2 Bộ đề đọc hiểu về Điều kỳ diệu của thái độ sống hay nhất
- Thập tông tội là gì?
- Bài tham luận về công tác nữ công (3 mẫu) Mẫu tham luận tại Đại hội Chi bộ
- Vật lý 10 bài 7: Cách xác định sai số tuyệt đối, sai số ngẫu nhiên của phép đo trực tiếp, gián tiếp
- Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Giá trị của x trong đẳng thức $(3x-2)^{2} = 2 \times 2^{3}$ là: | SBT Toán 7 Cánh diều
“Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Bạn đang xem: 2 Bộ đề đọc hiểu về Điều kỳ diệu của thái độ sống hay nhất
(Đề kiểm tra phần Đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích.
Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ?
Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Em hiểu gì về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn
Câu 5. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó.
Câu 6. Tác giả cho rằng : Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. Em có đồng ý với quan niệm trên không? Vì sao?
Câu 7. Đoạn trích gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Xem thêm : Giải bài tập trang 97, 98 SGK Toán 7 Tập 1
Câu 8. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân.
Trả lời
(Đề kiểm tra phần Đọc hiểu văn bản văn học, môn ngữ văn )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích.
– Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
– Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.
Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ?
– Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ:
+ Không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn.
+ Gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Xem thêm : Cách viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực nhanh
+ Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm.
Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
– Liệt kê: sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài; ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống; lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin
– So sánh, đối lập: can đảm – nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm – tìm kiếm an nhàn
– Điệp ngữ: Chỉ, tuổi trẻ, cặp quan hệ từ: . Không.. mà..
– > Tác dụng: Gây ấn tượng cho người đọc, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn; nhấn mạnh nổi bật vấn đề mà tác giả nêu ra (nên có thái độ sống tích cực, lạc quan, can đảm, tự tin, bản lĩnh, làm chủ cuộc sống)
Câu 4. Em hiểu gì về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn
Ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể hiểu là:
– Thời gian hình thành tuổi tác: theo quy luật cuộc sống thì theo thời gian, con người càngnhiều tuổi hơn, càng già đi về mặt hình thức, thể chất.
– Thái độ tạo nên tâm hồn: tâm hồn của mỗi người không đánh giá ở tuổi tác, ở hình thức mà chính là ở thái độ, suy nghĩ, tình cảm, quan niệm sống, cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Thái độ sống tích cực sẽ làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, lạc quan, nhiệt huyết, yêu đời; còn thái độ sống tiêu cực sẽ khiến tâm hồn trở nên chán nản, thiếu ý chí sống, bi quan, tự ti.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu