Cách chứng minh các điểm (4 điểm) cùng thuộc một đường tròn – Toán 9 chuyên đề
- Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Lần thứ nhất bác Dũng xay 100 kg thóc được 65 kg gạo | SBT Toán 7 Cánh diều
- Hãy phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa Sử học và một lĩnh vực/ngành khoa học tự nhiên, công nghệ. | SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức
- Viết thư cho người thân để thăm hỏi và kể về việc học tập, rèn luyện,… của em khi lên lớp Ba dựa vào gợi ý: | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Nghị luận về hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay
Chứng minh các điểm (thường là 4 điểm) cùng thuộc một đường tròn là dạng bài tập phổ biến thường gặp trong các bài toán liên quan đến tứ giác và đường tròn.
Bạn đang xem: Cách chứng minh các điểm (4 điểm) cùng thuộc một đường tròn – Toán 9 chuyên đề
Vậy cách chứng minh các điểm (4 điểm) thuộc được tròn như thế nào? có mấy cách chứng minh 4 điểm cùng thuộc một đường tròn? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
° Phương pháp chứng minh các điểm thuộc một đường tròn
* Cách 1: Chứng minh các điểm đó cùng cách đều một điểm O cố định. Khi đó các điểm đã cho cùng thuộc đường tròn tâm O.
* Cách 2: Sử dụng tứ giác nội tiếp. Chẳng hạn để chứng minh 5 điểm A, B, C, D, E cùng thuộc một đường tròn ta chứng minh ABCD, ABCE là tứ giác nội tiếp cùng 1 đường tròn tâm O.
Dưới đây, chúng ta cùng tham khảo một số ví dụ minh họa cách chứng mình 4 điểm cùng thuộc đường tròn.
* Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Từ M là điểm bất kì trên cạnh BC kẻ MD ⊥ AB, ME ⊥ AC. Chứng minh 5 điểm A, D, M, H, E cùng nằm trên một đường tròn.
* Lời giải:
– Theo bài ra, có có hình sau:
Xét tam giác vuông ADM có cạnh huyền AM
Xét tam giác vuông AEM có cạnh huyền AM
Và tam giác vuông AHM có cạnh huyền AM
Các tam giác này đều có chung cạnh huyền AM nên 3 đỉnh góc vuông nằm trên đường tròn đường kính AM có tâm là trung điểm của AM.
Vậy 5 điểm A, D, M, H, E cùng nằm trên một đường tròn.
* Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A gọi D là điểm đối xứng với A qua cạnh BC. Chứng minh 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.
* Lời giải:
– Ta có hình vẽ như sau:
Vì D đối xứng với A qua BC, B đối xứng với B qua BC, C đối xứng với C qua BC nên đối xứng với góc qua BC.
Suy ra ∠BDC = ∠BAC = 900
Xét tam giác vuông BAC và BDC có chung cạnh huyền BC nên hai đỉnh góc vuông A, D nằm trên đường tròn đường kính BC, có tâm là trung điểm của cạnh huyền BC.
Vậy 4 điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.
* Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AC lấy điểm D. Hình chiếu của D lên BC là E, điểm đối xứng của E qua BD là F. Chứng minh 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm O của đường tròn đó.
* Lời giải:
– Ta có hình vẽ như sau:
– Theo giả thuyết, DE ⊥ BC nên ∠BEB = 900
– Vì E và F đối xứng với nhau qua BD nên BD là đường trung trực của đoạn thẳng EF nên suy ra:
BF = BE và DF = DE
Suy ra: ΔBFD = ΔBED (c-c-c)
Suy ra: ∠BFD = ∠BEB = 900
Xem thêm : Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên, cách sống để cuộc đời an nhiên tự tại
– Gọi O là trung điểm của BD.
– Xét tam giác vuông ABD vuông tại A có AO là trung tuyến nên:
AO = ½BD = OB = OD (1)
– Xét tam giác vuông BDE vuông tại E có OE là trung tuyến nên:
EO = ½BD = OB = OD (2)
– Xét tam giác vuông BFD vuông tại F có OF là trung tuyến nên:
FO = ½BD = OB = OD (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: OA = OB = OD = OE = OF.
Vậy 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn tâm O với O là trung điểm của BC.
Hy vọng với bài viết Cách chứng minh các điểm (4 điểm) cùng thuộc một đường tròn ở nội dung toán lớp 9 trên của thcs Hồng Thái giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu