Vì sao tháng 2 có 28 ngày? Tại sao tháng 2 có 29 ngày?
Giới thiệu về dương lịch và âm lịch
Hiện nay, các dân tộc trên thế giới sử dụng rất nhiều cách tính thời gian khác nhau, nhưng chủ yếu là 3 loại: dương lịch, âm lịch và âm dương lịch. Việt Nam sử dụng loại “âm lịch” (hay còn gọi là nông lịch). Thực ra, đó chính là âm dương lịch chứ không phải hoàn toàn là âm lịch.
Bạn đang xem: Vì sao tháng 2 có 28 ngày? Tại sao tháng 2 có 29 ngày?
Mặt trăng – “sao Thái âm” – có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người châu Á.
Năm dương lịch
Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.
Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Năm âm lịch
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đó là năm âm lịch thực sự. Thời cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là hai nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới.
Vì sao tháng 2 có 28 ngày
Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 – 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.
Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.
Mỗi tháng Dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng tháng Hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày nếu là năm nhuận, là do giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.
Nguồn gốc của tháng 2 có 28 ngày
Năm 46 trước Công nguyên, Thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương đã quy định mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng Hai là tháng chẵn, lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Tuy nhiên nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày, do đó người ta buộc phải tìm cách bớt đi một ngày trong mỗi năm.
Khi đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân bị tuyên án tử hình và đều phải chấp hành hình phạt vào tháng Hai, khiến mọi người cho rằng tháng đó không may mắn. Do vậy, người ta quyết định bớt đi một số ngày của tháng Hai với mục đích để “tháng đen đủi” này qua nhanh hơn.
Lịch này sau đó được gọi là lịch Julius, theo tên người đặt ra nó. Sau khi Vua Augustus lên nắm quyền, lịch bị thay đổi. Đầu tiên, Augustus phát hiện ra Julius Cesar sinh vào tháng 7 – một tháng đủ, có 31 ngày, trong khi Augustus lại sinh ra vào tháng 8 – một tháng thiếu, chỉ 30 ngày. Để thể hiện uy quyền của mình, Augustus đã đổi tháng 8 thành 31 ngày.
Sự thay đổi này khiến tháng 9 và 11 ban đầu là tháng đủ bỗng thành tháng thiếu. Tương tự, tháng 10 và 12 ban đầu là tháng thiếu lại sửa thành tháng đủ. Ngoài ra, số ngày trong năm cũng tăng thêm một ngày. Cuối cùng, tháng 2 đen đủi lại bị cắt bớt một ngày nữa, chỉ còn 28 ngày.
Cứ 4 năm, tháng Hai mới có một lần 29 ngày do quy luật năm nhuận.
Theo một cách giải thích khác, từ tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, người ta kết luận rằng Romulus – vị vua đầu tiên của thành Rome – chính là người nghiên cứu về Mặt trăng và ban hành một loại lịch theo Mặt trăng – giống với âm lịch nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng Ba và kết thúc với tháng 12. Người ta đặt tên các tháng theo tiếng La Mã như sau: Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày. Một năm có tổng cộng 304 ngày.
Chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất thông thường là 365 ngày, như vậy sẽ có một khoảng thời gian hơn 60 ngày không được đo đếm bởi lịch trên. Đến năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius nhận thấy điều này là cực kỳ ngớ ngẩn nên quyết định bổ sung tháng Một và tháng Hai, mỗi tháng có 28 ngày cho đúng 12 chu kỳ Mặt trăng. Mỗi năm có 360 ngày, và tháng Hai chính là tháng cuối cùng, được coi là “em út”.
Do lịch này chưa hoàn hảo trong việc đo đếm thời gian nên đến năm 45 TCN, Julius Caesar mới thay đổi.
Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ta ban hành dựa vào chu kỳ của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng. 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào cuối tháng mười hai (lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3, … là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng).
Xem thêm : Văn mẫu bài tập làm văn số 5 đề 4 – Văn lập luận chứng minh lớp 7
Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch, vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.
Khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Mỗi tháng có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ Trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng một thêm một ngày thành 29 ngày, còn tháng hai không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày.
Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì thế, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng hai (những năm đó tháng hai chỉ có 23 ngày).
Việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 trước Công nguyên, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này. Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).
Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời, hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày.
Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng hai có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm một ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy sau này khi các tháng đặt tên lại, ngày thứ hai chín của tháng hai được chuyển sang tháng tám do tháng này đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã), để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng bảy (July)- tên của Julius Caesar.
Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.
Ngày nhuận là gì ?
Ngày nhuận hay còn được gọi là ngày nhuần, theo lịch dương thì năm mà tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29 tháng 2 được gọi là ngày nhuận.
Muốn biết năm nào của Dương lịch là năm nhuận thì ta chỉ cần lấy số biểu của năm đó đem chia cho 4 mà vừa đủ thì năm đó là năm Dương lịch có nhuận tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Vì thông thường tháng 2 Dương lịch chỉ có 28 ngày mà thôi.
Nhưng lưu ý rằng đối với những năm tròn Thế kỷ (tức số biểu của năm đó có 2 con số không ở cuối thì ta phải lấy 2 con số đầu của số biểu để chia cho 4. Nếu chia vừa đủ là năm đó có nhuận.
Để giải thích điều này, chúng ta phải quay về xét vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. Mọi người chắc hẳn đều biết rằng Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.
Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.
Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Ngày dư ra mỗi 4 năm 1 lần đó được tính vào tháng 2, từ 28 ngày, tháng 2 có thêm 1 ngày nhuận là ngày 29/2.
Cách tính năm nhuận dựa theo lịch Gregory – loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận.
Năm nào sẽ có ngày nhuận
Để xác định năm nhuận theo dương lịch, cũng chính là năm có ngày nhuận 29/2, bạn chỉ cần lấy số biểu của năm đó chia cho 4, nếu kết quả là chia hết thì đó chính là năm nhuận có ngày nhuận 29/2 theo dương lịch, khác với những năm bình thường khi mà tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Tuy nhiên, với những năm tròn thế kỉ, tức số biểu của năm là 2 số 0 ở cuối thì phải lấy 2 số đầu của số biểu năm đem chia 4. Năm nào chia hết thì sẽ là năm có ngày nhuận 29/2.
Còn với năm nhuận theo âm lịch, bạn cũng hoàn toàn có thể tính được khi nào thì tới năm nhuận. Sở dĩ 3 năm âm lịch mới có 1 năm nhuận mà 19 năm lại có tới 7 năm nhuận là vì trong 19 năm đó, nếu tính theo lịch dương thì có 228 tháng, song theo lịch âm thì con số này chỉ là 235, so ra thì năm âm lịch thừa mất 7 tháng so với năm dương lịch.
Người ta quy ước rằng 7 tháng thừa ra đó chính là 7 tháng nhuận, rơi vào các năm 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong chu kì 19 năm. Để tính xem năm nào là năm nhuận theo lịch âm, bạn chỉ cần lấy số năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch đó chia cho 19. Nếu thu được số dư là 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì đó chính là năm nhuận theo lịch âm.
Những điều thú vị trong ngày nhuận 29/2
Kể từ năm 1288, ngày 29/2 được xem là “ngày quyền lợi phụ nữ” ở Scottland, hay còn gọi là “ngày phụ nữ cầu hôn”, do nữ hoàng Margarit ban bố. Trong ngày đặc biệt này, phụ nữ Scottland có thể thoải mái cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào, không cần phải tuân theo phong tục xưa kia là chỉ đàn ông mới có quyền cầu hôn phụ nữ.
Dần dà, phong tục độc đáo và phá cách mới lạ này lan truyền sang cả các nước ở châu Âu, châu Mỹ và được phái nữ hưởng ứng nhiệt liệt. Đây còn được coi là ngày lễ Tình nhân không chính thức chỉ sau ngày 14/2, bởi phụ nữ có thể vượt qua mọi rào cản xã hội để thể hiện tình cảm của mình.
Xem thêm : 99+ Hình ảnh Phật a di đà 3d ngồi đẹp nhất thế giới
Có khá nhiều cặp đôi đã nên duyên nhờ phong tục mới mẻ, cho phép phụ nữ có quyền chủ động, dù chỉ trong 1 ngày này. Song trong trường hợp người đàn ông không có tình cảm đáp lại thì sao? Bởi lẽ phụ nữ là phái yếu và luôn cần được nâng niu, người ta đặt ra lệ rằng nếu ai đó từ chối tình cảm của phụ nữ vào ngày này thì cần phải tặng quà cho người phụ nữ đó.
Cách tính năm nhuận chính xác
Tính năm nhuận theo dương lịch:
Theo nhiều chuyên gia chi sẻ, cách tính năm nhuận theo dương lịch là những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ: Năm 2016 chia hết cho 4 nên năm 2016 trở thành năm nhuận.
Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).
Với những năm không phải năm nhuận thì tháng 2 có 28 ngày, còn với năm nhuận thì tháng 2 có có 29. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ
Tính năm nhuận theo âm lịch:
Theo nguyên lý hoạt độn cảu Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời thì mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay còn gọi là thời điểm Sóc.
Lịch âm lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. Lịch này sẽ bị lệch gần 11 ngày so với dương lịch. Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày, cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Dồn tiếp 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận.
Vì vậy cách tính năm nhuận sẽ được tính như sau:
Lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Ví dụ:2014 là năm nhuận âm lịch (thêm một tháng) vì 2014 chia hết cho 19 số dư là 0.
2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3.
2019 không phải năm nhuận âm lịch vì 2019 chia cho 19 dư 5.
2020 là năm nhuận âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.
Với cách tính năm nhuận ở trên thì năm 2020 chính là năm nhuận và theo âm lịch tháng nhuận của năm 2020 chính là tháng 4.
Cách tính đơn giản như sau: năm 2020 chia cho 19 ta sẽ được kết quả là 2020 chia hết cho 19 và dư 6.
**********
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu