Nội dung bài Mẹ ốm
Câu trả lời chính xác nhất: Bài “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về Mẹ. Nội dung bài Mẹ ốm là nói về sự hiếu thảo, lòng biết ơn và tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
- Đặt câu có hình ảnh so sánh về đồ vật
- Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa
- Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 4. Lên nương trang 23
- Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
- Đọc và trả lời câu hỏi: Sắc màu
Để hiểu rõ hơn về bài hát này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Top lời giải nhé!
Bạn đang xem: Nội dung bài Mẹ ốm
1. Bài thơ Mẹ ốm
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
2. Phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa
Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc hoạ rõ tình cảm thiêng liêng
Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ têm trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để truyện Kiều lại.
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Xem thêm : Tiếng việt 4 Cánh Diều Tập 1: Bài 5. Ôn tập giữa học kì I
Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé suỹ nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Dù nắng hay mưa mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là nếp nhăn. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muốn cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Xem thêm : Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá”
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Bài thơ đã được tác giả khái quát hoá một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gánh chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.
Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Mẹ ốm
3. Đôi nét về tiểu sử tác giả Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/ 1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.
Trong suốt quãng đời sự nghiệp sáng tác, Trần Đăng Khoa đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho các đóng góp của mình với văn chương Việt Nam, đáng chú ý đó là giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong ở trong giai đoạn từ năm 1968 – 1971, Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982, Giải thưởng Nhà nước năm 2000 về Văn học nghệ thuật.
Thuở nhỏ, tác giả Trần Đăng Khoa đã được nhiều người biết đến với khả năng văn chương xuất sắc, ông đã được mệnh danh là Thần đồng của thi ca Việt Nam. Với tác phẩm đầu tay Con bướm vàng của Trần Đăng Khoa được đăng báo khi ông chỉ vừa tròn 8 tuổi. Vài năm sau đó, tập thơ đầu tiên đã mang tên Từ góc sân nhà em được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 1968 khi ông lên 10 tuổi.
Tác phẩm nổi bật nhất tại thời điểm đó của tác giả Trần Đăng Khoa là Hạt gạo làng ta sáng tác vào năm 1968, đã được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính và nhạc sĩ Nguyễn Viết Bính tiến hành phổ nhạc vào năm 1971.
Cũng vào năm đó, ông đã cũng đã đề nghị đổi câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu thành “Đường ta đi rộng thênh thang ta bước”, đã khiến cho giới Văn học Việt Nam lúc bấy giờ rất ngỡ ngàng.
Khi đang còn theo học lớp 10 ở trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, ông đã nhập ngũ và phục chiến đấu ở Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.
Khi đất nước đã được hòa bình thống nhất, Trần Đăng Khoa đã được điều về quân chủng hải quân, tiếp đó ông theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du, được cử sang học ở Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga.
Khi về nước Trần Đăng Khoa công tác ở một số đơn vị trong Quân đội, năm 1994 ông đã về sinh hoạt ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 2004 tác giả Trần Đăng Khoa đã chuyển về công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay với quân hàm Thượng tá.
———————-
Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về Nội dung bài Mẹ ốm. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4