Cu(OH)2 kết tủa màu gì? Tính chất hóa học của Cu(OH)2
- Hóa 11 bài 3: Sự điện li của nước, nồng độ pH, Chất chỉ thị Axit Bazo
- Viết tên các loại cây, hoa, quả chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d. | Giải tiếng việt 3 tập 1 chân trời sáng tạo
- Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây: | SBT Ngữ Văn 10 chân trời
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- 99+ Hình nền chó sói 3d, Ảnh nền sói 3d ful hd cho đt
Đồng là một trong những kim loại phổ biến và quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, có ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống. Đồng là kim loại có khả năng kết hợp với nhiều chất hoá học khác để tạo ra những hợp chất có ứng dụng cao, trong đó không thể không kể đến Cu(OH)2. Nghiên cứu về hợp chất này có ý nghĩa trong việc phát triển các vật dụng có tính ứng dụng cao. Xin mời các bạn cùng trường thcs Hồng Thái tìm hiểu Cu(OH)2 kết tủa màu gì? và tính chất hóa học của Cu(OH)2 trong bài học dưới đây.
Bạn đang xem: Cu(OH)2 kết tủa màu gì? Tính chất hóa học của Cu(OH)2
Cu(OH)2 kết tủa có màu gì?
Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất vô cơ thuộc phân loại bazơ. Đồng(II) hiđrôxit có công thức hóa học là Cu(OH)2 không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch axit, dung dịch NH3 đậm đặc và chỉ tan được trong dung dịch Na(OH) trên 40% và đun nóng.
Đồng(II) hiđrôxit được kết hợp bởi ion Cu2+ và hidroxit (OH–). Phương trình ion như sau:
Cu2+ + OH– = Cu(OH)2
Kết luận: Cu(OH)2 có màu xanh lơ.
Cu(OH)2 có thể tan được trong dd NaOH đặc dư
Cu(OH)2 + NaOH → Na2CuO2 + H2O
Nếu kết tủa để lâu trong không khí sẽ chuyển sang màu đen
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Nhận biết:
– Thuốc thử: Dung dịch HCl
– Hiện tượng: thấy chất rắn Cu(OH)2 tan dần, cho dung dịch màu xanh lam.
– Phương trình hóa học: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
– Phương trình ion rút gọn: Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O
Thông tin về Đồng Hydroxit
Định nghĩa
– Định nghĩa: Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.
– Công thức phân tử: Cu(OH)2
– Công thức cấu tạo: HO – Cu- OH
Tính chất vật lí và nhận biết
– Tính chất vật lí: Là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước.
– Nhận biết: Hòa tan vào dung dịch axit HCl, thấy chất rắn tan dần, cho dung dịch có màu xanh lam.
Cu(OH)2 + 2HCl→ CuCl2 + 2H2O
Tính chất hóa học
– Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.
a. Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
b. Phản ứng nhiệt phân:
c. Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:
Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–
d. Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Xem thêm : Tiểu sử nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
e. Phản ứng với anđehit
g. Phản ứng màu biure
– Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.
Điều chế
– Điều chế Cu(OH)2 bằng cách cho muối Cu (II) tác dụng với dung dịch bazo:
Cu2+ + 2OH– →Cu(OH)2
CuCl2 + 2NaOH →Cu(ỌH)2 + 2NaCl
Ứng dụng
– Dung dịch đồng(II) hiđroxit trong amoniac, có khả năng hòa tan xenlulozo. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon,.
– Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, mà không giết chết cá.
– Đồng(II) hiđroxit đã được sử dụng như là một sự thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một thuốc diệt nấm và nematicide.
– Các sản phẩm như Kocide 3000, sản xuất bởi Kocide L.L.C. Đồng (II) hydroxit cũng đôi khi được sử dụng như chất màu gốm.
Câu hỏi liên quan đến Cu(OH)2
Câu 1: Cu (OH)2 Có kết tủa không?
Câu trả lời:
Đồng (II) hiđroxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là Cu (OH).2. Là chất rắn màu xanh lam, không tan trong nước nhưng tan dễ trong dung dịch amoni và axit đặc, khi đun nóng chỉ tan trong dung dịch NaOH 40%.
Câu 2: Cho Cu(OH)2 bị nhiệt phân hủy, nêu hiện tượng và viết phương trình
Cu(OH)2 bị nhiệt phân hủy:
→ $\text{Hiện tượng: Cu(OH)2 màu xanh lơ sinh ra chất rắn CuO màu đen và nước.}$
→ Phương trình: Bazo không tan→toOxit Bazo+H2O
↔
Câu 3: C6H12O6 + Cu(OH)2 – Cân bằng phương trình hóa học
2C6H12O6 | + | Cu(OH)2 | ⟶ | 2H2O | + | (C6H11O6)2Cu | |
rắn | dd | lỏng | rắn | ||||
không màu | xanh | không màu | xanh lam |
Thông tin thêm
Câu 4:
Phản ứng glucozơ với Cu(OH)2
- Quan sát hiện tượng.
- Đun nóng ống nghiệm quan sát. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Trả lời:
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, …
- Hóa chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch glucozơ 1%.
Cách tiến hành:
- Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2.
- Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.
- Đun nóng ống nghiệm quan sát.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi cho thêm dung dịch glucozơ 1% vào kết tủa Cu(OH)2 xanh, thì ta thấy kết tủa tan khi lắc nhẹ tạo dung dich phức màu xanh lam đặc trưng.
- Khi đun nóng ống nghiệm ta thấy kết tủa đỏ gạch xuất hiện, kết tủa đó là Cu2O.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A . Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
- Tinh bột có phản ứng tráng bạc
- Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng
- Glucozơ bị thủy phân trong môi truờng axit
Đáp án: Chọn đáp án A
B sai vì tinh bột không có phản ứng tráng bạc.
Xem thêm : Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em thích ngắn gọn nhất
C sai vì xenlulozơ chỉ bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng.
D sai bị glucozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân.
⇒ chỉ có A đúng ⇒ chọn A
Câu 6: Vì sao tinh bột và xenlulozo không tác dụng được với Cu(OH)2
Về cấu tạo, tinh bột hay xenlulozo đều có 2 nhóm -OH nằm cạnh nhau ( liên kết với 2 nguyên tử C liền kề) – hình ảnh được minh họa ở dưới.Tuy nhiên, cả 2 phân tử này do đều không tan, không nằm ở dạng dung dịch ⇒ không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở thể rắn (Không xảy ra phản ứng đồng thể rắn – rắn).
Khi biến đổi Cu(OH)2 về dưới dạng dung dịch phức đồng, [Cu(NH3)2](OH)2 – hay còn gọi là dung dịch Svayde, Xenlulozo có thể tác dụng và cho hiện tượng tương tự như phản ứng của poliancol với
Câu 7: Xenlulozơ có hòa tan được Cu(OH)2 được không?
Trả lời: Không
Về phản ứng của các chất với Cu(OH)₂
Phản ứng ở nhiệt độ thường:
Ancol đa chức có các nhóm –OH liền kề nhau, những chất có nhiều nhóm –OH kề nhau:
- Hiện tượng: Tạo phức màu xanh lam
- Những chất thường gặp: etilenglicol (C₂H₄(OH)₂); glixerol (C₃H₆(OH)₂); glucozơ (C₆H₁₂O₆); fructozơ (C₆H₁₂O₆); saccarozơ (C₁₂H₂₂O₁₁); mantozơ (C₁₂H₂₂O₁₁)
- Axit cacboxylic (-COOH): phản ứng tạo dung dịch màu xanh nhạt
- Tripeptit trở lên và protein: phản ứng màu biure với Cu(OH)₂/OH- tạo thành phức màu tím
Phản ứng ở nhiệt độ cao
Phản ứng này chỉ diễn ra ở những chất có chứa nhóm chức anđehit –CHO
- Hiện tượng: Tạo kết tủa Cu₂O đỏ gạch
- Những chất chứa nhóm –CHO thường gặp: anđehit; glucozơ (C₆H₁₂O₆); mantozơ (C₆H₁₂O₁₁)
- Ngoài ra còn có frutozơ (C₆H₁₂O₆), axit fomic (HCOOH), este của axit fomic (HCOOR)
- Lưu ý: Những chất chỉ có nhóm chức –CHO thì không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Do xenlulozơ không có tính chất của ancol đa chức. Mặc dù xenlulozơ có nhiều nhóm -OH nhưng những nhóm -OH này không gắn vào các nguyên tử C cạnh nhau. Do vậy, xenlulozo không thể hoà tan trong Cu(OH)2
Câu 8: Hợp chất không hòa tan được Cu(OH)₂ là
A. propan-1,3-điol.
B. propan-1,2-điol.
C. glixerol.
D. etylen glicol.
Đáp án A. propan-1,3-điol
Giải thích
Ancol đa chức có 2 nhóm -OH đính với 2 C liền nhau thì hòa tan được Cu(OH)₂
-> Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là propan-1,3-điol (HOCH₂-CH₂-CH₂OH)
Video về cuoh2 kết tủa màu gì? nhận biết bazo không tan Cu(OH)2
Kết luận
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cuoh2 kết tủa màu gì? Những thông tin cần biết về Cu(OH)2, đồng thời cùng giải đáp một số câu hỏi liên quan đến Cu(OH)2, chúc các bạn học tập hiệu quả, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu