Tra Cứu

Đọc hiểu Lời ru miền cổ tích của Hoàng Cẩm Giang

Bạn đang muốn tìm các câu hỏi xoay quanh bài thơ Lời ru miền cổ tích của tác giả Hoàng Cẩm Giang. Dưới đây thcs Hồng Thái xin đưa ra bài tổng hợp các câu hỏi Đọc hiểu Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa…. đã xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra:

Đọc hiểu Lời ru miền cổ tích

Đọc văn bản sau:

Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa

Bạn đang xem: Đọc hiểu Lời ru miền cổ tích của Hoàng Cẩm Giang

Tôi đi tìm em nàng tiên bé nhỏ

Em ở đâu giữa muôn trùng sóng bể

Sóng bồn chồn vỡ dưới chân tôi…

Tôi đã tin cổ tích tự lâu rồi,

Như em vẫn tin tình yêu có thực.

Đi hết tuổi thơ tôi còn day dứt,

Hoàng tử vô tình hay Andersen quên?

Biển mặn mòi như nước mắt của em,

Cho tôi mơ về những điều không thể.

Em là nàng tiên mang trái tim trần thế,

Bởi biết yêu nên đã hoá con người.

Thôi ngủ đi em biển đã xa rồi,

Biển đã xa em đừng thao thức nữa…

Khi tình yêu không là hai nửa

Nguyên vẹn bao giờ mà vỡ tan thêm…

Thôi ngủ đi nào, đêm Andersen

Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố,

Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở,

Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu.

(Lời ru miền cổ tích, Hoàng Cẩm Giang, rút từ tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 12/2008)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2.

Bài thơ gợi nhắc đến những tác phẩm nào của nhà văn Andersen? Theo anh/chị, việc gợi dẫn này có tác dụng gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Biển mặn mòi như nước mắt của em”.

Câu 4. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích được thể hiện trong khổ thơ cuối.

Câu 5. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Cổ tích giữa đời thường ( có dẫn chứng )

>>Một tài liệu hứu ích dành cho các em ôn thi: Đọc hiểu Thái độ quyết định thành công với thật nhiều dạng câu hỏi và mẫu đề thi.

Đáp án dọc hiểu Lời ru miền cổ tích

Dưới đây là hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. 

– Bài thơ đã gợi nhắc đến 2 tác phẩm nào của nhà văn Andersen:

+ Nàng tiên cá nột bật nhất qua câu thơ “Em là nàng tiên mang trái tim trần thế/ Bởi biết yêu nên đã hoá con người”

+ Cô bé bán diêm nột bật nhất qua câu thơ “Que diêm cuối cùng vẫn cháy trọn tình yêu”.

– Tác dụng:

+ Gợi dẫn đến những truyện cổ tích của nhà văn Andersen, mang đến cho người đọc những cảm nhận nhẹ nhàng mà thấm thía từ những câu chuyện cổ.

+ Mang đến màu sắc cổ tích cho bài thơ.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật: So sánh (Biển mặn mòi như nước mắt của em)

– Tác dụng: Là cách nói hình ảnh nhắc đến nàng tiên cá trong câu chuyện cổ của Andersen nhưng cũng là người phụ nữ hiền dịu, sẵn sàng vượt qua những khó khăn gian khổ trong đời sống thực. Việc sử dụng so sánh khiến hình ảnh thơ gần gũi, sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hơn.

Câu 4.

Những nét đẹp của nhân vật trữ tình được thể hiện trong khổ cuối:

Thôi ngủ đi nào, đêm Andersen

Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố,

Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở,

Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu.

– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người đam mê truyện cổ tích, những câu chuyện đem đến những bài học ý nghĩa của cuộc đời, gắn bó với cuộc đời thật.

– Đây là một con người giàu ước mơ, hi vọng vào tương lai. Cách nói “Dẫu tuyết lạnh vào ngày mai bão tố/ Dẫu thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở” khẳng định cuộc đời vẫn có thể có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng nếu con người giữ vững niềm đam mê cuộc sống, tin tưởng vào một cuộc đời tốt đẹp thì vẫn có thể vượt qua.

– Nhân vật trữ tình còn là một người giàu tình yêu cuộc sống, yêu con người: “Que diêm cuối cùng sẽ cháy trọn tình yêu”. Vừa gợi lại câu chuyện cổ Cô bé bán diêm, tác giả cũng xây dựng hình ảnh nhân vật trữ tình luôn hướng về những điều tốt đẹp trong tình yêu cuộc sống.

Câu 5. Gợi ý

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đây là dạng đề mở, học sinh có thể triển khai theo một số hướng sau:

– Cổ tích giữa đời thường là nhắc đến chân lí người tốt luôn được giúp đỡ, dù cuộc sống nhiều khó khăn vất vả;

– Con người luôn cần phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng làm nên những câu chuyện cổ tích ngay giữa cuộc sống bộn bề thường nhật,…

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề được đưa ra về việc con người cần có tấm lòng giúp đỡ, quan tâm đến nhau trong khó khăn, hoạn nạn, để tạo nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Có thể triển khai theo hướng sau:

– Giải thích: Mỗi người trong xã hội đều cần có sự đồng cảm, chia sẻ. Chúng ta phải dựa vào nhau để sống, để phát triển chứ không thể tách rời mà tồn tại được. Sự giúp đỡ, tương trợ đó sẽ làm nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

– Phân tích, chứng minh:

+ Cuộc sống luôn nhiều khó khăn, trắc trở, thử thách con người phải vượt qua bằng nhiều cách khác nhau. Con người trong xã hội cần biết giúp đỡ nhau cùng phát triển.

+ Xã hội khoẻ mạnh được tạo nên từ các tế bào khỏe mạnh, đó là các cá nhân biết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu mỗi người chỉ chăm chăm chú ý đến lợi ích của bản thân mình thì xã hội sẽ mau chóng trở nên yếu ớt, không thể phát triển.

+ Dẫn chứng: Học sinh đưa ra những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, đó có thể là câu chuyện được nghe kể lại hoặc được chứng kiến, từ đó thuyết phục người đọc về việc con người cần phải giúp đỡ, hi sinh lẫn nhau.

– Bàn luận: Một cá nhân thì không thể làm nên được cả xã hội nhưng mỗi hành động tốt của mỗi người là điều quan trọng để tạo nên một xã hội tốt đẹp.

– Bài học cho bản thân: Hãy bắt đầu câu chuyện cổ tích của riêng mình bằng những hành động tốt đẹp nhỏ bé nhất.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa …( (Lời ru miền cổ tích, Hoàng Cẩm Giang) mà thcs Hồng Thái đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà thcs Hồng Thái đã biên tập nhé!

Đọc hiểu Lời ru miền cổ tích của Hoàng Cẩm Giang (đọc hiểu Có tiếng hát nào văng vẳng khơi xa / Tôi đi tìm em nàng tiên bé nhỏ) với các câu đã ra trong đề thi.

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button