Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 có đáp án
Tổng hợp các Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 (có đáp án) hay nhất bám sát nội dung chương trình Tiếng việt 4 giúp các con ôn bài tốt hơn.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 23 Số 1
Bài 1. Gạch chân vào chữ cái trước câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đẹp như tiên.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Đẹp như tranh.
Bài 2. Chọn từ ngữ, thành ngữ hoặc tục ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
(đẹp người đẹp nết, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, đẹp trời, đẹp, xinh đẹp, đẹp lòng)
Chiếc áo này trông thật ………………………………………………………………..
Hôm nay là một ngày …………………………………………………………………….
Càng lớn trông chị càng …………………………………………………………………………………
Cô Tấm – nhân vật chính trong truỵện Tấm Cám – là một cô gái ……………………..
Bà thường dạy chúng em ……………………………………………………………
Những điểm 10 của em đã làm ………………………………………….….cha mẹ.
Bài 3. Nối từng đoạn văn dưới đây với tác dụng của dấu gạch ngang cho đúng:
Đáp án:
Bài 1.Gạch chân vào chữ cái trước câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Đẹp như tiên.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Đẹp như tranh.
Bài 2. Chọn từ ngữ, thành ngữ hoặc tục ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:
Chiếc áo này trông thật đẹp
Hôm nay là một ngày đẹp trời
Càng lớn trông chị càng xinh đẹp
Cô Tấm – nhân vật chính trong truỵện Tấm Cám – là một cô gái đẹp người đẹp nết
Bà thường dạy chúng em tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Những điểm 10 của em đã làm đẹp lòng cha mẹ.
Bài 3. Nối từng đoạn văn dưới đây với tác dụng của dấu gạch ngang cho đúng:
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 23 Số 2
Câu 1:
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng: chỗ trống số (1) chứa tiếng bắt đầu là s hoặc x, chỗ trống số (2) chứa tiếng có vần là ưc hoặc ut.
Một ngày và một năm
Men-xen là một hoạ (1)……………… trứ danh của nước (2)…………. được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là ngưòi ta tranh nhau mua.
Có một hoạ sĩ trẻ nói với ông:
– Ngài thật là một người (1)………….. sướng. Còn tôi, không hiểu (1)…….. tranh rất khó bán. Nhiều (2)……………. tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.
Men-xen liền bảo:
Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một nắm vẽ một (2) …. tranh, rồi bán nó trong một ngày.
Câu 2. Chép những câu có dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) vào cột A và nêu tác dụng của mỗi dấu vào cột B.
A |
B |
Câu có dấu gạch ngang |
Tác dụng của dấu gạch ngang |
……………………… |
…………………………… |
Câu 3. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
Câu 4. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50 – 51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a) Tả hoa sầu đâu ………………………..
b) Tả quả cà chua …………………………
Câu 5. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
Đáp án:
Câu 1:
Một ngày và một năm
Men-xen là một họa (1) sĩ trứ danh của nước (2) Đức được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.
Có một họa sĩ trẻ nói với ông:
– Ngài thật là một người (1) sung sướng. Còn tôi, không hiểu (1) sao tranh rất khó bán. Nhiều (2) bức tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.
Men-xen liền bảo:
– Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một (2) bức tranh, rồi bán nó trong một ngày.
Câu 2. Ghi những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) ở cột A và tác dụng của mỗi dấu ở cột B.
Có dấu gạch ngang |
Tác dụng của dấu gạch ngang |
– Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. – Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao – Pa-xcan nghĩ thầm. – Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính – Pa-xcan nói. |
– Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. – Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. – Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan. Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. |
Câu 3. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
Như thường lệ, cứ đến tối thứ bảy là ba tôi lại kiểm tra tình hình học tập của tôi. Tuần này, tôi đã học hành chăm chỉ, bài kiểm tra toán được 10 điểm, điểm văn cũng khá cao cho nên tôi mong tối thứ bảy lắm.
Vừa xoa đầu tôi ba vừa hỏi. Tuần này con học hành sao rồi?
– Dạ, thưa Ba con được 3 điểm mười môn Toán và 1 điểm 9 môn Văn ạ! Tôi vui vẻ trả lời.
– Ồ, bài văn tả cái bàn học của con hôm trước đấy à?
– Ba tôi ngạc nhiên và vui mừng hỏi.
– Dạ, cô giáo con khen con tả đạt và tình cảm lắm. Con khoe bởi đó là cái bàn do chính tay ba con đóng nên con mới tả được như vậy, vì con yêu quý nó lắm mà!
– Con gái ba khéo lắm!
Ba tôi khẽ cốc đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng.
Câu 4. Đọc hai đoạn văn tả hoa sầu đâu, tả quả cà chua (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 50-51). Nêu nhận xét về cách miêu tả của các tác giả trong mỗi đoạn.
a) Tả hoa sầu đâu
– Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
– Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa hồng bằng cách so sánh với mùi thơm của các loài cây khác, cho mùi thơm của hoa hòa quyện với các hương vị khác của đồng quê.
– Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu.
b) Tả quả cà chua
– Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
– Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh và nhân hóa tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định.
Câu 5. Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
Hãy nhìn trái xoài chín mà xem! Trong mới hấp dẫn làm sao! Từng trái, từng trái bầu bĩnh, da căng mượt, vỏ màu vàng ươm. Hương thơm nức nở, cắt trái xoài ra, một màu vàng mỡ màng, ngọt ngào của thịt trái khiến người ta phải nuốt nước miếng! Cắn một miếng thì cái vị ngọt, thanh và hương thơm của nó quyện vào nhau như thấm vào đầu lưỡi khiển người ta nhớ mãi.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 23 Số 3
I- Bài tập về đọc hiểu
Cảnh đẹp Sa Pa
Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.
Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.
Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới.
(Theo Lãng Văn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Sa Pa nằm ở đâu?
a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn
b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn
c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn
2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây?
a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam
b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi
c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây
3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa?
a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ
b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở
c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng
4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì?
a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa
b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa
Xem thêm : Trắc nghiệm Lịch sử 4 Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống
a) Tiếng có âm đầu s hoặc x
Bức tranh vẽ cảnh dòng…….dập dờn………..vỗ, những rặng tre……..biếc nghiêng mình……….gương nước, đàn cò trắng…………cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông ……….
b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt
Cảnh sống cơ………trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day……khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công……..để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.
Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải:
a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại |
(1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố |
b) Đánh dấu phần chú thích trong câu |
(2) Nhiệm vụ của chúng ta là:- Học tập tốt – Lao động tốt |
c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê |
(3)- Hôm nay ai trực nhật?- Bạn Lan Phương |
Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B:
A |
B |
a) Đẹp người đẹp nết |
(1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời |
b) Đẹp như Tây Thi |
(2) Nết na quý hơn sắc đẹp |
c) Cái nết đánh chết cái đẹp |
(3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết |
b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ;
– (1) Hôm qua là một ngày ……
– (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..
– (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….
– (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..
c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét:
Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là…………………………
– (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
– (2) Cái nết đánh chết cái đẹp
– (3) Đẹp như tiên
– (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích:
Gợi ý
– Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung
– Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả…) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
– Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả.
Đáp án:
I- Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1.b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn
2. a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam
và c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây
3. b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở
và c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng
4. c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a) Bức tranh vẽ cảnh dòng sông dập dờn sóng vỗ, những rặng tre xanh biếc nghiêng mình soi gương nước, đàn cò trắng sải cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông xuống
b) Cảnh sống cơ cực trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day dứt khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công sức để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.
Câu 2.
Nối như sau:
(a)- (3)
(b) – (1)
(c) – (2)
Câu 3.
a) Nối (a) – (3) (b) – (1) (c) – (2)
b) (1) đẹp trời (2) đẹp lão (3) đẹp đôi (4) đẹp mắt
c) (4)
Câu 4:
Nắng tháng bảy gay gắt cũng là lúc cây vú sữa ông tôi trồng bắt đầu chín quả. Những quả vú sữa căng tròn,bóng mịn chứa những giọt sữa mát lành ở bên trong, bên ngoài phủ một lớp áo xanh màu ngọc bích. Tôi thích nhất là được thưởng thức dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa, tôi thấy một lớp thịt xốp trắng thơm ngậy cùi dừa. Ở giữa là một lớp nhân như lòng trắng trứng, ăn vừa giòn, vừa béo. Mỗi khi ăn trái vú sữa đầu mùa, tôi như cảm nhận được tình thương của ông đã dành cho tôi.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 23 Số 4
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tình cha
Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa ở thị trấn Yu-bét-su, đảo Hô-kai-đô (Nhật Bản) đã tử vong trong lúc cố gắng bảo vệ cô con gái Na-su-ne khỏi những cơn gió rét mạnh tới 109km/h và nhiệt độ xuống mức -6oC (âm sáu độ C).
Theo tờ Yô-miu-ri*, ông Ô-ka-đa đã choàng tay ôm lấy con gái và cố gắng dùng hơi ấm cơ thể mình và một bức tường nhà kho để che chắn cho con. Ông cũng tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cô bé trước cái lạnh khắc nghiệt của cơn bão tuyết. Và khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy thì cô bé đang khóc yếu ớt trong vòng tay cha. Được biết, người cha đã qua đời trước lúc được tìm thấy. Mẹ của Na-su-ne cũng đã mất cách đây hai năm vì bệnh tật. Bởi thế bao nhiêu tình yêu thương, ông Ô-ka-đa đều dành hết cho cô gái nhỏ. Cha của em, ông Ô-ka-đa vừa là một ngư dân chăm chỉ vừa là một người bố rất tận tụy khi thường bắt đầu một ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con gái yêu quý.
Đau lòng hơn khi cái chết của ông Ô-ka-đa xảy ra giữa lúc các gia đình trên khắp Nhật Bản kỉ niệm Ngày của các bé gái, một lễ hội truyền thống trong đó cha mẹ thường có mặt tại nhà và trang hoàng nhà cửa với những con búp bê xinh xắn. “Ông ấy đã để dành một chiếc bành cho cô con gái duy nhất và đang mong chờ kỉ niệm ngày này cùng nhau”, một người hàng xóm nói với tờ Yô-miu-ri.
(Theo Gia đình Online)
Chú giải: Yô-miu-ri: Tên tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật và có số lượng phát hành lớn nhất thế giới.
a) Điền từ ngữ trong bài vào đoạn sau:
b) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước đoạn văn dùng sai dấu gạch ngang:
a) Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:
– Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!
Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.
b) Hà thầm nghĩ:
– Mình sẽ cố gắng học thật giỏi.
c) Đèn lồng – nét đặc trưng của phố cổ Hội An.
d) Xiến Tóc nghiến răng ken két, chõ cả hai cái sừng dài xuống, quát:
– A được, nói lời phải không nghe, rồi sẽ biết tay.
Tôi còn trêu tức, ngước răng lên:
– Có giỏi thì xuống đây chọi nhau.
Câu 3: Gạch dưới những từ ngữ chỉ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài ca dao sau:
Dịu hiền vốn có, đảm đang
Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan
Ra ngoài giúp nước, giúp non
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
Câu 4: Chọn một từ em tìm được ở câu 4. Đặt câu với từ đó.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn tả một loài cây mà em yêu thích (dựa vào dàn ý mà em đã lập ở tuần 23)
Đáp án:
Câu 1:
a.
Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con. Hằng ngày, ông bắt đầu ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con. Trong cơn bão tuyết ông đã dùng cơ thể mình và tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cho con. Ông đã tử vong vì cố gắng bảo vệ con gái khỏi những cơn gió rét.
b.
Tình cảm mà bố mẹ dành cho con cái là vô bờ bến và không cần hồi đáp. Để bảo vệ con cái, bố mẹ có thể hi sinh tất cả, kể cả cái chết.
Câu 2: Đáp án: Khoanh vào a.
Câu 3:
Dịu hiền vốn có, đảm đang
Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan
Ra ngoài giúp nước, giúp non
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
Câu 4:
– Từ em chọn: dịu hiền
– Nghĩa của từ là: Dịu dàng và hiền hậu.
Xem thêm : Kết bài mở rộng tả con chó
– Đặt câu: Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền nên ai ai cũng yêu quý.
Câu 5:
Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây bàng trước cửa lớp 4A. Nhìn từ xa, tán bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút, vươn thẳng lên trời. Quanh năm bàng khoác chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ. Hè tới, bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc,những chùm hoa ấy kết thành trái. Trái bàng chín là món ăn yêu thích của tụi học trò chúng em. Dưới bóng bàng mát rượi chúng em chơi bắn bi, nhảy dây và cả học bài. Em rất yêu cây bàng này. Em coi nó như người bạn thân thiết của mình vậy.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 23 Số 5
Câu 1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Câu 2: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?
A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà
C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về
D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng
Câu 3: Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
A. là những em bé cả đời chỉ sống trên lưng mẹ
B. là những em bé từ nhỏ đã phải theo mẹ lên nương rẫy, cùng mẹ làm việc.
C. chỉ những em bé cả đời chỉ quanh quẩn bên mẹ, không bao giờ dám đi đâu xa
D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”?
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả
a) Xôn xao
b) Sâu xắc
c) Sáo trộn
d) Sức xống
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả
a) Nức nở
b) Mức gừng
c) Nứt nẻ
d) Hừng hựt
Câu 7: Đoạn văn sau đây là cuộc nói chuyện giữa một bạn học sinh và bố của mình về tình hình học tập của bạn ấy nhưng đã bị bỏ sót một số dấu câu.Em hãy điền các dấu câu còn thiếu vào chỗ trống
Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi…
… Con gái bố tuần này học hành thế nào…
Tôi vui vẻ nói với bố:
…. Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.
– Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! …Bố nhìn tôi trìu mến và nói.
Câu 8: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau
1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
3. Cái nết đánh chết cái đẹp
4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
Hình thức thường thống nhất với nội dung |
|
|
Câu 9: Em hãy điền từ thích hợp để hoàn thành những câu sau
Những cung điện nguy nga ……….
Thủ đô được trang trí …….. trong ngày lễ.
Tính nết ………., dễ thương
Cô bé càng lớn càng …………….
(từ gợi ý: xinh xắn, lộng lẫy, huy hoàng, thùy mị)
Câu 10: Hãy viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích
Đáp án:
Câu 1:
Tác giả gọi phượng là “hoa học trò” bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều kỉ niệm của học trò và mái trường.
Câu 2:
Ý nghĩa bài văn Hoa học trò:
Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
“Những em bé lớn trên lưng mẹ” có nghĩa là chỉ: những người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu theo con, những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ vậy nên có thể nói các em là những em bé lớn trên lưng mẹ.
Đáp án đúng: D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng
Câu 4:
Mặt trời vô cùng quan trọng với cây bắp, cây bắp có lớn lên được từng ngày là nhờ có mặt trời chiếu sáng. Cũng như vậy, người con cũng vô cùng quan trọng với người mẹ. Con ngày ngày nằm trên lưng mẹ, con là mặt trời của mẹ. Có con thì mẹ mới có thêm động lực và sức mạnh để làm việc, để sống và để yêu thương con.
Câu 5:
Trong các trường hợp đã cho, những trường hợp viết đúng chính tả đó là:
– Xôn xao
– Sức sống
Sửa lại nhưng trường hợp mắc lỗi: sâu xắc -> sâu xắc, sáo trộn -> xáo trộn
Câu 6:
Trong các trường hợp đã cho những trường hợp mắc lỗi chính tả là:
– Mức gừng
– Hừng hựt
Sửa lỗi: mức gừng -> mứt gừng, hừng hựt -> hừng hực
Câu 7:
Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi:
– Con gái bố tuần này học hành thế nào?
Tôi vui vẻ nói với bố:
– Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.
– Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! –Bố nhìn tôi trìu mến và nói.
Câu 8:
– Giải nghĩa các câu thành ngữ:
1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. Giống như gỗ phải xem chất gỗ bên trong chứ không phải chỉ dựa vào lớp sơn bên ngoài vì lớp sơn ấy cũng sẽ rất dễ bong tróc.
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.
3. Cái nết đánh chết cái đẹp
Phẩm chất tốt đẹp bên trong quan trọng hơn diện mạo bề ngoài
4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Nhìn vẻ bề ngoài có thể đoán biết được phần nào phẩm chất bên trong
Vậy nên ta có thể sắp xếp các thành ngữ vào các nhóm như sau:
– Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: Cái nết đánh chết cái đẹp; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
– Hình thức thường thống nhất với nội dung: Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu; Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Đáp án đúng
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
Hình thức thường thống nhất với nội dung |
Cái nết đánh chết cái đẹp Tốt gỗ hơn tốt nước sơn |
Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon |
Câu 9:
Những cung điện nguy nga lộng lẫy.
Thủ đô được trang trí huy hoàng trong ngày lễ.
Tính nết thùy mị, dễ thương
Cô bé càng lớn càng xinh xắn
Câu 10:
Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,…. Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.
Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4