Những đặc điểm nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 cho thấy đó là truyện khoa học viễn tưởng? | SBT ngữ văn 7 cánh diều
- Giải câu 1 bài ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số | sgk Toán lớp 5
- Đơn xin nhập học lớp 10 Mẫu đơn xin vào lớp 10 năm 2021 – 2022
- Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này. | SBT Sử 10 Chân trời sáng tạo
- Khi tạo ra hình ảnh từ phổ của nam châm, vì sao người ta không dùng các mạt thép mà dùng mạt sắt non?
- Khối C00 thi trường nào? Tổng hợp các trường đại học khối C00
1. Những đặc điểm nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 cho thấy đó là truyện khoa học viễn tưởng?
Bạn đang xem: Những đặc điểm nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 cho thấy đó là truyện khoa học viễn tưởng? | SBT ngữ văn 7 cánh diều
2. (Câu hỏi 1, SGK) Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?
3. (Câu hỏi 4, SGK) Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Từ phía Liên Xô, sau thất bại năm 1971, Mát-xcơ-va (Moskva) đặt mục tiêu cho ngành hàng không vũ trụ là phải là nước đầu tiên đưa người đặt chân lên được Sao Hoả. Mát-xcơ-va sau đó đầu tư khoản tiền khổng lồ nhằm chế tạo động cơ đẩy mạnh hơn ít nhất hai lần các thế hệ tên lửa sẵn có và dốc sức tìm cách giúp phi hành gia sống sót sau quãng thời gian 10 tháng trên không gian từ khi khởi hành từ Trái Đất đến Sao Hoả.
Tuy nhiên, khi mọi thứ dần thành hình, vào những năm 1988, do tình hình chính trị bắt đầu biến động, dự án đã bị đình chỉ cho đến tận ngày nay.
Trong khi đó, sau thành công với Vi-kinh (Viking), Mỹ có thêm 6 lần đưa thành công thiết bị đến Sao Hoả. Nước này hiện vận hành hai thiết bị nghiên cứu, gồm tàu Râu-vơ Cư-ri-ô-xi-ti (Rover Curiosity) đến đây năm 2012 và tàu In-Sai (InSight) hạ cánh năm 2018. Oa-sinh-tơn (Washington) dự định gửi thêm tàu Mác Râu-vơ (Mars Rover) đến Hành tinh Đỏ vào năm 2020 với khả năng nghiên cứu tinh vi hơn nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh lớn lao trong tương lai.
Những tiến bộ trên là dấu hiệu cho thấy Mỹ rõ ràng đang có ưu thế lớn trong cuộc đua hiện diện ở Sao Hoả. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, cho đến nay, vẫn chưa có nước nào tự tin rằng mình có thể đưa người đến hành tinh nằm cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét này…”.
a) Đoạn trích trên đã làm rõ thêm tính chất “khoa học viễn tưởng” của văn bản Nhật trình Sol 6 như thế nào?
b) Đoạn trích cho thấy thành tựu lớn nhất về chinh phục Sao Hoả của con người đã đạt được gồm những gì? Những quốc gia nào đi đầu trong lĩnh vực chính phục Hành tinh Đỏ?
1.
– Tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa:
+ Người về từ Sao Hỏa là một cuốn sách khoa học viễn tưởng hết sức thú vị. Nó ca ngợi khoa học mà không lạm dụng khoa học, cắt bỏ mọi thứ thừa thãi.
+ Tác phẩm bám theo mô hình kể truyện ba phần truyền thống: 1) cho nhân vật chính mắc kẹt trên một cái cây, 2) quăng đá lia lịa vào người anh ta, 3) đỡ anh ta xuống. Phần lớn câu chuyện diễn ra trên bề mặt hành tinh Sao Hỏa, kể lại thông qua những mẩu nhật ký của Watney. Càng đọc bạn sẽ càng nhận thấy là quyển truyện này mang tính hết sức tích cực và chắc chắn sẽ không có chuyện tác giả để cho nhân vật của mình trở thành người đầu tiên bỏ mạng trên Sao Hỏa, thế nên cái kết cũng khá dễ đoán và những thách thức Watney gặp phải cũng mất đi phần nào cái sự kịch tính. Người về từ Sao Hỏa chỉ tập trung đúng vào những thứ thú vị nhất: hành trình sinh tồn dựa trên khoa học. Và chính điều đó đã giúp tác phẩm trở nên hết sức độc đáo.
2. – Sự kiện được nêu trong văn bản Nhật trình Sol 6 được trình bày ở phần tóm tắt truyện Người về từ Sao Hoả trong bài học (mục Chuẩn bị). Các em đọc lại và xác định sự kiện chính của văn bản này.
Xem thêm : No backpack day là gì? Anti backpack day là gì?
Tính chất “viễn tưởng” cũng là một đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng; đó là tính dự báo về một tương lai xa của sự kiện được nói tới. (Viễn là xa; tưởng là tưởng tượng, cảnh trong tưởng tượng; viễn tưởng nghĩa chung là: cảnh, sự vật được hình dung, tưởng tượng ở một tương lai xa.)
Từ cách hiểu ấy, các em tìm một số chi tiết thể hiện tính chất “viễn tưởng” trong văn bản. Ví dụ: Văn bản Nhật trình Sol 6 viết về cuộc đổ bộ của đoàn phi hành gia lên Sao Hoả, ngôi sao cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét. Trong khi đó, cho đến nay, con người chỉ mới đặt chân được lên Mặt Trăng; Sao Hoả vẫn còn trong mơ ước.
3. – Dựa vào những kiến thức và thành tựu khoa học để hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện cũng là đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng. Với bài này là những kiến thức và thành tựu khoa học vũ trụ.
Các em dựa vào văn bản để chỉ ra những kiến thức ấy. Ví dụ: các từ ngữ liên quan đến khoa học vũ trụ như: chiếc MAV (phương tiện để các nhà du hành rời Sao Hoả về trạm vũ trụ trên quỹ đạo có tên Hơ-mét, sau khi hoàn thành công việc), NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ), Háp (căn nhà trên Sao Hoả để các phi công vũ trụ ở và liên lạc với phương tiện MAV),.. Hoặc kiến thức khoa học ở văn bản này: “Khi áp suất bị giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ của tôi để cân bằng. Một khi lỗ rỉ có thể cự được, nó chỉ phải chầm chậm nhỏ giọt không khí mới để bù vào lượng khí câm đã mất.”.
4. Bài tập yêu cầu HS đọc đoạn trích và trả lời hai câu hỏi:
tin gì về việc chinh phục Sao Hoả? Cụ thể cho đến nay, nhân loại đã đổ bộ lên Sao Hoa được chưa?
– Câu b), có thể thấy đoạn trích cho biết thành tựu lớn nhất về chinh phục Sao Hoả của con người đã đạt được chỉ mới là “Mỹ có thêm 6 lần đưa thành công thiết bị đến Sao Hoả.” Và “.. cho đến nay, vẫn chưa có nước nào tự tin rằng mình có thể đưa người đến hành tinh nằm cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét này…”. Hai nước đi đầu trong lĩnh vực chinh phục Hành tinh Đỏ là Nga và Mỹ.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu