Bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.
Bạn đang xem: Bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Đề bài:
Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ – A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi.
Bạn đang xem: Bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1
A Cổ sung sướng chào:
– Cháu chào ông ạ!
Ông vui vẻ nói:
– A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
– Thưa ông, có ạ!
(Bùi Nguyên Khiết, Người du kích trên núi chè tuyết)
a) Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? (Chọn trong các từ: chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp).
b) Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c) Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Trả lời bài 2 trang 20 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
a)
+ Nhân vật em nhỏ thực hiện hành động chào, đáp lời nhằm chào A Cổ, và trả lời câu hỏi của A Cổ.
+ Nhân vật A Cổ thực hiện hành động chào đáp và hỏi nhằm chào lại em nhỏ và hỏi em nhỏ.
b)
+ Ba câu hỏi không phải đều dùng để hỏi.
+ Câu hỏi đầu tiên thực hiện mục đích chào.
+ Câu hỏi thứ hai thực hiện mục đích khen.
+ Câu hỏi thứ ba thực hiện mục đích hỏi.
c)
+ Lời nói của em nhỏ thể hiện thái độ tôn trọng đối với A Cổ, là người nhỏ tuổi trong quan hệ giao tiếp với người lớn tuổi.
Xem thêm : Văn mẫu lớp 6 Kể về người bà của em hay nhất
+ Lời nói của A Cổ thể hiện sự ân cần, trìu mến đối với cháu nhỏ, là người lớn tuổi hơn.
Cách trình bày 2
a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa.
Mục đích: chào hỏi và trao đổi thông tin.
b. Trong lời của nhân vật ông già, tuy cả ba câu đều có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ ba (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) mới có mục đích hỏi thật sự. Các câu còn lại lần lượt được dùng với mục đích để chào và để khen (A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ?)
c. Lời nói của hai nhân vật giao tiếp đã bộc lộ rõ tình cảm, quan hệ của hai người. A Cổ kính mến ông. Ngược lại, người ông cũng bộc lộ thái độ yêu quý và trìu mến đối với cháu.
Cách trình bày 3
a.
– Các hành động nói cụ thể: Chào, nói, thưa
– Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.
b. Trong lời nói của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng mục đích không phải đều để hỏi.
Câu 1 (A cổ hả) là câu hỏi thay chào, đáp lại lời chào của A cổ.
Câu 2 (Lốn tướng rồi nhỉ) là lời khen, dùng để biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn.
Chỉ có câu 3 là có mục đích hỏi.
Xem thêm : Bất đẳng thức Cô-si: Lý thuyết cần ghi nhớ và các dạng bài tập thường gặp
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
– Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin cậy lẫn nhau
– Thái độ: Cậu bé rất kính trọng ông bà, ông già rất mến yêu cậu bé
– Quan hệ: hai người khác lứa tuổi nhưng có quan hệ tốt về mọi mặt
Cách trình bày 4
a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa
Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.
b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:
+ Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.
+ Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.
+ Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.
Xem thêm : Bất đẳng thức Cô-si: Lý thuyết cần ghi nhớ và các dạng bài tập thường gặp
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
+ Thái độ gần gũi, cởi mở.
+ Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)
+ Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.
Cách trình bày 5
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động :
– Hành động chào (Cháu chào ông ạ !)
– Hành động chào đáp (A Cổ hả ?)
– Hành động khen (Lớn tướng rồi nhỉ ?)
– Hành động hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?)
– Hành động trả lời (Thưa ông, có ạ !).
b. Văn bản có ba câu đều viết ở dạng câu hỏi nhưng:
– Câu (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?) là thực sự để hỏi và A Cổ đã trả lời câu hỏi này.
– Câu “A Cổ hả ?’’ mang hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là chỉ câu chào đáp
– Câu “Lớn tướng rồi nhỉ ?’’ là một lời khen, do đó A Cổ không trả lời.
c. Lời nói của nhân vật đã chứng tỏ A Cổ và ông già có mối quan hệ khá thân thiết với nhau:
– Lời của nhân vật A Cổ đối với ông thể hiện sự kính trọng (Thưa ông, ạ).
– Lời của ông già thể hiện thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu (hả, nhỉ).
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 20 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Trả lời câu hỏi bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu