái đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu