Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa
Nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Dưới đây là bài viết hướng dẫn đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa, mời các bạn cùng theo dõi!
Hướng dẫn đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa
* Cách 1: Gọi tên bông hoa đó bằng các xưng hô của con người, như: cô hoa hồng, chị hoa huệ, dì hoa cúc…
Ví dụ:
– Cô hoa hồng thật là xinh đẹp!
– Trong vườn, chị hoa mai là rực rỡ nhất khi mùa xuân về.
– Bác hoa xoan là loài hoa lớn tuổi nhất trong vườn.
* Cách 2: Gán cho bông hoa những cảm xúc của con người, như đau buồn, vui vẻ, hạnh phúc, đau khổ, hối lỗi…
Ví dụ:
– Hoa cúc rất buồn vì đã không thức dậy từ sớm, đón tia nắng xuống chơi.
– Hoa hồng rất ân hận vì đã không vâng lời mẹ, chơi với bạn sâu xấu tính.
– Thấy chim én báo hiệu mùa xuân về, hoa mai cảm thấy rất vui sướng và hạnh phúc.
* Cách 3: Gán cho bông hoa những hành động của con người, như tập thể dục, nhảy múa, bế em, tắm rửa, uống nước…
Ví dụ:
– Trời mưa mát mẻ, hoa loa kèn thích thú vẫy vẫy những cánh hoa như đang nhảy múa.
– Hoa hồng gửi tặng cho bé mùi hương tuyệt vời.
– Hoa đào mặc chiếc áo hồng, hớn hở chào mùa xuân về.
– Những bông hoa cúc vàng, đủng đỉnh rửa mặt với sương sớm.
Xem thêm : Từ đồng nghĩa với đoàn kết
>>> Xem thêm: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 3 câu tả cây cối trong mưa
Tìm hiểu khái quát về phép nhân hoá
a. Định nghĩa phép nhân hóa
Phép tu từ nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
b. Tác dụng của biện pháp nhân hóa
– Biện pháp nhân hóa làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn.
– Nó biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên.
c. Các hình thức của biện pháp nhân hóa
* Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật:
Ví dụ:
“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, chú gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy….”
=> Trong câu hát trên có sử dụng phép nhân hóa dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật như: chị, chú, ông.
* Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật:
Ví dụ:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm “
=> Thân, tay, núi, bọc,… những là những từ dùng để chỉ tính chất hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của sự vật.
* Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:
Ví dụ:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.
=> Trâu ơi: Cách xưng hô với trâu như với con người.
d. Ví dụ về câu chứa biện pháp nhân hoá
– Cây bàng như người bác, che nắng cho bao thế hệ học trò.
– Mặt trời vừa thức dậy sau cơn mưa rào.
– Bông hoa ngước nhìn lên chào đón chúng tôi.
– Bác trâu đang miệt mài làm việc giữa cánh đồng đầy nắng.
– Lá ơi cậu có khỏe không vậy ?
– Những tia nắng tinh nghịch đang chơi đùa với con người.
– Sách vở là người bạn thân của con người.
– Bác cổ thụ đứng sừng sững giữa ngôi làng nhỏ bé
– Chú gà trống khoác trên mình một chiếc áo vàng óng, mượt như tơ.
– Mùa đông,cây bàng trơ trụi với những bàn tay khẳng khiu, gầy gò.
– Con gà trống oai như một vị chúa tể.
– Cây bàng sừng sững như một chiếc ô khổng lồ.
– Anh Bút Chì là thành viên trong hội mĩ thuật được tôi bầu chọn.
– Cô Bút Bi giúp tôi viết bài.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4