Công thức tính độ rượu, bài tập về độ rượu có đáp án
- Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3?
- NH3 + H2O → NH4OH
- Hiệu ứng Domino là gì? Cách áp dụng hiệu ứng Domino hiệu quả
- Phân tích bài thơ Tràng giang (Huy Cận) ngắn gọn, hay nhất
- Định Nghĩa Từ Jav Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Jav
Công thức tính độ rượu, bài tập về độ rượu có đáp án
Khi thực hiện quá trình lên men ngô, sắn, hoặc quả nho chín người ta đã thu được rượu etylic. Vậy công thức tính độ rượu ở đây là gì? Độ rượu quan trọng như thế nào đến rượu cũng như một số bài tập về độ rượu? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này nhé!
Bạn đang xem: Công thức tính độ rượu, bài tập về độ rượu có đáp án
Công thức tính độ rượu
Độ rượu là số ml rượu có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Công thức tính độ rượu:
Trong đó:
Đ(r) là độ rượu (độ)
V(r) là thể tích rượu etylic (ml)
V(hh) là thể tích hỗn hợp rượu và nước (ml)
Ví dụ 1: Trong 100 ml rượu 45 độ thì chứa 45 ml rượu C2H5OH còn lại 55ml là nước (tương đối)
Ví dụ 2: Rượu 40 độ nghĩa là trong 100ml có 40ml rượu, 60 ml nước.
Các câu hỏi xuất hiện trong bài toán tính độ rượu
1- Tính độ của rượu (thường là 46 độ)
2- Tính thể tích hoặc khối lượng ancol etylic.
Chú ý công thức m= d.V (d=0,8 g/ml), nếu bài cho số liệu thì dùng số liệu của đề bài
3- Tính thể tích dung dịch rượu thu được.
4- Thể tích nước cho vào.
Phương pháp giải bài tập độ rượu
Phương pháp giải:
Trong đó:
V C2H5OH là thể tích dung dịch C2H5OH nguyên chất (ml)
D là khối lượng riêng (g/ml)
m C2H5OH là khối lượng C2H5OH (gam)
Sử dụng hai công thức trên để giải bài tập về độ rượu.
Lưu ý: Khi cho hỗn hợp ancol và nước phản ứng với kim loại kiềm thì nước phản ứng trước
Na + H2O —–> NaOH + 1/2 H2
Na + C2H5OH ——> C2H5ONa + 1/2 H2
Trên đây là 4 dạng toán thường gặp của các bài toán về độ rượu và phương pháp giải bài tập độ rượu, ngoài 4 dạng toán trên còn một số dạng bài tập khi cho C2H5OH tác dụng với O2, Na, axit axetic. Sau khi đã tìm hiểu về công thức tính độ rượu và phương pháp giải, chúng ta cùng luyện tập với một số bài tập sau đây.
Bài tập về độ rượu có đáp án
Câu 1: Hòa tan m gam ancol etylic ( D = 0,8 gam/ ml ) vào 216 ml nước ( D = 1 gam/ ml ), tạo thành dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lít (đktc) khí H2. Dung dịch A có độ rượu bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có: Độ rượu = (V rượu ng.chất / V dd rượu )*100
Phương trình phản ứng:
Na + C2H5OH ——> C2H5ONa + 1/2H2
x x x/2
Na + H2O ————-> NaOH + 1/2H2
y y y/2
Xem thêm : Đáp án trò chơi Đố vui dân gian – Phần 1
nH2O = y
nH2= 170,24 / 22.4 = 7,6 mol = x/2 + y/2
=> nC2H5OH = x = 3,2 mol
=> mC2H5OH = 3,2.46 = 147,2 gam
=> V ancol ng.chất = m/d = 147,2/0,8 = 184 ml
V dung dịch = 184 + 216 = 400 ml
=> D = 184.100/400 = 46 độ
Câu 2: Lên men 1 lít ancol etylic 23 độ thu được giấm ăn. Biết hiệu suất lên men là 100% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0.8 gam/ml. Khối lượng axit axetic trong giấm là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có: Độ rượu = (V rượu ng.chất / V dd rượu )*100
=> V ancol ng.chất = 0,23.1000 = 230 ml
=> m ancol = D * V = 230.0,8 = 184 gam
Phương trình phản ứng:
C2H5OH + O2———–> CH3COOH + H2O
46 60
184 —-> m=?
=> m CH3COOH = (184 * 60) / 46 = 240 gam
Câu 3: Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ ml, khi đó khối lượng glucôzơ cần để điều chế 1 lít dung dịch rượu etylic 40 độ với hiệu suất 80% là bao nhiêu ?
Lời giải:
C6H12O6 —————-> 2C2H5OH
180 92
m=? <—– 320
Ta có: Độ rượu = (V_rượu ng.chất / V_dd rượu )*100
=> V ancol ng/chất =0,4.1000 = 400 ml
=> m ancol = 400.0,8 = 320 gam
=> m glucôzơ = 320.180.100/(92.80) = 782,6 gam
Câu 4. Cho 10ml dung dịch rượu etylic t/d Na dư thu được 2,564 lít (đktc). Tính độ rượu biết D rượu và D H2O lần lượt là 0,8 g/ml và 1 gam/ml.
Lời giải:
Đặt n C2H5OH = x(mol) ; nH2O= y(mol)
=> m C2H5OH = 46x(g); mH2O= 18y(g)
=> V C2H5OH = 46x/0,8 = 57,5 (ml)
VH2O= 18y(ml)
nH2= 2,564/22,4=641/5600
Phương trình phản ứng:
2H2O + 2Na —-> 2NaOH + H2
y 0.5y
2C2H5OH + 2Na —–> 2C2H5ONa + H2
x(mol) 0,5x(mol)
Ta có hệ phương trình sau đây:
0,5x + 0,5y = 641/5600
57,5x + 18y = 10
Giải hệ ta có:
x= 8231/55300 ~ 0.149 (mol)
Độ rượu = (V rượu ng.chất / V dd rượu) * 100 = [57,5x/10]*100= [(57,5 x 0.149) / 10 ]*100= 85.58 (độ)
Câu 5: Cho dung dịch A là hỗn hợp rượu etylic và nước. Lấy 20,2 (g) dung dịch A tác dụng với Na dư thu được 5,6 (lít) khí đktc.
a) Tính độ rượu của dung dịch A, biết D rượu = 0.8 g/ml
b) Nếu dùng loại rượu 40 độ thì cần bao nhiêu gam rượu này tác dụng với Na để cùng thu được một lượng H2 nêu trên.
Lời giải:
a) Theo đề bài ta có: n H2=0,25 mol
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O −> 2NaOH + H2 (1)
x 0,5x
2Na + 2C2H5OH −> 2C2H5ONa + H2 (2)
y 0,5y
Ta có hệ phương trình:
m A =18x +46y =20,2 g (*)
n H2 =0,5x+0,5y=0,25 mol (**)
Giải hệ (*),(**) Ta được x=0,1(mol) và y=0,4 (mol)
m H2O =1,8g —-> V_H2O =1,8 (ml)
m R =0,4*46=18,4 (g) —-> V_R =18.4/0,8 =23 (ml)
=> Độ rượu = [23 / (23+1,8)] *100 = 92,74 (độ)
Xem thêm : Mây tiếng anh là gì? Một số cụm từ sử dụng từ mây trong tiếng
b) Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O ——> 2NaOH + H2 (1)
a 0,5a (mol)
2Na + 2C2H5OH ——> 2C2H5ONa + H2 (2)
b 0,5b (mol)
Theo đề ta có: n H2 =0,5a+0,5b=0,25 (mol) (*)
Ta có: m H2O=18a g,,, V H2O=18a (ml)
m R=46b g -> V R =57,5b ml
=> Ta có: [57,5b / (18a + 57.5b)] * 100 = 40 (độ)
=> 7,2a – 34,5b = 0 (**)
Giải hệ (*) và (**) ta được: a = 0,41(mol) ; b = 0,09 (mol)
=> m dung dịch R = 0,41*18 + 0,09*23 = 9,45 (gam)
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.
a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra (đktc)
b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.
Lời giải:
a) Theo đề bài ra có:
n C2H5OH = 9,2 * 46 = 0,2 (mol)
Phương trình phản ứng:
C2H5OH +3 O2 —–> 2 CO2 + 3 H2O
0.2 0.6 0.4 (mol)
Thể tích khí CO2 tạo ra trong phương trình phản ứng là:
V_CO2 = 0.4 * 22.4 =8.96 (lít)
b) Thể tích khí oxi cần dùng là:
V_O2 = 0.6 * 22.4 = 13.44 (lít)
Vậy thể tích không khí cần dùng là:
V_kk = (13.44 * 100) / 20 = 67.2 (lít)
Đón đọc:
- Các dạng bài tập Hóa Học lớp 9.
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Như vậy bài viết có nội dung công thức tính độ rượu, bài tập về độ rượu có đáp án giúp các em rèn luyện. Để học tập tốt các em cần lưu ý một số công thức liên quan và các phương trình phản ứng cũng như đặt nghiệm giải hệ phương trình. Luyện tập nhiều bài hơn để giải quyết bài tập một cách nhanh chóng. Chúc các em học tập thật tốt!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu