Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
- 99+ Hình nền quả bơ cute, dễ thương nhất cho điện thoại
- Thùng thứ nhất chứa 17l dầu nặng 13.6kg | SBT Toán 7 Cánh diều
- Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
- Ngỡ ngàng ý nghĩa tên Đăng Khoa không phải bố mẹ nào hiểu rõ
- Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang:
Đề bài: Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Bạn đang xem: Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Bạn đang xem: Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
I. Dàn ý Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
1. Mở bài
Dẫn dắt đến câu nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Xem thêm : 99+ Hình ảnh cám ơn đẹp nhất, Hình ảnh chữ thank you
2. Thân bài
– Khái quát ý nghĩa của câu nói:
+ ” hư” là chỉ thái độ thiếu ngoan ngoãn, lễ độ, làm trái những điều mà người lớn dạy, làm trái với chuẩn mực đạo đức.
+ Mẹ, bà là những người thân trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, dạy bảo con cháu
–> Con/ cháu hư do sự nuông chiều, giáo dục không đúng cách của mẹ, bà.
– Nguồn gốc của câu nói:
+ Thực tế tình cảm: Mẹ, bà thương con, cháuà Dạy dỗ con/cháu bằng cảm xúc, dễ bao che, dung túng con/cháu.
+ Nuông chiều quá mứcà Ngang bướng, không biết nghe lời…(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà đầy đủ tại đây.
II. Bài văn mẫu Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Một đứa trẻ sinh ra là một niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong gia đình. Công sức dạy dỗ nuôi dưỡng của tất cả mọi người trong gia đình từ ông bà, cha mẹ tất cả đều mong con cái trường thành, khôn lớn. Nhưng nếu con cháu không được ngoan ngoãn, không nghe lời và tỏ thái độ hỗn láo thì mọi người thường hay nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Tại sao họ lại có suy nghĩ và thành kiến đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
Trước tiên, ta tìm hiểu nghĩa của câu nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. ” hư” là chỉ thái độ, đạo đức không được ngoan ngoãn, thiếu lễ độ, làm trái những điều mà người lớn dạy, làm trái với chuẩn mực đạo đức. Theo quan niệm của người xưa, một đứa trẻ ngoan phải là chăm ngoan, nghe lời, hiếu thảo ông bà cha mẹ, học giỏi.
Tại sao lại có quan niệm ” Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”? Điều này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khi tình cảm của người mẹ và người bà dành cho con cháu mình xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc. Mẹ và bà là những người phụ nữ có trái tim rất nhân từ, bao dung độ lượng cho con cháu. Họ yêu thương con cháu vô bờ bến, dạy dỗ con cháu bằng cảm xúc nên nhiều khi, mẹ và bà bao che, dung túng cho những lỗi lầm con trẻ. Điều đó khi hình thành trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ sau này. Trẻ không biết tự nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác chứ không phải của nó. Trẻ luôn luôn có tư tưởng sẽ được bà, mẹ của mình bênh vực và xử lí hậu quả thay mình. Từ đó, trẻ không biết nhận lỗi và sửa lỗi. Đó chính là nguồn xuất phát của câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
Vậy ngày nay, câu tục ngữ này liệu còn đúng không? Thực tế thời xưa quả thật đúng như vậy. Sự nuông chiều của mẹ hay của bà với đứa trẻ luôn luôn hiện hữu trong mỗi gia đình. Những người mẹ thương con bởi đó là máu mủ, là công chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh con ra. Mẹ nâng niu, nuông chiều con bởi lẽ đó. Còn với bà, bà chiều cháu bởi bà đã già rồi nhìn thấy con cháu đông vui là bà cũng vui. Và cũng bởi lẽ, người mẹ và người bà là người phụ nữ dễ bao dung, dễ tha thứ cho những lỗi lầm của con cháu mình. Chính vì tình yêu đó mà bà và mẹ không biết rằng điều đó là hại nó chứ không phải yêu thương. Yêu thương những đứa con, đứa cháu của mình chính là phải biết giáo dục bằng cả lý trí lẫn con tim. Đó là sự kết hợp giữa nghiêm khắc và cả sự nhẹ nhàng, hiểu tâm lý của con cháu. Chỉ ra cho con cháu sai ở đâu, sai phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Xem thêm : Giải câu 2 trang 12 sgk Toán 5 bài hỗn số
Đối với ngày nay, quan niệm đó còn đúng hoàn toàn không? Chắc chắn nó vẫn còn hiện hữu trong mỗi gia đình có truyền thống còn suy nghĩ cổ hủ. Nhưng nó không còn đúng nữa. Bởi không thể đổ lỗi hoàn toàn cho bà và mẹ khi con cháu hư. Có rất nhiều bà mẹ biết cách dạy dỗ con bằng cả trái tim lẫn lí trí. Chúng ta có thể lấy ví dụ từ cách dạy con của mẹ Khổng Tử. Cuối cùng, Khổng Tử trở thành một bậc trí nhân. Một phần đứa trẻ hiện nay được giáo dục bởi nhiều hướng từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Đứa trẻ được học nhiều hơn, được nhiều người dạy dỗ hơn. Điều đó, chúng ta cần nhìn lại và đánh giá lại. Đứa trẻ hư hay không còn do cách dạy dỗ của cả cha và mẹ.
Quả thật, việc đánh giá một đứa trẻ hư hay không thì không hoàn toàn dựa vào cách giáo dục của bà và mẹ. Cách nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tốt nhất chính là chúng ta cần dạy trẻ bằng cả tình yêu lẫn lý trí. Chúng ta cũng nên tôn trọng sự phát triển của đứa trẻ và định hướng chúng đến những điều tốt đẹp nhất.
———————-HẾT————————
Các em vừa cùng tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm giáo dục của gia đình đối với sự phát triển và hình thành nhân cách ở mỗi đứa trẻ qua bài Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, bên cạnh đó, các em cũng có thể luyện tập với nhiều đề bài khác như: Giải thích câu nói Học đi đôi với hành, Giải thích câu Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau, Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu