Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
Khái quát Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa bao gồm Giới thiệu tác giả Tô Hoài và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa – SGK Tiếng Việt 5.
Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Bạn đang xem: Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài
* Tiểu sử
– Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
– Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.
– Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).
– Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
– Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp
– Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
– Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
– Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.
* Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám :
Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).
* Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám :
– Truyện ngắn : Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành(1972).
– Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố(1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).
II. Khái quát tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa
1. Bố cục
Có thể chia bài thành các phần như sau:
Phần 1: Câu mở đầu
Phần 2: Từ Có lẽ bắt đầu đến hạt bồ đề treo lơ lửng
Phần 3: Từ Từng chiếc lá mít đến quả ớt đỏ chói
Phần 4: Còn lại
2. Nội dung chính
Xem thêm : Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.
3. Từ cần giải nghĩa
– Lụi: Cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.
– Kéo đá: Dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
III. Một số mẫu phân tích tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Mẫu 1
Trời mới tang tảng sáng, sương vẫn còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ nhưng đường làng đã rộn rã tiếng bước chân, tiếnq cười nói của các cô bác nông dân ra đồng gặt lúa. Gia đình em thức dậy từ sớm chuẩn bị đầy đủ và cùng hoà vào dòng người đổ ra cánh đồng làng. Anh Hai vác chiếc cộ đập lúa, ba mang liềm, hái. Em xách ấm nước, còn mẹ xách giỏ thức ăn trưa.
Mấy công ruộng nhà em nằm kề ngay bên con đường đất đỏ nối liền mấy xã. Đứng trên đường nhìn xuống, thấy đồng lúa trải ra xa tắp. Những bông lúa chín vàng, nặng trĩu uốn cong, ngả đầu về một hướng, chờ tay người gặt. Hương lúa thoang thoảng trong gió sớm mát lành.
Trên đồng đã khá đông người. Từng tốp, từng tốp dăm bảy người dàn thành hàng ngang, lom khom gặt lúa. Tiếng liềm cắt lúa soàn soạt. Những con chim ngủ đêm trong ruộng lúa sợ hãi bay vụt lên. Lúa đã gặt xếp thành hàng ngay ngắn trên mặt ruộng. Những người đi sau bó lúa thành từng bó chặt chẽ và chất gọn thành từng đống cao. Anh Thi, anh Thiện con bác Sáu giăng lưới kín ba phía của chiếc cộ rồi giơ tửng bó lúa lên cao, đập xuống. Tiếng lúa văng rào rào xuống đáy cộ. Lúa đầy, các anh xúc đổ vào bao, buộc chặt rồi vác để lên bờ ruộng. Đằng xa, chiếc máy tuốt lúa nhà bác Tư Sơn đang chạy ầm ầm, phun rơm lên cao thành một đống lớn có ngọn.
Xế chiều, cánh đồng đã gặt vãn. Trên mặt ruộng, ngổn ngang gốc rạ và những đống rơm tươi. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm lưng áo nhưng vẻ mặt vẫn vui tươi vì vụ lúa bội thu. Tiếng cười đùa, tiếng hò đối đáp của các anh chị thanh niên vang rộn làm tăng thêm không khí náo nức của ngày mùa. Các bạn thiếu nhi chăm chỉ phụ giúp gia đình những công việc nhỏ.
Mấy thửa ruộng nhà em cũng đã gặt xong. Ba em mượn chiếc xe bò của ông nội để chớ lúa về. Ngồi cạnh ba, em chăm chú ngắm cặp bò vàng to khoẻ đang vươn cổ kéo xe. Đoàn xe bò nối đuôi nhau. Tiếng móng bò khua lộp cộp trên con đường đất đỏ đang sẫm lại trong hoàng hôn.
Trong làng, nhiều nhà đang nổi lửa nấu cơm chiều. Khói lam vờn quanh mái bếp gợi cảm giác bình yên, no ấm. Ngày mai. trên sân phơi sẽ rực lên màu vàng của lúa chín, hạt lúa do bàn tay cần cù của người nông dân làm ra để nuôi sống con người.
Mẫu 2
Từ lâu đề tài miêu tả về những làng quê Việt Nam dân dã đã đi vào lòng người sáng tác cho ra những tác phẩm tuyệt vời, Nhà văn Tô Hoài cũng đã phác họa rõ hình ảnh đó qua bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” Nó đơn giản chỉ là đồng ruộng, cảnh vật qúa đỗi thân thiết, hơn hết thảy đó là sự miêu tả để nổi bật hình ảnh người dân lao động tuy vất vả nhưng luôn vui vẻ trong những ngày mùa gặt, hình ảnh đó khiến ta đọc xong vẫn đọng lại những kí ức ngọt ngào về thời tuổi thơ quý giá.
Bắt đầu bài văn, tác giả đã nhắc đến ngày mùa giữa mùa đông nắng ấm vẫn chan hòa, vụ mùa này rất bội thu với những người nông dân, tác giả có nhắc màu vàng tươi là màu chủ đạo rất trù phú, đầm ấm từ vô vàn cảnh vật tạo nên vì vậy màu vàng đó nó không hề giống nhau. Cụ thể các màu vàng so sánh với nhau là: Với bông lúa có màu vàng xuộm của lúa chín nặng trĩu. Nắng vàng hoe là màu vàng nhạt tươi sáng đúng như miêu tả màu vàng này khiến ta có cảm giác không nắng gắt hay oi bức làm con người dễ chịu hơn
Với quả xoan đặc trưng cho vùng quê với màu vàng bóng bao bọc vỏ ngoài thật khiến ta bị kích thích vị giác, gợi lên một cảm giác quả chín hết mức chín trên cành đến độ ngọt lịm, thật thích thú dưới con mắt con trẻ, còn lá mít, tàu lá chuối theo quan sát là màu vàng ối một màu vàng rải đều khắp bề mặt lá. Chi tiết lá sắn héo, tàu đu đủ cũng được tác giả chú ý để miêu tả với màu vàng sáng vàng tươi chứng tỏ khoảng thời gian lá chỉ mới héo. Và chắc hẳn chẳng thể thiếu một số sản vật đặc sản của miền quê là buồng chuối với màu chín vàng ruộm rất ngon, bụi mía vàng xọng là màu vàng chứa nước đầy ắp phát triển rất tốt.
Đến lượt rơm, thóc được người dân phơi dưới nắng để giúp mau khô ta có thể dễ bắt gặp ở bất cứ nơi nào trên đường cũng như sân nhà rất nhiều với màu vàng giòn như có thể sắp gẫy ra. Tác giả miêu tả bộ lông con gà và con chó màu vàng óng ả, béo tốt và mượt mà. Lớp lớp mái nhà phủ màu vàng rơm màu rất mới. Tác giả bên cạnh cảnh vật không quên miêu tả con người biến thành chủ đạo cho cả bức tranh sự chăm chỉ bất kể ngày đêm buông bát đũa là ra đồng, say mê đến lạ không hề xuất hiện thoáng chút mệt mỏi, có lẽ thời tiết cũng rất ủng hộ cho vụ gặt này. Đây là một vẻ đẹp vừa sinh động đủ làm cho bức tranh hoàn hảo.
Qua cả bài văn, ta có thể thấy tác giả là người yêu quê hương sâu đậm. Phải có con mắt tinh tế để có thể cảm giác từng thứ một từ người dân, đến cảnh vật vô tri. Khiến cho tác phẩm rất đáng quý về làng quê ấy, khiến lòng tự hào đất nước tăng lên.
IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Câu 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Lời giải:
+ nắng – vàng hoe
+ xoan – vàng lịm
+ tàu lá chuối – vàng ối
+ bụi mía – vàng xọng
Xem thêm : Trái nghĩa với nhân hậu là gì?
+ rơm, thóc – vàng giòn
+ mái nhà rơm – vàng mới
+ tất cả – một màu vàng trù phú, đầm ấm
Câu 2: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
Lời giải:
+ Vàng lịm: Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
+ Vàng ối: Vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.
+ Vàng tươi: Màu vàng sáng.
+ Chín vàng: Màu vàng tươi đẹp tự nhiên của quả chín.
+ Vàng xọng: Màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
+ Vàng giòn: Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.
+ Vàng mượt: Màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà.
Câu 3: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Lời giải:
Những chi tiết về thời tiết:
Quang cảnh: “Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nẳng, không mưa.”
Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp, thuận lợi cho vụ gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm hoàn hảo.
Những chi tiết về con người:
“… không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.”
Những chi tiết về hoạt động của con người làm cho bức tranh làng quê ngày mùa là một bức tranh lao động tràn đầy sức sống.
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Lời giải:
Tác giả chắc chắn phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế. Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh tượng đó, với quê hương.
>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 5