Viva la Vida, cuộc đời dài lâu và câu chuyện tác quyền không hồi dứt
Cuộc đời dài lâu
- Trạng từ trong tiếng Anh: Định nghĩa và phân loại đầy đủ
- Phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Khối B04, B05, B08 là gì? Gồm những môn nào? Xét tuyển ngành nào, trường nào?
- Đoạn văn tiếng Anh về cuộc sống trong tương lai (11 mẫu)
- Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron chứa 5 proton, 6 neutron và khối lượng nguyên tử boron. So sánh hai kêt quả tính được và nêu nhận xét. | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
Tiêu đề bằng tiếng Tây Ban Nha của ca khúc, Viva la Vida, được lấy từ một bức tranh của họa sĩ người Mexico Frida Kahlo, là lời ngợi ca về cuộc sống dài lâu. Khi được hỏi về tiêu đề này, nhắc đến nghị lực mà Frida Kahlo phải chống chọi vì căn bệnh viêm tủy trong nhiều năm, Chris Martin, thành viên của Colplay, nói : “Đương nhiên cô ấy đã trải qua rất nhiều nỗi đau, và rồi cô ấy đã bắt đầu với bức họa ở trong nhà mình và nói Viva la Vida, tôi thích sự dũng cảm này”.
Bạn đang xem: Viva la Vida, cuộc đời dài lâu và câu chuyện tác quyền không hồi dứt
Nhịp điệu thôi thúc, lặp lại nhiều lần của dàn violon, nhịp thở đều đặn vững chãi của bộ gõ và nền hòa âm kiên định, tất cả khẳng định thông điệp của Viva la Vida : chẳng gì ngăn trở bước chân ta, hãy sống vì một cuộc đời dài lâu.
Viva la Vida còn là không khí hừng hực của những cuộc Thập Tự Chinh, những tích truyện kì bí từ kinh thánh, chúng thật sự đã hồi sinh. Hình ảnh mà Colplay sử dụng để minh họa cho album: bức tranh “La Liberté Guidant le peuple” của danh họa người Pháp Delacroix cũng đã gây ra nhiều tranh cãi rằng : có thể Viva la Vida cũng là bản tuyên ngôn về cuộc cách mạng Pháp? Các thành viên của ban nhạc khẳng định, ca khúc lấy cảm hứng từ nhiều cuộc cách mạng khác nhau chứ không chỉ là cách mạng Pháp tháng Bẩy năm 1830 (Trois Glorieuses) và năm 1789.
Trong tạp chí IGN, nhà bình luận Tchad Grischow có nhận xét về tác phẩm này như sau: “Đây là lần đột phá đầu tiên và duy nhất của họ trong nhạc pop theo lối giao hưởng, thế nhưng cái nền nhạc đầy ắp men say của dàn dây và những giọng ca tuyệt diệu đó đã đem lại sức hấp dẫn và lôi cuốn, và hơn nữa, thật khó để không yêu bản nhạc ấy”.
Trái ngược với cách phối âm điển hình mang phong cách Coldplay, trong đó piano và ghita là những nhạc cụ chủ đạo nhất, thì trong Viva la Vida, dàn dây, bộ gõ và giọng hát biểu cảm của Chris Martin là nhựa sống gần như duy nhất. Mặc dù Coldplay được xem là ban nhạc rock alternative, sáng tác này của họ lại mang phong cách cổ điển của baroque pop hay chamber pop.
Những cáo buộc tác quyền không hồi dứt
Trên con đường tưởng như êm ả và ngây ngất vinh quang đó, không ít lần Viva la Vida bị đệ đơn ra tòa, do người ta nghi ngờ ban nhạc Coldplay là thủ phạm của nhiều vụ đạo nhạc.
Sáu tháng sau khi phát hành ca khúc Viva la Vida, và doanh thu của ca khúc này đạt mốc 4 triệu bản, nghệ sĩ ghita người Mỹ, Joe Satriani cáo buộc nhóm nhạc này đã copy phần lớn bản nhạc If I Could Fly phát hành năm 2004 của ông.
Các thành viên của Coldplay đã phủ nhận rằng “nếu có sự giống nhau như vậy, đó chẳng qua là sự trùng hợp ngẫu nhiên, và chúng tôi cũng ngạc nhiên không kém gì Joe Satriani (…) Joe Satriani là một nhạc sĩ tuyệt vời, nhưng anh ấy không viết bài hát này, và cũng không có sự ảnh hưởng nào trong Viva la Vida. Chúng tôi trân trọng bảo đảm với anh về điều đó và chúc anh may mắn trong sự nghiệp”.
Xem thêm : Phân tích bài thơ Tràng giang (Huy Cận) ngắn gọn, hay nhất
Câu trả lời lịch sự của ban nhạc vẫn không xoa dịu được Joe Satriani. Anh nói, “lần đầu tiên nghe Viva la Vida, tôi như thể bị ai đó đâm vào trái tim. Tôi đã viết tặng If I Could Fly cho vợ của tôi” Tuy nhiên, gần một năm sau, đơn kiện bị bác bỏ bởi Thẩm phán Liên Bang quận miền trung California.
Sự rắc rối về bản quyền không chỉ dừng lại ở đó, đại diện ban nhạc rock alternative “Creaky Boards” khẳng định rằng Chris Martin đã lấy chất liệu từ bài hát The Songs I Didn’t Write sau khi dự một buổi hòa nhạc của họ tại New York tháng 10 năm 2007. Một lần nữa Coldplay phủ nhận cáo buộc trên bằng cách chứng minh rằng : Martin đã ở Air Studios, Luân Đôn vào thời gian đó. Hơn nữa, Coldplay đã thu âm một bản demo của Viva la Vida vào tháng 3 năm 2007, rất lâu trước khi hòa nhạc của Creaky Boards diễn ra. Creaky Boards sau đó đã rút lại cáo buộc và nói thêm rằng, cả hai ca khúc có thể đã cùng lấy cảm hứng từ trò chơi The Legend of Zelda. (Nguồn : https://vi.wikipedia.org).
Trong lịch sử âm nhạc, đặc biệt trong làng âm nhạc hiện đại, sự trùng lặp ngẫu nhiên từ giai điệu, hòa âm đến tiết tấu giữa những bản nhạc không phải là chuyện lạ.
Năm 1997, ban nhạc huyền thoại Rolling Stones, trước ngày ra mắt album mới của mình, họ đã được thông báo rằng ca khúc Anybody Seen My Baby? đã sao chép một cách vô tình bản Constant Craving của ca sĩ Canada KD Lang. Trước khi CD này có mặt trên kệ đĩa, Rolling Stones ngay lập tức liên lạc với Lang. Họ đã đi đến thỏa thuận về việc chia sẻ quyền xuất bản của bài hát.
Chủ đề tác quyền của Viva la Vida vẫn chưa có hồi kết, những cuộc tranh luận về chủ đề đạo nhạc còn kéo dài triền miên. Và bất ngờ hơn nữa chúng ta có thể tìm thấy trong quá khứ một loạt ca khúc tương tự nhau đến nỗi về phương diện pháp lý họ cũng có thể đệ đơn đòi chia sẻ quyền tác giả đối với Santriani và Colplay như : Marty Balin “Hearts” (1981), John the Whistler “I’m in Love” (2000) hay “Frances Limon” của ban nhạc Enanitos Verdes (2002).
Danh sách có thể còn dài hơn nữa, nếu quí vị tìm thấy một bài hát nào đó hao hao bản Viva la Vida thì đừng ngại ngần chia sẻ nhé, đó cũng là một khám phá thú vị trong thế giới muôn màu của âm nhạc đấy.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu