Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 trang 11, 12, …, 16 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 trang 11, 12, …, 16 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo tập 1 Ngữ văn lớp 11 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
- Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI lớp 11 trang 41, 42, 43 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chiều xuân lớp 11 trang 19, 20 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Công nghệ hiện tại của AI và tương lai lớp 11 trang 44, 45 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều lớp 11 trang 62, 68 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 trang 58, 62 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? lớp 11 – Mẫu số 1
Câu 1. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chỉ ra bố cục của văn bản và nêu nội dung chính của từng phần.
b. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (như góc nhìn thiên nhiên, góc nhìn lịch sử, góc nhìn văn hoá,…)
c. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả trong văn bản.
d. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản.
Trả lời:
a. Bố cục của văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và nội dung chính của từng phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến… dưới chân núi Kim Phụng): Thể hiện cái nhìn về sông Hương khi ở thượng nguồn.
– Phần 2 (Tiếp theo đến… quê hương xứ sở): Quan hệ mật thiết giữa Huế và sông Hương.
– Phần 3 (Phần còn lại): Nét đẹp của Sông Hương ở cuối nguồn.
b. Một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (như góc nhìn thiên nhiên, góc nhìn lịch sử, góc nhìn văn hoá,…) là:
– Góc nhìn thiên nhiên: Tác giả quan sát thiên nhiên từ nhiều phía như ở thượng nguồn, ở cuối nguồn. Sông Hương mang những dáng vẻ khác nhau ở từng nơi. Ở thường nguồn thì dữ dội, mạnh mẽ, hùng vĩ nhưng ở trong kinh thành Huế thì lại dịu dàng, êm dịu.
– Góc nhìn lịch sử: Sông Hương chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, là nơi có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc trong thời kì trung đại.
Xem thêm : Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều lớp 11 trang 62, 68 Chân trời sáng tạo
– Góc nhìn văn hoá:
+ Khi nhìn vào sông Hương, ta có thể thấy được đầy đủ tính cách, tâm hồn và con người xứ Huế bởi nó mang đặc điểm tâm hồn của con người nơi đây.
+ Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế mà sông Hướng còn mang trong mình những dòng chảy của âm nhạc và thi ca.
c. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái tôi của tác giả trong văn bản:
“Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi”.
d. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản.
Vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua đoạn văn thuộc phần hai của văn bản là vẻ đẹp hiền dịu khi dòng sông chảy qua kinh thành Huế. Khác với sự hùng vĩ, gan bạo ở thượng nguồn, khi chảy vào kinh thành, sông Hương lại khoác lên mình vẻ đẹp riêng. Một vẻ đẹp hiền dịu với mặt nước trong xanh, uốn lượn quanh thành phố.
Câu 2. Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên … chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
Trả lời:
Trong đoạn văn “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên … chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” có yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình như:
+ Yếu tố tự sự: Khi giáp mặt với thành phố ở cồn Gia Viễn, sông Hương liền uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;
+ Yếu tố trữ tình: Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế….
→ Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: Cho thấy sự am hiểu và tình cảm của tác giả dành cho Huế và cho dòng sông. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp của dòng sông một cách chân thực, sinh động nhất.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 4. Nêu nhận xét của bạn về cách trả lời câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong tác phẩm.
Câu 5. Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.
Trả lời:
Với ngòi bút tinh tế và sáng tạo, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện xuất xắc. Sự kết hợp hài hòa giữa cách miêu tả vẻ đẹp của con sông Hương lồng ghép vào trong đó là tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả với nó và xứ Huế đã làm cho tác phẩm có hồn và giàu tính biểu cảm hơn.
Câu 6. Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Trả lời:
– Theo em, vai trò của sông Hương trong tư cách ” người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở” được nói đến trong đoạn đầu vẫn còn được thể hiện trong phần còn lại của văn bản.
– Dựa vào việc nhà văn đã nhắc lại vai trò của sông Hương cùng văn hóa xứ sở qua hai đoạn văn sau:
+ “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.
Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu và từ đó những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều, “Trong như tiếng hạc bay qua – đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”.
+ Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
Câu 7. Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?
Trả lời:
Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho em bài học về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh là: Nếu chúng ta thường chỉ dung mắt để ngắm nhìn cảnh vật mà không quan sát chúng kĩ hơn, đặt tâm tư, tình cảm và suy nghĩ vào trong đó thì thứ chúng ta nhìn thấy chỉ là bề nổi bên ngoài. Muốn quan sát được những điểm đặc biệt, thú vị bên trong ta phải quan sát một cách kĩ lưỡng và cảm nhận nó bằng mọi giác quan.
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 11