Nhường cơm sẻ áo là gì? Ý nghĩa nhân văn và bài học yêu thương
Việt Nam là đất nước có kho tàng văn học lâu đời và mang ý nghĩa nhân văn to lớn, trong đó ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những món ăn tinh thần gắn liền với đời sống thường nhật của con người Việt Nam, cũng là những câu răn dạy ngắn gọn, súc tích của người lớp trước để lại cho con cháu. “Nhường cơm sẻ ao” là thành ngữ được sử dụng nhiều trong xã hội Việt Nam hàng nghìn năm qua, được đưa vào giảng dạy ngay từ những lớp đầu tiên của cấp tiểu học tại Việt Nam. Vậy “nhường cơm sẻ áo” là gì? Mang ý nghĩa gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả, mời các bạn cùng theo dõi.
Bạn đang xem: Nhường cơm sẻ áo là gì? Ý nghĩa nhân văn và bài học yêu thương
Nhường cơm sẻ áo là gì?
Theo từ điển tiếng việt, “nhường cơm sẻ áo” là “Giúp đỡ nhau về những thứ tối cận cho đời sống khi hoạn nạn”.
Nhường cơm sẻ áo là gì
Nhường cơm sẻ áo là câu thành ngữ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hệt như câu chữ mà nó thể hiện.
Nhường và sẻ đều có nghĩa là sự chia sẻ, ý nói đến việc đem những thứ mà mình có chia sẻ cho những người khó khăn hơn.
Cơm và áo đều là những nhu cầu tối thiểu nhất của con người, bởi con người ai ai cũng cần phải ăn, cần phải mặc để có thể sinh tồn. Vì vậy việc ‘nhường’ và ‘sẻ’ cơm áo chính là sự cho đi những thứ mình có để giúp đỡ người khác.
Xem thêm : Ca sĩ Khánh Đơn là ai? Tiểu sử ca sĩ Khánh Đơn – Chồng cũ Lương Bích Hữu
Nhường – Sẻ: Ý nói đến chia sẻ đồ ăn, nước uống hoặc những vật dụng với nhau
Cơm – Áo: Cơm đại diện cho thức ăn và Áo đại diện cho đồ mặc trên người những thứ rất quan trọng đối với con người
Ý nghĩa thành ngữ Nhường cơm sẻ áo
Thành ngữ ‘Nhường cơm sẻ áo’ có nghĩa là sự quan tâm đùm bọc, giúp đỡ và chia sẻ vấn đề cơm áo gạo tiền, hoặc những thứ cần thiết khi thấy người khác gặp khó khăn trong cuộc sống. Cũng giống như câu nói “máu chảy ruột mềm” chúng ta là người chung một nước phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Đừng vì một chút lợi lộc nhỏ mà bỏ mặc người khác.
Bên cạnh đó, câu thành ngữ còn mang ý nghĩa của sự nhường nhịn, san sẻ những niềm vui và cả nỗi buồn, cùng giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khoảng thời gian khó khăn trong đời. Bởi trong những thời khắc khó khăn nhất, bất cứ ai cũng mong muốn có được sự chia sẻ và quan tâm từ những người xung quanh.
Nhường cơm sẻ áo không chỉ nhắc đến vấn đề san sẻ về mặt vật chất mà còn thể hiện tấm lòng thấu hiểu và san sẻ buồn vui về mặt tinh thần. Tựa như trong thời khắc suy sụp nhất, bạn cảm thấy hoàn toàn mất phương hướng, mất đi niềm tin và cả sự hy vọng, bỗng có một bàn tay đưa đến cho bạn “một chiếc phao” và nói với bạn rằng tất cả đều sẽ qua thôi. Dù đó chỉ là một hành động nhỏ nhoi, nhưng đôi khi lại có thể cứu vớt một sinh mạng.
Dù trong thời đại xưa hay trong thời hiện đại ngày nay, những thành ngữ mang tính nhân văn và triết lý sống sâu sắc như ‘Nhường cơm sẻ áo’, vẫn luôn là điều đáng để thế hệ sau tự hào, học hỏi và noi theo tấm gương cha ông ngày trước.
Xem thêm : Mâu thuẫn biện chứng là gì? Ví dụ mâu thuẫn biện chứng trong cuộc sống
Trong cuộc sống, luôn tồn tại sự ‘nhường cơm sẻ áo’ giữa người với người, đó là cách để chúng ta thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và yêu thương lẫn nhau. Rất nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng đã từng nhắc đến việc sẻ chia tình cảm, và gửi gắm tấm lòng đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, giống như những câu châm ngôn và lời nói tốt đẹp dưới đây.
- Sự thành công trong cách ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. – Dale Carnegie
- Một người bạn là người mà ta có thể trút ra tất cả trái tim mình, trái tim đầy tro trấu, biết rằng những bàn tay dịu dàng nhất sẽ cầm lấy nó và sàng lọc, giữ lại những gì đáng giữ, và với hơi thở của lòng tốt, thổi đi tất cả những phần thừa. – Sưu tầm
- Khi bạn thấy ai đó quyết định sai lầm và gặp rắc rối, có lẽ họ cần sự giúp đỡ và cảm thông của bạn chứ không phải là sự phán xét. – Khuyết danh
- Chúng ta cảm thương người khác trong những bất hạnh mà chính chúng ta đã trải nghiệm. – Jean Jacques Rousseau
- Bạn tiến xa tới đâu trong đời phụ thuộc vào việc bạn nhẹ nhàng với người trẻ, cảm thông với người già, đồng cảm với người đang tranh đấu, và khoan dung với cả kẻ yếu và kẻ mạnh. Bởi vì một ngày nào đó trong đời, bạn sẽ thấy mình đã từng trải qua tất cả những khoảnh khắc ấy. – George Washington Carver
- Cho khi được hỏi cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều khi cho mà không cần được hỏi, nhờ sự cảm thông. – Sophia Loren
- Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều. – Sưu tầm
- Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì ko bao giờ nhạt phai. – Sưu tầm
- Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. – Sưu tầm
- Hãy chịu khó dừng lại và nghĩ về cảm xúc của đối phương, quan điểm của đối phương, mong muốn và nhu cầu của đối phương. Hãy nghĩ nhiều hơn về điều đối phương muốn, và cách đối phương cảm nhận. – Maxwell Maltz
- Tôi tin rằng bạn nên hướng tới thấu hiểu người khác, và rồi đến được thấu hiểu. – Tony Gaskins
- Nếu bạn không thể là Mặt Trời thì cũng đừng làm một đám mây. Nếu bạn không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng. – Sưu tầm
- Chẳng bao giờ có loại thuốc bổ chữa được những căn bệnh xã hội hữu hiệu tốt hơn một mái ấm khỏe khoắn và hạnh phúc. Chẳng bao giờ có nguồn ổn định xã hội lớn hơn một gia đình yêu thương và biết cảm thông. Chẳng bao giờ có cách giúp trẻ em hạnh phúc tốt hơn lời tâm tình của bậc cha mẹ sáng suốt và trìu mến. – Richard L Evans
- Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn. – Sưu tầm
- Mỗi chúng ta đều đã sống qua sự khốn khổ, sự cô đơn, siêu bão hoặc ngoài trời hoặc trong tâm tưởng, nên khi ta nhìn nhau, ta phải nói, tôi thấu hiểu. Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào vì tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh của bạn. Chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và cảm thông với nhau bởi mỗi chúng ta đều giống nhau hơn là khác nhau. – Maya Angelou
- Nếu bạn không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng. Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi. – Sưu tầm
- Một nụ cười có thể thay đổi một ngày, một cái ôm có thể thay đổi một tuần, một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. – Sưu tầm
- Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội cho sự tử tế, cảm thông và kiên nhẫn. – Evelyn Underhill
- Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra. – Sưu tầm
- Thay vì lên án người khác, hãy cố hiểu họ. Hãy cố tìm hiểu tại sao họ lại làm điều họ làm. Điều đó có ích và hấp dẫn hơn nhiều phê phán; và nó sinh ra sự cảm thông, lòng khoan dung và sự tử tế. – Dale Carnegie
Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ mang ý nghĩa chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau
Bên cạnh thành ngữ “Nhường cơm sẻ áo’, cha ông ta còn để lại rất nhiều những câu nói đắt giá về việc sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Dưới đây là 48 câu ca dao, tục ngữ có liên quan tới triết lý nhân văn này.
- Lá lành đùm lá rách.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã
- Chị ngã em nâng
- Nhường cơm, sẻ áo.
- Môi hở răng lạnh
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Yêu nhau chín bỏ làm mười.
- Máu chảy ruột mềm
- Chia ngọt sẻ bùi.
- Kính già, già để tuổi cho.
- Bền người hơn bền của
- Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Thấy ai đói rách thì thương
Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn. - Thương người như thể thương thân
Nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là. - Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.
- Ở đời có đức, mặc sức mà ăn.
- Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt.
- Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Cha đời cái áo rách này
Mất chúng mất bạ vì mày áo ơi. - Có anh có chị mới hay
Không anh không chị như cây một mình. - Tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. - Dẫu xây chín bậc phù đồ
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người. - Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời. - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau. - Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.
- Ai ơi, ăn ở cho lành, tu thân tích đức để dành về sau.
- Có câu tích đức tu nhân
Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri. - Mừng cây rồi lại mừng cành
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con. - Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con. - Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không. - Quen nhau từ thuở hàn vi
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn. - Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường - Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm
Tìm người nhân nghĩa khó tìm bạn ơi - Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau… - Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Chi bằng có chú đỡ anh
Có cô đỡ cậu có mình đỡ ta. - Giúp lời không ai giúp của. Giúp đũa không ai giúp cơm
- Mấy ai ở đặng hảo tâm
Nắng hun giúp nón, mưa dầm giúp tơi. - Bà con góp miệng lao xao
Góp tiền góp gạo ai nào thấy đâu. - Nhiều tay vỗ nên bộp, có cột mới nên kèo
Vợ chồng giúp đỡ đói nghèo có nhau. - Yêu nhau đắp điếm mọi bề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. - Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó.
- Ở cho có nghĩa có nhân
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha ân đức, đời con sang giàu
Video về thành ngữ nhường cơm sẻ áo
Kết luận
Thành ngữ ‘Nhường cơm sẻ áo’ đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, tấm lòng quan tâm đùm bọc giúp lẫn nhau của mọi người. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức về sự san sẻ trong cuộc sống, qua đó chung tay giúp nước Việt Nam ta ngày càng giàu mạnh.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Việt Nam là đất nước có kho tàng văn học lâu đời và mang ý nghĩa nhân văn to lớn, trong đó ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những món ăn tinh thần gắn liền với đời sống thường nhật của con người Việt Nam, cũng là những câu răn dạy ngắn gọn, súc tích của người lớp trước để lại cho con cháu. “Nhường cơm sẻ ao” là thành ngữ được sử dụng nhiều trong xã hội Việt Nam hàng nghìn năm qua, được đưa vào giảng dạy ngay từ những lớp đầu tiên của cấp tiểu học tại Việt Nam. Vậy “nhường cơm sẻ áo” là gì? Mang ý nghĩa gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả, mời các bạn cùng theo dõi. “Nhường cơm sẻ áo” là gì? Theo từ điển tiếng việt, “nhường cơm sẻ áo” là “Giúp đỡ nhau về những thứ tối cận cho đời sống khi hoạn nạn”. Người Hà Nội ‘nhường cơm, sẻ áo’ với người nghèo đô thị trong mùa dịch Covid-19 Nhường cơm sẻ áo là gì Nhường cơm sẻ áo là câu thành ngữ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hệt như câu chữ mà nó thể hiện. Nhường và sẻ đều có nghĩa là sự chia sẻ, ý nói đến việc đem những thứ mà mình có chia sẻ cho những người khó khăn hơn. Cơm và áo đều là những nhu cầu tối thiểu nhất của con người, bởi con người ai ai cũng cần phải ăn, cần phải mặc để có thể sinh tồn. Vì vậy việc ‘nhường’ và ‘sẻ’ cơm áo chính là sự cho đi những thứ mình có để giúp đỡ người khác. Nhường – Sẻ: Ý nói đến chia sẻ đồ ăn, nước uống hoặc những vật dụng với nhau Cơm – Áo: Cơm đại diện cho thức ăn và Áo đại diện cho đồ mặc trên người những thứ rất quan trọng đối với con người Ý nghĩa thành ngữ “Nhường cơm sẻ áo” Thành ngữ ‘Nhường cơm sẻ áo’ có nghĩa là sự quan tâm đùm bọc, giúp đỡ và chia sẻ vấn đề cơm áo gạo tiền, hoặc những thứ cần thiết khi thấy người khác gặp khó khăn trong cuộc sống. Cũng giống như câu nói “máu chảy ruột mềm” chúng ta là người chung một nước phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Đừng vì một chút lợi lộc nhỏ mà bỏ mặc người khác. Cùng Xem: Giải thích ý nghĩa thành ngữ Nhường cơm sẻ áo nói đến điều gì? – Nội Thất Xinh Bên cạnh đó, câu thành ngữ còn mang ý nghĩa của sự nhường nhịn, san sẻ những niềm vui và cả nỗi buồn, cùng giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khoảng thời gian khó khăn trong đời. Bởi trong những thời khắc khó khăn nhất, bất cứ ai cũng mong muốn có được sự chia sẻ và quan tâm từ những người xung quanh. Nhường cơm sẻ áo không chỉ nhắc đến vấn đề san sẻ về mặt vật chất mà còn thể hiện tấm lòng thấu hiểu và san sẻ buồn vui về mặt tinh thần. Tựa như trong thời khắc suy sụp nhất, bạn cảm thấy hoàn toàn mất phương hướng, mất đi niềm tin và cả sự hy vọng, bỗng có một bàn tay đưa đến cho bạn “một chiếc phao” và nói với bạn rằng tất cả đều sẽ qua thôi. Dù đó chỉ là một hành động nhỏ nhoi, nhưng đôi khi lại có thể cứu vớt một sinh mạng. Tấm lòng vàng – Mạnh thường quân quyên góp giúp đỡ người nghèo khó Dù trong thời đại xưa hay trong thời hiện đại ngày nay, những thành ngữ mang tính nhân văn và triết lý sống sâu sắc như ‘Nhường cơm sẻ áo’, vẫn luôn là điều đáng để thế hệ sau tự hào, học hỏi và noi theo tấm gương cha ông ngày trước. Những câu nói hay về ‘nhường cơm sẻ áo’. Trong cuộc sống, luôn tồn tại sự ‘nhường cơm sẻ áo’ giữa người với người, đó là cách để chúng ta thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và yêu thương lẫn nhau. Rất nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng đã từng nhắc đến việc sẻ chia tình cảm, và gửi gắm tấm lòng đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, giống như những câu châm ngôn và lời nói tốt đẹp dưới đây. Sự thành công trong cách ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. – Dale Carnegie Một người bạn là người mà ta có thể trút ra tất cả trái tim mình, trái tim đầy tro trấu, biết rằng những bàn tay dịu dàng nhất sẽ cầm lấy nó và sàng lọc, giữ lại những gì đáng giữ, và với hơi thở của lòng tốt, thổi đi tất cả những phần thừa. – Sưu tầm Khi bạn thấy ai đó quyết định sai lầm và gặp rắc rối, có lẽ họ cần sự giúp đỡ và cảm thông của bạn chứ không phải là sự phán xét. – Khuyết danh Chúng ta cảm thương người khác trong những bất hạnh mà chính chúng ta đã trải nghiệm. – Jean Jacques Rousseau Bạn tiến xa tới đâu trong đời phụ thuộc vào việc bạn nhẹ nhàng với người trẻ, cảm thông với người già, đồng cảm với người đang tranh đấu, và khoan dung với cả kẻ yếu và kẻ mạnh. Bởi vì một ngày nào đó trong đời, bạn sẽ thấy mình đã từng trải qua tất cả những khoảnh khắc ấy. – George Washington Carver Cho khi được hỏi cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều khi cho mà không cần được hỏi, nhờ sự cảm thông. – Sophia Loren Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều. – Sưu tầm Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì ko bao giờ nhạt phai. – Sưu tầm Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. – Sưu tầm Hãy chịu khó dừng lại và nghĩ về cảm xúc của đối phương, quan điểm của đối phương, mong muốn và nhu cầu của đối phương. Hãy nghĩ nhiều hơn về điều đối phương muốn, và cách đối phương cảm nhận. – Maxwell Maltz Tôi tin rằng bạn nên hướng tới thấu hiểu người khác, và rồi đến được thấu hiểu. – Tony Gaskins Nếu bạn không thể là Mặt Trời thì cũng đừng làm một đám mây. Nếu bạn không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng. – Sưu tầm Chẳng bao giờ có loại thuốc bổ chữa được những căn bệnh xã hội hữu hiệu tốt hơn một mái ấm khỏe khoắn và hạnh phúc. Chẳng bao giờ có nguồn ổn định xã hội lớn hơn một gia đình yêu thương và biết cảm thông. Chẳng bao giờ có cách giúp trẻ em hạnh phúc tốt hơn lời tâm tình của bậc cha mẹ sáng suốt và trìu mến. – Richard L Evans Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn. – Sưu tầm Mỗi chúng ta đều đã sống qua sự khốn khổ, sự cô đơn, siêu bão hoặc ngoài trời hoặc trong tâm tưởng, nên khi ta nhìn nhau, ta phải nói, tôi thấu hiểu. Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào vì tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh của bạn. Chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và cảm thông với nhau bởi mỗi chúng ta đều giống nhau hơn là khác nhau. – Maya Angelou Nếu bạn không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng. Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi. – Sưu tầm Một nụ cười có thể thay đổi một ngày, một cái ôm có thể thay đổi một tuần, một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống. – Sưu tầm Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội cho sự tử tế, cảm thông và kiên nhẫn. – Evelyn Underhill Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra. – Sưu tầm Thay vì lên án người khác, hãy cố hiểu họ. Hãy cố tìm hiểu tại sao họ lại làm điều họ làm. Điều đó có ích và hấp dẫn hơn nhiều phê phán; và nó sinh ra sự cảm thông, lòng khoan dung và sự tử tế. – Dale Carnegie Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ mang ý nghĩa chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau Bên cạnh thành ngữ “Nhường cơm sẻ áo’, cha ông ta còn để lại rất nhiều những câu nói đắt giá về việc sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Dưới đây là 48 câu ca dao, tục ngữ có liên quan tới triết lý nhân văn này. Lá lành đùm lá rách. Một giọt máu đào hơn ao nước lã Chị ngã em nâng Nhường cơm, sẻ áo. Môi hở răng lạnh Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Yêu nhau chín bỏ làm mười. Máu chảy ruột mềm Chia ngọt sẻ bùi. Kính già, già để tuổi cho. Bền người hơn bền của Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Thấy ai đói rách thì thương Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn. Thương người như thể thương thân Nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. Ở đời có đức, mặc sức mà ăn. Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt. Vì tình vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Cha đời cái áo rách này Mất chúng mất bạ vì mày áo ơi. Có anh có chị mới hay Không anh không chị như cây một mình. Tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. Dẫu xây chín bậc phù đồ Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người. Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Đó nghèo thì đây cũng nghèo Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em. Ai ơi, ăn ở cho lành, tu thân tích đức để dành về sau. Có câu tích đức tu nhân Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri. Mừng cây rồi lại mừng cành Cây đức lắm chồi, người đức lắm con. Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Chị em một ruột cắt ra Chị không em có cũng là như không. Quen nhau từ thuở hàn vi Bây giờ sang trọng há chi bần hàn. Thương ai chữ nghĩa hơn vàng Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường Tìm vàng, tìm bạc dễ tìm Tìm người nhân nghĩa khó tìm bạn ơi Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau… Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Chi bằng có chú đỡ anh Có cô đỡ cậu có mình đỡ ta. Giúp lời không ai giúp của. Giúp đũa không ai giúp cơm Mấy ai ở đặng hảo tâm Nắng hun giúp nón, mưa dầm giúp tơi. Bà con góp miệng lao xao Góp tiền góp gạo ai nào thấy đâu. Nhiều tay vỗ nên bộp, có cột mới nên kèo Vợ chồng giúp đỡ đói nghèo có nhau. Yêu nhau đắp điếm mọi bề Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó. Ở cho có nghĩa có nhân Cây đức lắm chồi, người đức lắm con Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha ân đức, đời con sang giàu Video về thành ngữ “nhường cơm sẻ áo” Kết luận Thành ngữ ‘Nhường cơm sẻ áo’ đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, tấm lòng quan tâm đùm bọc giúp lẫn nhau của mọi người. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức về sự san sẻ trong cuộc sống, qua đó chung tay giúp nước Việt Nam ta ngày càng giàu mạnh.
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu