Đặt câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Dưới đây là bài viết hướng dẫn đặt câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa, mời các bạn cùng theo dõi!
Hướng dẫn đặt câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa
– Chú trâu nhà em như một người đàn ông lực điền làm việc không biết mệt.
+ So sánh: trâu – người đàn ông lực điền
+ Nhân hoá: Chú trâu
– Ông mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ.
+ So sánh: mặt trời – quả cầu lửa khổng lồ
+ Nhân hoá: Ông mặt trời
– Bác trống nằm im lìm trên giá, cả ngôi trường như chìm trong giấc ngủ
+ So sánh: trống nằm im lìm – chìm trong giấc ngủ
+ Nhân hoá: Bác trống
– Anh gà trống nhà em oai phong như một tráng sĩ
+ So sánh: gà trống – tráng sĩ
+ Nhân hoá: Anh gà trống
– Cụ bàng sừng sững như một cái ô khổng lồ
+ So sánh: bàng – cái ô
+ Nhân hoá: Cụ bàng
– Những chú trâu như những người nông dân thực thụ.
+ So sánh: Những chú trâu – người nông dân
+ Nhân hoá: Chú trâu
– Mặt trời núp sau rặng tre như ngại ngùng trước vẻ đẹp nhẹ nhàng mà cuốn hút của chị mây hồng.
+ So sánh: núp sau rặng tre – ngại ngùng
+ Nhân hoá: Chị mây hồng
(Gạch chân là nhân hóa, in nghiêng là so sánh)
>>> Xem thêm: Đặt câu so sánh ngang bằng
Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh và nhân hoá trong câu
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Xem thêm : Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 8. Mùa thu trang 37
– Nhân hóa là việc dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó. Từ đó khiến sự vật, hiện tượng đó trở nên hấp dẫn, sinh động và gần gũi hơn.
* Dấu hiệu nhận biết biện pháp so sánh trong câu:
– Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.
Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu
=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt
=> Từ so sánh: như
=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu
– Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.
– Câu chứa biện pháp so sánh có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu… bấy nhiêu, không bằng… Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.
* Dấu hiệu nhận biết biện pháp nhân hoá trong câu:
Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.
+ Trong câu/ đoạn văn có xuất hiện các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
+ Trong câu/ đoạn văn nói về các sự vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…
– Bước 2: Nêu lên tác dụng của phép nhân hóa đó.
+ Đối với việc miêu tả các sự vật: Có tác dụng khiến cho sự vật trở nên gần gũi, mật thiết với con người.
+ Đối với việc giúp biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn đề cập đến.
Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết phép so sánh và nhân hóa trong câu bằng các phương pháp trên. Từ đó có thể dễ dàng thực hành đặt câu với 2 biện pháp tu từ này.
Bài tập vận dụng bổ sung kiến thức về So sánh và nhân hoá
Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.
b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.
c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.
d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.
Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa chúng có điểm gì giống nhau ?
a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.
b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.
c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.
d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.
Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.
a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.
b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.
c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.
Bài tập 4. Đọc các câu dưới đây và cho biết:
– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh?
– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá?
– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.
c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
Đáp án chi tiết:
Bài tập 1.
a) dòng sông – tấm gương sáng loá
b) đồng cỏ – tấm thảm nhung xanh ngát
c) dòng suối – dải lụa mềm mại
d) hoa phượng – quầng lửa
Bài tập 2.
a) cái trống – chiếc vại lớn (giống nhau về hình dáng)
b) tiếng đàn tơ-rưng – tiếng thác đổ, suối reo (giống nhau vể cung bậc âm thanh)
c) nhà Rông – cái tổ chim (giống nhau về chức năng, tác dụng)
d) ngọn cau – chiếc ô để ngược ; nõn cau – mũi kiếm (giống nhau về hình dáng)
Bài tập 3.
Bài tập 4.
Câu a: sử dụng biện pháp so sánh
Câu b: sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá
Câu c: sử dụng biện pháp nhân hoá
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4