Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 có đáp án
Tổng hợp các Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22 (có đáp án) hay nhất bám sát nội dung chương trình Tiếng việt 4 giúp các con ôn bài tốt hơn.
- Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa
- Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy
- Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
- Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá”
- Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 22 Số 1
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n:
Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
….ên bé ……ào thấy đau!
Tối mẹ về xuýt xoa
Bé oà …..ên ……ức …..ở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau!
b) ut hoặc uc
Con đò lá tr….. qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
B….’ nghiêng, lất phất hạt mưa
B…’…. chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cái đẹp
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: (nắng/lắng)………….. chan hoà như rót mật xuống quê hương, khóm (trúc/trút) ………….. xanh rì rào trong gió sớm, những bông (cút/cúc)………..vàng (lóng lánh/nóng nành)……………..sương mai,… Có cái đẹp do bàn tay con người tạo (nên/lên)………..: những mái chùa cong (vúc/vút)……….., những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca(láo lức/náo nức)……………….. lòng người,…… Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Câu 3. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:
a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
M: xinh đẹp
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hổn, tính cách của con người.
M: thuỳ mị,
Câu 4. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:
a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật
M: tươi đẹp
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
M: xinh xắn
Câu 5. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2:
Câu 6. Điền thành ngữ hoặc cụm từ (đẹp người, đẹp nết – mặt tươi như hoa – chữ như gà bới) vào chỗ trống thích hợp:
a)……………………………..em mỉm cười chào mọi người.
b) Ai cũng khen chị Ba…………………………
c) Ai viết cẩu thả chắc chắn………………
Câu 7. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng
Tả sự thay đổi của lá bàng
b) Đoạn tả cây sồi
– Tả sự thay đổi của cây sồi già
– Hình ảnh so sánh
– Hình ảnh nhân hóa
Câu 8. Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của một cây mà em yêu thích.
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n:
Bé Minh ngã sóng soài
Đứng dậy nhìn sau trước
Có ai mà hay biết
Nên bé nào thấy đau!
Tối mẹ về xuýt xoa
Bé òa lên nức nở
Vết ngã giờ sực nhớ
Mẹ thương thì mới đau!
b) ut hoặc uc:
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Câu 2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:
Cái đẹp
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai… có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người… Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Câu 3. Tìm các từ ngữ:
a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài con người.
M: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, tươi tắn, thướt tha, rực rỡ, yểu điệu
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
M: thùy mị, dịu dàng, hiền hậu, đằm thắm, nết na, ngay thẳng, dũng cảm, đoan trang, nhân ái, phúc hậu
Câu 4. Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ:
a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.
M: tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hoành tráng
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
M: xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha
Câu 5. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc 2:
– Núi rừng Tây Bắc thật hùng vĩ.
– Chị gái em rất dịu dàng, thùy mị.
– Bạn Nam thật dũng cảm.
– Hoa hướng dương khoe sắc vàng rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.
– Buổi tối, từ trên nóc nhà cao tầng nhìn xuống, quang cảnh Thành phố Hổ Chí Minh thật là tráng lệ.
Câu 6. Điền các thành ngữ hoặc cụm từ (đẹp người, đẹp nết – mặt tươi như hoa – chữ như gà bới) vào những chỗ trống thích hợp dưới đây:
a) Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
b) Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
c) Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.
Câu 7. Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 – 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Đoạn tả lá bàng
– Tả sự thay đổi của lá bàng: tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Đoạn tả cây cối
– Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
– Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
– Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già: cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Câu 8. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm …
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 22 Số 2
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây xoài
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây gậy có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
– Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này, chủ chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy tôi cách sống tốt ở đời.
(Theo Mai Duy Quý)
a) Hoàn thành bảng sau:
Trạng thái của cây |
Hành động của ba tôi |
Hành động của chú Tư |
Bình thường |
Biếu vài ba chục quả |
|
Ngả sang vườn nhà chú Tư |
Biếu vài ba chục quả |
|
Bị chặt phần ở bên vườn nhà chú Tư |
Biếu vài ba chục quả |
b) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2: Gạch dưới bộ phận của chủ ngữ trong các câu sau:
a. Nắng phố huyện vàng hoe.
b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Câu 3: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
a) Vào những ngày cuối thu, dọc hai bên đường Phan Đình Phùng, lá sấu vàng rơi như trải thảm.
b) Các quán hàng hai bên đường đông khách hơn.
c) Những cơn gió đầu mùa se lạnh.
d) Mọi người đều cảm nhận được không khí se lạnh của đầu đông.
Câu 4:
a) Khoanh vào chữ cái trước những từ ngữ chỉ vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của con người:
A. thật thà
B. thon thả
C. tế nhị
D. sáng suốt
E. dịu hiền
G. cao ráo
H. cởi mở
I. độ lượng
Câu 5: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả về thân, lá, gốc (hoặc hoa, quả) của một cây mà em biết. (Chú ý sử dụng mẫu câu Ai thế nào?)
Đáp án:
Câu 1:
a.
Trạng thái của cây |
Hành động của ba tôi |
Hành động của chú Tư |
Bình thường |
Biếu vài ba chục quả |
Nhận quà |
Ngả sang vườn nhà chú Tư |
Biếu vài ba chục quả |
Không nhận, đợi lúc chủ cây xoài đi vắng thì đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà mình xuống |
Bị chặt phần ở bên vườn nhà chú Tư |
Biếu vài ba chục quả |
Chỉ nhận mấy quả |
b.
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta nên sống tốt, sống hay tức là sống có trước có sau, đối xử tốt bụng với những người xung quanh và loại bỏ thói ích kỉ.
Câu 2:
a. Nắng phố huyện vàng hoe.
b. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
c. Từng đoàn người và ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
d. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Câu 3:
a) Vào những ngày cuối thu, dọc hai bên đường Phan Đình Phùng, lá sấu vàng/ rơi như trải thảm.
b) Các quán hàng hai bên đường/ đông khách hơn.
c) Những cơn gió đầu mùa/ se lạnh.
d) Mọi người/ đều cảm nhận được không khí se lạnh của đầu đông.
Câu 4:
Đáp án: Khoanh vào A,C,D,E,H,I
Câu 5:
Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm bàng khoác chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ. Hè tới, bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc,những chùm hoa ấy kết thành trái. Đó là món ăn yêu thích của tụi học trò chúng tôi.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 22 Số 3
Xem thêm : Đọc và trả lời câu hỏi: Sắc màu
I- Bài tập về đọc hiểu
Mùa thu trong tôi
Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến.
Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ:
– Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ?
Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi.
Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới.
Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi.
(Khuất Minh Quyên)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu?
a- Đầu mùa thu
b- Giữa mùa thu
c- Cuối mùa thu
2. Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào?
a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè
b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng
c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua.
3. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi?
a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết
b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ
c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả
4. Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì?
a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt
b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa
c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng:
a) Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng.
b) Nời nói chẳng mất tiền mua
Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau.
c) Nước lục thì lúc cả làng
Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo.
d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ.
Câu 2.
a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau:
(1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt.
b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp:
(a) Câu 1
(1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành
(b) Câu 2
(2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành
(c) Câu 3
(3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ
(d) Câu 4
(4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ
Câu 3. Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a) Nàng Bạch Tuyết đẹp……………………………………………
b) Vịnh Hạ Long là một món quà………………..thiên nhiên dành cho đất nước ta.
c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một …………………………..
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích
Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa….) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Đáp án:
Xem thêm : Đọc và trả lời câu hỏi: Sắc màu
I- Bài tập về đọc hiểu
1. a- Đầu mùa thu
2. c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua.
3. b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ
và c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả
(4). b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1:
Giải đáp
a)
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
b)
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c)
Nước lụt thì lút cả làng
Muốn cho khỏi lụt, thiếp chàng cùng lo.
d) Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
Câu 2.
a) Đáp án (gạch chéo):
– (1) Mặt trời cuối thu // nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt.
– (2) Bầu trời // dần tươi sáng.
– (3) Tất cả thung lũng // đều hiện màu vàng.
– (4) Hương vị thôn quê // đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt.
b) Nối (a) – (2), (4) (b)-(1),(3) (c)-(2),(4) (d)-(2),(3)
Câu 3.
a) Tuyệt trần
b) Tuyệt diệu
c) Tuyệt tác
Câu 4. Tham khảo:
– Đoạn văn tả hoa cúc:
Đầu mỗi cành là một chùm nụ với hàng chục chiếc xinh xinh như những cúc áo màu xanh nhạt. Dăm ba chiếc nụ hé nở với những cánh vàng e ấp. Hoa cúc đẹp nhất lúc mãn khai. Cánh xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy.Hoa lớn, bông nọ sát bông kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh, trông tuyệt đẹp. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy, hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như gương mặt ngời sáng niềm vui…
– Đoạn văn tả quả bưởi:
Lúc hoa bưởi rụng trắng xóa một khoảng vườn nhà cũng là lúc trái non đã điểm trên những cành cây. Ban đầu, đó chỉ là những chấm xanh non nớt, mơ hồ ở đầu cành. Rồi trái lớn dần lên: lúc đầu như những chiếc cúc màu lục nhạt, sau như một quả cầu nhỏ. Đến tháng Tám, trái bưởi chín vàng chiu chít trên cây như những chiếc đèn lồng thắp giữa tán lá của mùa thu. Có thể nghe thấy những tiếng thủ thỉ dịu dàng,tiếng thầm thì âu yếm như những lời yêu thương thốt lên từ trong tán lá: “Ôi! Đây là món quà của ánh sáng, của đất trời chắt chiu suốt cả mùa xuân mướt mát, mùa hạ chói chang và mùa thu rực rỡ!”. Lúc này, một mùi hương như được chưng cất từ rất lâu ngày, thoang thoảng tỏa ra từ trái bưởi vàng ươm. Hương thơm không còn choáng váng nữa mà như lặn sâu vào trong vị ngọt êm ái của trái cây mùa thu. Thứ trái cây ấy làm ta xao xuyến nhớ đến vầng trăng lơ lửng giữa bầu trời đêm rằm…
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 22 Số 4
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:
a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.
b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.
c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu kể Ai thế nào? |
Nội dung chủ ngữ biểu thị |
Từ ngữ tạo thành chủ ngữ |
…………. |
………….. |
…………… |
………….. |
…………… |
…………….. |
………….. |
……………. |
…………….. |
………….. |
…………….. |
……………… |
Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.
Tên bài |
Trình tự quan sát |
|
Từng bộ phận của cây |
Từng thời kì phát triển của cây |
|
Sầu riêng |
||
Bãi ngô |
||
Cây gạo |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
– Thị giác (mắt) Khứu giác Thính giác Vị giác
(Bãi ngô):
(Cây gạo):
(Sầu riêng):
c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?
d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?
– Giống ……………………………….
– Khác ………………………………..
Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem.
a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?
b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?
Đáp án:
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Câu 2. Ghi lại vào bảng dưới đây:
a) Các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
b) Gạch dưới chủ ngữ của những câu vừa tìm được.
c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ.
Câu kể Ai thế nào? |
Nội dung chủ ngữ biểu thị |
Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ |
Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ. |
Nói về Hà Nội |
Danh từ riêng “Hà Nội” |
Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. |
Nói về vùng trời Hà Nội |
Cụm danh từ: “Cả một vùng trời” |
Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. |
Nói về các cụ già |
Cụm danh từ “Các cụ già |
Câu 5: Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. |
Nói về những cô gái |
Cụm danh từ: “Những cô gái Thủ đô” |
Câu 3. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét:
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Ghi dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.
Tên bài |
Trình tự quan sát |
|
Từng bộ phận của cây |
Từng thời kì phát triển của cây |
|
Sầu riêng |
X |
|
Bãi ngô |
X |
|
Cây gạo |
X (Từng thời kì phát triển của bông gạo) |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
– Thị giác(mắt) |
(Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá |
– Khứu giác (mũi) |
(Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng |
– Vị giác (lưỡi) |
(Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng |
– Thính giác (tai) |
(Cây gạo): tiếng chim hót (Bãi ngô) tiếng tu hú |
c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?
Bài “sầu riêng”
– So sánh:
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
– So sánh:
+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
– Nhân hóa:
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
– So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
– Nhân hóa:
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
– Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.
a) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
b) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể?
– Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
– Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó – đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Câu 4. Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:
a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không?
b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài? Tác dụng gì?
Phiếu bài tập số 5
Câu 1: Em hãy đọc bài Sầu riêng và cho biết nội dung của từng đoạn là gì?
1. Đoạn văn 1 |
a. Miêu tả hương vị của trái sầu riêng |
2. Đoạn văn 2 |
b. Miêu tả dáng cây sầu riêng |
3. Đoạn văn 3 |
c. Miêu tả hoa và quả sầu riêng |
Câu 2: Ý nghĩa của bài Sầu riêng?
A. Hiểu được nguồn gốc hình thành cây sầu riêng
B. Biết được rằng sầu riêng là thức quả rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế
C. Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng
D. Biết được những thông tin quý giá về địa phương có truyền thống trồng sầu riêng
Câu 3: Trong bài Chợ Tết, người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
1. Mặt trời lên |
a. Nhảy nhót ngoài ruộng lúa |
2. Núi cũng làm duyên |
b. làm ửng hồng những dải mây trắng và làn sương sớm |
3. Những giọt sương đầu cành |
c. như được thoa son, phơi mình dưới ánh bình minh |
4. Những tia nắng |
d. uốn mình trong chiếc áo the xanh |
5. Những quả đồi |
e. như những giọt sữa thỉnh thoảng rỏ xuống |
Câu 4: Trong bài Chợ Tết, mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ ra sao?
1. Những thằng cu |
a. gánh lợn chạy đi đầu |
2. Vài cụ già |
b. che môi lặng lẽ cười |
3. Cô yếm thắm |
c. áo đỏ chạy lon xon |
4. Em bé |
d. chống gậy bước lom khom |
5. Hai người trong thôn |
e. nép đầu bên yếm mẹ |
Câu 5: Giải câu đố sau biết rằng tên của sự vật cần tìm có vần ut hoặc uc
Không phải bò, không phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn
Đáp án là cái ….
Câu 6: Trong các trường hợp sau, những trường hợp nào mắc lỗi chính tả?
a) Nói năng
b) Lăng lổ
c) Loang lổ
d) Ní nuận
e) Nóng nảy
f) Lăn lỉ
Câu 7: Tìm các chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây?
Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
Câu 8: Dưới đây là một đoạn văn nói về một loại trái cây trong đoạn văn có sử dụng một số câu kể Ai thế nào? Em hãy tìm ra câu kể đó?
Mùa hè nóng nực đã đến rồi! Giá như được ngồi trên biển tắm mát và ăn dưa hấu thì thật tuyệt. Dưa hấu vỏ ngoài xanh bóng. Ruột bên trong đỏ mịn. Những chiếc hạt đen nhánh như điểm tô thêm phần hấp dẫn. Thật là thức quả của mùa hè!
Câu 9: Tìm những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật hoặc con người có trong những câu sau
Chị Lan vừa dịu dàng lại còn thùy mị, nết na.
Cảnh vật thật tráng lệ và hùng vĩ.
Câu 10: Ý nghĩa câu chuyện Con vịt xấu xí?
A. Từ xưa đến nay, loài vịt có truyền thống nuôi con cho thiên nga
B. Không lấy mình ra làm mẫu để đánh giá người khác, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng. Cần biết sống yêu thương những người xung quanh mình.
C. Biết sống dũng cảm và theo đuổi ước mơ của mình
D. Vào mùa đông, thiên nga thường bay về phương nam tránh rét và bỏ các con ở lại
Câu 11: Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả về thân, lá, gốc (hoặc hoa, quả) của một cây mà em biết. (Chú ý sử dụng mẫu câu Ai thế nào?)
Đáp án:
Câu 1:
– Đoạn văn thứ nhất (Từ đầu đến “…quyến rũ đến kì lạ”): Miêu tả hương vị của trái sầu riêng
– Đoạn văn thứ hai (Tiếp đến “…tháng tư, tháng năm ta”): Miêu tả hoa và quả sầu riêng
– Đoạn văn thứ ba (còn lại): Miêu tả dáng cây sầu riêng
Vậy nên: 1 – a, 2 – c, 3 – b
Đáp án đúng: 1 – a, 2 – c, 3 – b
Câu 2:
Ý nghĩa của bài Sầu riêng:
Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng
Đáp án đúng: C.
Câu 3:
1 – b: Mặt trời lên – làm ửng hồng những dải mây trắng và làn sương sớm
2 – d: Đồi núi cũng làm duyên – uốn mình trong chiếc áo the xanh
3 – e: Những giọt sương đầu cành – như những giọt sữa thỉnh thoảng rỏ xuống
4 – a: Những tia nắng – nhảy nhót ngoài ruộng lúa
5 – c: Những quả đồi – như được thoa son, phơi mình dưới ánh bình minh
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – a, 5 – c
Câu 4:
1 – c: Những thằng cu – áo đỏ chạy lon xon
2 – d: Vài cụ già – chống gậy bước lom khom
3 – b: Cô yếm thắm – che môi cười lặng lẽ
4 – e: Em bé – nép đầu bên yếm mẹ
5 – a: Hai người trong thôn – gánh lợn chạy đi đầu
Đáp án đúng: 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – e, 5 – a
Câu 5:
– Đáp án là cái bút
– “uống nước ao sâu” là chỉ khi bơm mực, “lên cày ruộng cạn” chỉ khi bút được viết trên giấy.
Câu 6:
Trong các trường hợp đã cho, trường hợp mắc lỗi chính tả là:
– Lăng lổ
– Ní nuận
– Lăn lỉ
Sửa lỗi sai: lăng lổ -> năng nổ, ní nuận -> lí luận, lăn lỉ -> năn nỉ
Câu 7:
– Xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn:
Tay mẹ không trắng đâu.
Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
– Phân tích các thành phần C – V có trong các câu vừa tìm được:
Tay mẹ // không trắng đâu.
CN VN
Bàn tay mẹ // rám nắng, các ngón tay // gầy gầy, xương xương.
CN1 VN1 CN2 VN2
Vậy nên các chủ ngữ tìm được là: Tay mẹ, Bàn tay mẹ
Câu 8:
– Những câu kể ai thế nào? có trong đoạn văn là:
+ Dưa hấu vỏ ngoài xanh bóng.
+ Ruột bên trong đỏ mịn.
– Những chiếc hạt đen nhánh như điểm tô thêm phần hấp dẫn.
Câu 9:
Các từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật hoặc con người là: dịu dàng, thùy mị, nết na, tráng lệ, hùng vĩ
Câu 10:
Ý nghĩa câu chuyện Con vịt xấu: Không lấy mình ra làm mẫu để đánh giá người khác, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng. Cần biết sống yêu thương những người xung quanh mình.
Đáp án đúng: B.
Câu 11:
Thân cây hoa hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. Ở thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc. Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. Hoa hồng mềm mại và mong manh, dịu dàng và kiêu sa. Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4