Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Luyện từ và câu lớp 4 câu kể Ai làm gì?
Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? là một phần trong bài học Luyện từ và câu lớp 4. Khi học tiếng Việt, đặt câu là một phần quan trọng không thể thiếu. Việc nắm chắc kiến thức về đặt câu theo mẫu Ai làm gì? sẽ giúp các em học sinh phát triển được kỹ năng nói và viết.
Bạn đang xem: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Luyện từ và câu lớp 4 câu kể Ai làm gì?
Để giúp các em học tốt bài học về Luyện từ và câu lớp 4 và cách đặt câu Ai làm gì?. Mời các em theo dõi bài học dưới đây nhé:
Khái niệm Câu kể Ai làm gì?
Là câu có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
Cấu tạo của câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai làm gì thường gồm hai bộ phận:
– Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?
Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ ) tạo thành.
Ví du:
- Bộ đội giúp dân gặt lúa.
- Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
– Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
Vị ngữ có thể là động từ, động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ)
Ví du:
- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em kể chuyện cổ tích.
Chức năng của câu kể ai làm gì?
Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.
Ví dụ:
– Hoa là quần áo cho mẹ.
– Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.
– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? – Bài tập vận dụng
Câu 1. Hãy đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Trả lời:
– Mẹ tôi đang nấu ăn
– Mẹ em thường tập Yoga vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy
– Em chơi cầu lông cùng với bạn hàng xóm
– Cuối tuần, bố thường đi nhậu với các đồng nghiệp ở cơ quan…
Câu 2. Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Gợi ý:
Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:
– Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
– Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?
a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu
Câu 3. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?
Gợi ý:
– Hình thức: Đoạn văn
– Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em
– Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
Sáng ra, em thức dậy vào khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?
Câu 4. Tìm các câu kể “Ai làm gì?” trong đoạn văn đã cho:
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Theo Hà Đình Cẩn
Gợi ý:
Câu kể Ai làm gì? gồm 2 bộ phận:
– Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
– Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
– Các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn là:
a) Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
b) Một số chiến sĩ thả câu.
c) Một số khác quây quần trên boong tàu, ca hát, thổi sáo.
d) Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Câu 4. Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?
a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.
Câu 5. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở Câu 4.
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
Câu a: Cha (chủ ngữ)/làm cha tôi…để quét nhà, quét sân (vị ngữ).
Câu b: Mẹ (chủ ngữ)/đựng hạt giống…gieo cấy mùa sau (vị ngữ).
Câu c: Chị tôi (chủ ngữ)/đan nón lá cọ…làn cọ xuất khẩu (vị ngữ).
Câu 6. Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Xem thêm : Nghị luận xã hội về lí tưởng sống của con người
Trả lời:
Trong đoạn văn có 4 câu kể Ai làm gì?
Câu 1: Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Câu 2: Một số chiến sĩ thả câu.
Câu 3: Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
Câu 4: Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? và Ai thế nào?
* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:
– Câu kể Ai –làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
– Câu kể Ai- thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.
– Câu kể Ai – là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ -vị.
Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.
* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:
+ Câu kể Ai- là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.
Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.
Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.
+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.
Ví dụ: – Minh quét nhà giúp mẹ.
– Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.
– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Ví dụ: – Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.
– Cô giáo em rất tốt bụng.
– Con sông quê hương thơ mộng uốn quanh cả một ngôi làng.
Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai làm gì? và Ai thế nào?
Kiểu câu | Ai làm gì? | Ai thế nào? |
Đặc điểm của chủ ngữ |
– Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì? (trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.) |
– Chỉ người, động vật, bất động vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? |
Đặc điểm ở vị ngữ | + Kể lại hoạt động
+Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động. |
+ Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái
+ Là động từ (cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ. |
*************
Trên đây là nội dung bài học Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Luyện từ và câu lớp 4 câu kể Ai làm gì? Hy vọng dựa vào đây, các em có thể dễ dàng đặt câu ai làm gì một cách dễ dàng và thuần thục nhất. Thầy cô chúc các em học thật tốt môn Tiếng Việt nhé.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bạn đang xem: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Luyện từ và câu lớp 4 câu kể Ai làm gì?
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu