Tác giả – Nguyễn Văn Xe: Lòng dân (tiếp theo) Tóm tắt, nội dung chính, đọc hiểu Tiếng việt 5
Khái quát Tác giả – Tác phẩm: Lòng dân bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Văn Xe và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Lòng dân – SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.
Tác giả – Tác phẩm: Lòng dân (tiếp theo)
Bạn đang xem: Tác giả – Nguyễn Văn Xe: Lòng dân (tiếp theo) Tóm tắt, nội dung chính, đọc hiểu Tiếng việt 5
1. Tác giả
– Nguyễn Văn Xe
2. Tác phẩm Lòng dân
a. Bố cục bài Lòng dân
Có thể phân chia tiếp vở kịch thành các đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến chú toan đi, cai cản lại
Đoạn 2: Từ Để chị này đi lấy đến Chưa thấy
Đoạn 3: Phần còn lại
b. Chú thích từ ngữ trong bài Lòng dân
Xem thêm : Trắc nghiệm Lập trình Scratch lớp 5 có đáp án – Đề 1
Chú thích:
– Tía (tiếng Nam Bộ): cha.
– Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy.
– Nè (tiếng Nam Bộ): này.
c. Nội dung chính bài Lòng dân
Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng, thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ với cách mạng.
3. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Lòng dân
Câu 1: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
Lời giải:
An đã làm cho bọn giặc mừng hụt bằng cách:
Khi chúng hỏi An: “Ông đó phải tía mày không?” An trả lời: “Hổng phải tía” làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh làm chúng phải mừng hụt, tẽn tò: “Dạ, cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.”
Xem thêm : Kết bài mở rộng tả công viên ngắn gọn
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
Lời giải:
Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng, qua đó người cán bộ sẽ biết để trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.
Câu 3: Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
Lời giải:
Vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Vì tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Câu 4: Sau bài học, em có cảm nghĩ gì về tình cảm của những người dân dành cho cách mạng?
Trả lời:
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
——————————————
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả – Tác phẩm: Lòng dân trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 5