Platinum là gì? Đặc điểm lý hóa của Platinum? Cách phân biệt Platinum với các kim loại khác
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu Platinum là gì? Đặc điểm lý hóa của Platinum? Cách phân biệt Platinum với các kim loại khác?
Bạn đang xem: Platinum là gì? Đặc điểm lý hóa của Platinum? Cách phân biệt Platinum với các kim loại khác
Platinum là gì? Đây là một trong những kim loại quý, được sử dụng chủ yếu để làm đồ trang sức hay là bộ chuyển đổi xúc tác, chất dẫn điện, máy trợ tim. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu và giải thích được khái niệm platinum là gì và hay nhầm lẫn chúng là vàng trắng. Để có những thông tin hữu ích nhất, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của thcs Hồng Thái.
Platinum là gì?
Platinum còn có tên gọi khác là bạch kim. Vậy bạch kim là gì? Đây là một trong những nguyên tố quý hiếm có trong lớp vỏ Trái Đất, với mật độ phân bố trung bình 0.005mg/kg. Nó có màu xám trắng, đặc dẻo, sáng bóng và dễ uốn ở dạng tinh khiết. Ngoài ra, platinum có thể dễ tạo hình, kéo dẫn thành sợi và không gây ra các phản ứng nghĩa là chúng không bị oxy hóa và ảnh hưởng bởi axit.
Platinum còn là một trong những kim loại chuyển tiếp gồm có vàng, bạc, titan và đồng. Cấu trúc nguyên tử của những kim loại này dễ dàng liên kết với các nguyên tử khác. Theo Chemicool, bạch kim là nguyên tố nặng nhất, 21,45 g/cm3, nhẹ hơn 21 lần so với nguyên tử khối của nước và 6 lần với nguyên tử khối kim cương. Chính vì thế, bạch kim luôn quý hiếm và đắt đỏ.
Tính chất chung của Platinum là gì?
- Số nguyên tử (số proton trong hạt nhân): 78
- Ký hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: Pt
- Khối lượng nguyên tử (khối lượng trung bình của nguyên tử): 195,1
- Mật độ: 21,45 g/cm3
- Trạng thái vật chất của platinum: chất rắn
- Nhiệt độ nóng chảy của platinum: 3215,1o F (1768,4o C)
- Nhiệt độ sôi: 6917 F (3825 C)
- Số đồng vị tự nhiên (các nguyên tử có cùng nguyên tố và khác số nơtron): 6. Ngoài ra còn có thêm 37 đồng vị nhân tạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
- Đồng vị phổ biến nhất hiện nay: Pt-195 (33,83% số lượng tự nhiên), Pt-194 (32,97% số lượng tự nhiên), Pt-196 (25,24% số lượng tự nhiên), Pt-198 (7,16% số lượng tự nhiên), PT 192 (0.78% số lượng tự nhiên), Pt-190 (0.01% số lượng tự nhiên).
Platinum trong đời sống được ứng dụng làm gì?
Rất nhiều nhãn hàng trang sức cao cấp luôn sử dụng thành phần Platinum trong chế tác của mình. Bởi vì, khi sử dụng Platinum sẽ giúp sản phẩm có được độ sáng bóng cao, ít bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, đặc tính trơ và dẻo cũng là điểm cộng cho sản phẩm này. Bởi vì nhiều ưu điểm của sản phẩm cộng với độ quý hiếm của Platinum khiến cho sản phẩm này có giá trị đắt đỏ.
Phần lớn số đồ trang sức trên thế giới được làm từ Platinum, số lượng này chiếm khoảng 30%. Một trong số những bộ trang sức có chứa thành phần Platinum trên thới giới được đánh giá cao đó là nằm trong bộ sưu tập trang sức sang trọng của Elizabeth Taylor. Bên cạnh đó, những viên kim cương Hope Diamond cũng được đánh giá là một trong số những bộ trang sức quý hiếm có sử dụng thành phần Platinum.
- Platinum không chỉ sử dụng trong việc chế tác ra những sản phẩm trang sức đắt tiền mà còn được sử dụng trong ngành công nghiệp với nhiều ứng dụng phổ biến.
- Được sử dụng trong phòng thí nghiệm làm chất xúc tác và thiết bị như là nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị dùng trong nha khoa….
- Platinum kết hợp với Cobalt để tạo thành nam châm vĩnh cữu. Loại nam châm này được sử dụng trong việc chế tác ra các thiết bị y tế và đồng hồ,..
- Hợp chất của bạch kim được sử dụng rất tích cực trong việc làm hóa trị liệu chống ung thư nhờ vào chất Cisplatin, đầy là thành phần giúp điều trị khối u ở người và động vật.
- Platinum còn là sản phẩm rất nổi bật được sử dụng để ứng dụng trong cơ thể con người, như là dùng để làm răng giả, hoặc chế tạo máy trợ tim
- Không chỉ được sử dụng trong việc chế tạo trang sức và trong y tế mà Platinum còn hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp khi sử dụng để tạo ra phân bón, nhựa, xăng dầu,…
Giá trị của trang sức khi được làm từ Platinum?
Platinum là một kim loại quý hiếm nhưng được mang vào đời sống và tạo ra những sản phẩm có giá trị vì thế trang sức được làm từ Platinum cũng được đánh giá cao với giá trị cao. Hơn nữa giá trị của trang sức làm từ Platinum có giá trị thay đổi thường xuyên. Trên thị trường giá trị của bạch kim thường có xu hướng giảm so với những sản phẩm được làm từ kim loại khác, tuy nhiên vẫn nhiều nhà đầu tư nhận thấy giá trị cao của bạch kim và thường xuyên đầu tư để tạo ra những trang sức đắt tiền, hay những vật dụng hữu ích trong đời sống.
Trang sức Platinum
Đặc tính của Platinum có tỉ trọng lớn và độ cứng cao nên thường khó để chế tác thành những trang sức phức tạp, vì thế để chế tác ra những sản phẩm khó thường đòi hỏi nghệ nhân có kinh nghiệm với tay nghề cao. So với những sản phẩm kim loại khác thì bạch kim sẽ có kích thước nhỏ và thiết kế tối giản. Một số loại trang sức được chế tác từ bạch kim được sử dụng nhiều đó là:
– Nhẫn bạch kim
– Vòng tay bạch kim
– Dây chuyền bạch kim
– Vòng cổ bạch kim
Xem thêm : Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân lớp 6 hay nhất
– Hoa tai bạch kim
– Vòng tay ximen loại bạch kim
Những hạn chế của Platinum
Platinum có điểm nổi bật là có thể nóng chảy ở nhiệt độ rất cao ở 1769 độ C, độ dẻo lớn, khả năng chống mài mòn tốt. Tuy nhiên đây cũng được coi là những yếu tố gây ra điểm trừ cho những sản phẩm trang sức làm bằng Bạch kim. Bởi vì để có thể làm ra những trang sức bằng Platinum sẽ mất rất nhiều thời gian và kỹ năng, đòi hỏi người phải có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Bởi vậy mà những sản phẩm được chế tác từ bạch kim thường có chất lượng cao, đường nét sắc sảo. Nhờ vậy mà những món trang sức này được đánh giá là sang trọng, tinh tế và rất đẳng cấp. Những món đồ làm từ bạch kim luôn được giới thượng lưu rất ưa thích.
Phân biệt Platinum thật giả
Plantinum khá giống so với nhiều nguyên liệu khác như bạc và vàng trắng khiến nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số cách giúp mọi người phân biệt.
Cách nhận biết Platinum thật
Dưới đây là một số cách nhận biết Platinum thật đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng
Platinum có trong những bộ trang sức có nguồn gốc ở Pháp thường sẽ được đóng dấu ký hiệu xác nhận bằng đầu của một chú chó. Màu sắc của Platinum có độ trắng tự nhiên, vì thế trang sức làm bằng nguyên liệu này sẽ có độ bóng và độ sáng tự nhiên, đạt tính thẩm mỹ cao.
Platinum khi đặt cạnh vàng trắng cũng khá giống nhau vì thế nếu dùng bằng mắt thường hoặc không có nhiều kinh nghiệm sẽ rất khó phân biệt, mặc dù giá trị của bạch kim so với vàng trắng cao 1,7 – 2 lần. Tuy nhiên cách nhận biết đơn giản có thể áp dụng đó là thông qua trọng lượng, trang sức làm bằng platinum thường nặng hơn vàng và bạc, bởi vì Platinum là nguyên tố nặng nhất trong hóa học. Màu sắc của trang sức hay những sản phẩm làm bằng Platinum cũng màu sắc trắng sáng tự nhiên, bền màu theo thời gian.
Sơ với những nguyên liệu khác thì những sản phẩm được làm bằng platinum có giá trị cao hơn hơn so với những nguyên liệu khác, vì độ quý hiếm của nó và mất rất nhiều công sức để gia công. Tại Việt Nam những trang sức làm bằng Platinum rất đắt bởi vì phần lớn những sản phẩm này đều phải được chế tác và nhập khẩu từ nước ngoài.
So sánh Platinum với Bạc
Bạc với Platinum khá là giống nhau, dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt:
- Platinum có màu sắc trắng sáng tự nhiên không bị trắng đục như bạc.
- Các sản phẩm làm từ bạc thường có dấu đặc trưng là 925 hoặc S925. Ký hiệu trên bạc khác với platinum nên giúp khách hàng dễ dàng nhận biết.
- Bạc có giá thành chế tác và gia công khá rẻ. Bởi vì bạc dễ dàng chế tác tạo ra bất kỳ sản phẩm nào, bắt kịp mọi xu hướng và nhu cầu của khách hàng.
- Bạc có phản ứng với khí độc khi ở trong môi trường có khí độc. Đây cũng là một ưu điểm của bạc nên thường được sử dụng để cạo gió, ngộ độc khí. Trong khi đó thì Platinum không có tạo nên bất kỳ phản ứng nào. Vì vậy bạc thường được sử dụng như trang sức tránh gió, vật hộ mệnh của những người hay bị ốm vặt.
So sánh Platinum với vàng trắng
Vàng trắng có nhiều đặc điểm giống với Platinum, dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt:
– Những sản phẩm được làm từ vang trắng thường được ký hiệu là WG nghĩa là White Gold. Màu sắc của vàng trắng không được trắng sáng như những trang sức làm từ bạch kim, bởi vì những sản phẩm là từ vàng trắng thường phải pha trộn với nhiều nguyên liệu khác nên sẽ không còn màu tự nhiên trắng sáng như bạch kim.
Do vậy các nhà chế tác đã sử dụng thêm chất Rhodium phủ bên ngoài để tạo thêm màu trắng đặc trưng. Tuy nhiên điểm hạn chế đó là trang sức làm bằng vàng trắng thường bị ngả màu vàng ố theo thời gian. Vì thế nếu sử dụng lâu dài bạn sẽ rất dễ dàng có thể nhận ra đâu là vàng trắng đâu là bạch kim.
Bạch kim giá bao nhiêu?
Các câu hỏi về giá bạch kim chúng tôi nhận được rất nhiều từ quý khách hàng trong thời gian qua. Mức giá bán của bạch kim không hề cố định, chúng có sự thay đổi dựa theo các yếu tố như thời gian, đơn vị mua hàng hay số lượng bạch kim mà bạn mua.
Giá của bạch kim thường cao hơn vàng trắng rất nhiều, trung bình gấp 2 lần. Tuy nhiên, tháng 2/2020 giá bán của bạch kim tụt dốc thảm hại từ từ 1019,69 US$/OZ xuống mức 874.9 US$/OZ do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của virus Covit 19 ở các quốc gia Châu Âu. Thế nhưng khi so sánh với các mẫu đá quý khác thì giá của bạch kim vẫn cao hơn rất nhiều.
Bạch kim cũng tương tự như vàng, chúng được bán dựa trên đơn vị là lượng, chỉ, cây và nhỏ hơn là phân và ly. Vậy giá bạch kim bao nhiêu 1 gam? 1 chỉ sẽ tương đương với 3.75 gam; 1 gram bạch kim tương đương với 0.27 chỉ. Giá platinum hiện nay là 36,54 triệu/lượng => 1 gam bạch kim sẽ tương đương với 263.000 đồng.
Cách phân biệt, nhận biết bạch kim, vàng trắng và bạc
Để giúp người dùng dễ dàng nhận biết và phân biệt vàng trắng, bạch kim, bạc thì hãy theo dõi thông tin chi tiết dưới đây, cụ thể
Màu sắc
Bạch kim là kim loại quý hiếm, sở hữu vẻ ngoài lấp lánh, có tính ánh kim tự nhiên và không cần sử dụng bất kỳ kim loại hay sử dụng chất đánh bóng nào. Theo thời gian sử dụng bạch kim cũng không hề bị đổi màu sắc.
Màu trắng của vàng trắng là trắng ngà, không tự nhiên, chúng được phủ một lớp Rhodium để làm tăng độ bóng. Sau khi sử dụng, tiếp xúc với nước thường xuyên chúng bị may màu và không sáng bóng như vậy nữa. Bạc cũng tương tự như vàng trắng.
Tính chất hóa học
Bạch kim có độ bền cao hơn so với vàng trắng và bạc. Chúng là kim loại quý không oxy hóa và không thể tan trong axit. Đặc biệt, có khả năng chống mài mòn cao, khoảng nhiệt độ cao nhất của bạch kim có thể chịu được vào khoảng 1800 độ C
Vàng trắng và bạc có sự kết hợp từ các kim loại khác nên chúng không bị oxy hóa và tan trong axit. Tuy nhiên, độ cứng và khả năng mài mòn thì vẫn kém hơn nhiều so với bạch kim. Rất dễ bị biến dạng khi tác động lực mạnh.
Khả năng chế tác trang sức
Sự đa dạng của trang sức bạch kim rất ít bởi chúng khó chế tác hơn so với vàng trắng và bạc. Để chế tác ra sản phẩm từ như nhẫn, khuyên, dây chuyền bạch kim thì đòi hỏi người thợ phải lành nghề, am hiểu về bạch kim thì mới có thể thực hiện được. Cùng với đó là sự khéo léo, tốn nhiều thời gian thì mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao giá nhẫn, lắc bạch kim luôn đắt.
Ngược lại, vàng trắng và bạc thì có khả năng tạo ra trang sức dễ dàng hơn bởi chúng rất mềm. Để tạo độ cứng khi chế tác người thợ hay sử dụng các hợp chất khác. Vì thế, giá của vàng trắng và bạc rẻ hơn so với platinum.
Hướng dẫn cách làm sáng bạch kim
Có nhiều cách để làm sáng bạch kim, dưới đây là cách phổ biến được nhiều người áp dụng đó là:
- Pha nước ấm, amoniac và bột giặt theo tỷ lệ 50/50.
- Cho các món nữ trang bạch kim vào dung dịch đó rồi ngâm từ 15-20 phút
- Tiếp đến, lấy món trang sức khỏi dung dịch, dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ
- Nhúng món trang sức vào dung dịch thêm một vài lần nữa, rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
- Cuối cùng bạn để trang sức lên mảnh vải khô có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô chúng hoặc lau nhẹ với khăn.
Ngoài việc vệ sinh thì quá trình bảo quản cũng giữ vai trò quan trọng. Nếu như bạn không sử dụng các sản phẩm dòng bạch kim thì có thể bảo quản theo gợi ý sau đây:
- Để các sản phẩm trang sức bạch kim ở riêng, không nên để chung với bạc, vàng trắng hay vàng ta.
- Nên cất nữ trang trong các hộp có miếng lót.
- Hạn chế tiếp xúc với nước, hóa chất; đồng thời thường xuyên lau rửa, vệ sinh.
- Với các nữ trang đính đá trước và sau khi vệ sinh chúng bạn cần phải kiểm tra xem chúng có mất đi hạt nào không.
- Tuyệt đối không nên cho trang sức đính đá vào dung dịch amoniac bởi không biết chắc chúng có chịu được dung dịch này không.
Qua bài viết trên, thcs Hồng Thái đã giúp các em học sinh hiểu rõ platinum là gì? Đặc điểm lý hóa của platinum? Phân biệt platinum với các kim loại có giá trị khác,… Các em học sinh có thể truy cập website thcs Hồng Thái để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu