Giải bài 21, 22, 23 trang 111 SGK Toán 9 tập 1
- Sau thí nghiệm, chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
- Hiện tượng phóng xạ, biểu thức Định luật phóng xạ, Công thức tính chu kỳ bán rã – Vật lý 12 bài 37
- Hóa 11 bài 21: Cách lập công thức phân tử (CTPT) hợp chất hữu cơ
- Học lớp 6 bao nhiêu tuổi? Lớp 6 là 2k mấy?
- Hình cầu là gì? Công thức tính diện tích hình cầu, thể tích khối cầu Đầy Đủ
Giải bài tập trang 111 bài 5 dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn SGK Toán 9 tập 1. Câu 21: Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA)…
Bài 21 trang 111 sgk Toán 9 – tập 1
Bạn đang xem: Giải bài 21, 22, 23 trang 111 SGK Toán 9 tập 1
Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn.
Giải:
Bạn đang xem: Giải bài 21, 22, 23 trang 111 SGK Toán 9 tập 1
Chứng minh được tam giác ABC vuông tại A (theo định lý Pytago đảo):
\(BC^2=AC^2+AB^2\)
\(\Rightarrow AC\perp AB\) tại A
Vậy AC là tiếp tuyến của đường tròn
Bài 22 trang 111 sgk Toán 9 – tập 1
Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.
Giải:
Phân tích:
Giả sử đã dựng được đường tròn thỏa mãn đề bài.
Tâm O thỏa mãn hai điều kện:
– O nằm trên đường trung trực của AB (vì đường tròn đi qua A và B).
– O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A (vì đường tròn tiếp xúc với đường thẳng d tại A).
Vậy O là giao điểm của hai đường thẳng nói trên.
Cách dựng:
– Dựng đường trung trực m của AB.
– Từ A dựng một đường thẳng vuông góc với d cắt đường thẳng m tại O.
– Dựng đường tròn (O;OA). Đó là đường tròn phải dựng.
Chứng minh:
Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA=OB, do đó đường tròn (O;OA) đi qua A và B.
Đường thẳng \(d\perp OA\) tại A nên đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A.
Xem thêm : Giải SBT bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ | SBT Địa lí 10
Biện luận: Bài toán luôn có nghiệm hình.
Bài 23 trang 111 sgk Toán 9 – tập 1
Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C (cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ).
Giải:
Chiều quay đường tròn tâm A và tâm C cùng chiều kim đồng hồ.
Đường tròn (B) quay ngược chiều với hai đường tròn (A) và (C).
Trường thcs Hồng Thái
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giải bài tập
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu