Mẫu nhận xét sách giáo khoa lớp 2 mới Phiếu nhận xét SGK lớp 2 năm học 2021 – 2022
- Giáo án bài Tuyên ngôn độc lập (phần tác phẩm)
- Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
- [Tổng Hợp] các dạng toán chuyển động đều : phương giải & bài tập
- Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nên chọn loại túi có đặc điểm gì để trùm lên lá?
- Cảm nhận khổ 2 của bài thơ Nói với con (Y Phương)
1
Tác giả
– Sách Tiếng Việt 2 – bộ “ Kết nối tri thức với cuộc sống” do GS.TS Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) cùng với đội ngũ tác giả Bùi Mạnh Hùng – Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.
– Sách Tiếng Việt 1 – bộ “Cánh Diều” do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên cùng với đội ngũ tác giả Nguyễn Thị Bích Hà, Đặng Kim Nga, Trần Mạnh Hường, Nguyễn Thị Tố Ninh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Khánh Hà, Hoàng Thị Minh Hương, Trần Bích Thuỷ, Lê Hữu Tỉnh.
– Chủ biên Nguyễn Thi Ly Kha cùng các tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến.
2
Nội dung sách
* Ưu điểm
– Thể hiện việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
– Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm:
1) phù hợp với người học
2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam;
3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
+ Được biên soạn theo mô hình sách giáo khoa dạy tiếng hiện đại, chú trọng phát triển các kĩ năng ngôn ngữ của người học.
+ Sách chú trọng định hướng thực hành, phát triển kĩ năng ngôn ngữ của học sinh thông quan thực hành. Các bài tập thực hành gần gũi với trải nghiệm ngôn ngữ của người học.
+ Chú trọng đổi mới dạy viết cho học sinh và thiết kế các hoạt động viết theo 1 trình tự hợp lí.
+ Nội dung các bài học tổ chức theo các hoạt động giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe) à giúp hoạt động dạy học ngôn ngữ gắn với giao tiếp thực tế à tạo hứng thú cho người học và nâng cao hiệu quả dạy học.
+ Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.
+ Phương pháp dạy học: Với đọc mở rộng, học sinh được khuyến khích tự tìm sách, báo để đọc và chia sẻ kết quả đọc với các bạn trong nhóm vào lớp à rèn cho học sinh kĩ năng tự đọc sách, hình thành thói quen và hứng thú đọc sách hằng ngày.
+ Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, sơ đồ tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh.
+ Hình thức: Kênh hình đẹp, Kênh chữ phong phú phù hợp với HS, Màu sắc, hình ảnh đẹp.
* Hạn chế:
+ SGK Tiếng Việt 2 – tập 1:
1) Ngày hôm qua đâu rồi? Trang 14, Phần Luyện tập theo văn bản đọc – Dựa vào tranh minh họa bài đọc tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật. (Kiến thức khó vì bài LT&C (Kiến thức về từ chỉ sự vật) học ở bài sau)
+ SGK Tiếng Việt 2 – tập 2:
1) Chuyện bốn mùa Trang 10, câu hỏi 3. Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh.
(Nên ghi tên tranh để học sinh nói tên mùa ứng với mỗi tranh dễ hiểu hơn. VD: tranh 1- mùa xuân, tranh 2 – mùa đông,…)
2) Trang 15 – Bài tập 2. Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa. (Đề bài mở, kiến thức rộng, Học sinh lớp 2 sẽ gặp khó khăn khi chọn đồ vật, dùng từ ngữ để tả. Mặt khác tiết học chỉ có 40 phút giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh tả nhiều đồ vật khác nhau như: cái ô, cái nón, cái mũ, áo mưa,…)
* Ưu điểm
– Thể hiện việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
+ Quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình.
+ Các bài học trong sách giáo khoa được sắp xếp theo 5 chủ đề gần gũi, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh
Sách còn hướng dẫn học sinh tự đọc sách báo, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
+ Nội dung của các bài văn, bài thơ trong sách cùng hình ảnh minh họa sinh động, đẹp mắt góp phần tăng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống xung quanh, hình thành những kĩ năng, phẩm chất cần thiết trong cuộc sống.
+ Kênh hình sinh động, đẹp mắt
+ Kênh chữ tăng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống xung quanh
* Hạn chế:
+ SGK Tiếng Việt 2 – tập 1:
1) Bài Ươm mầm Trang 90, 91: Bài đọc dài, nhiều tên người nước ngoài khó đọc: Rô-linh, Ha-ri Pót-tơ
2) Bài Thầy cô của em Trang 71, Bài tập 2: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích. Tặng cô (thầy) sản phẩm của em. (Yêu cầu của bài tập không rõ ràng – giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích là gì?)
3) Tiết 7, 8 Trang 75, bài tập 3: 3 Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm cha nai nhỏ yên tâm, không còn lo lắng? (Tránh câu hỏi có từ ngữ trùng lặp “nhân vật bạn” ở bài tập 2. Thay cách hỏi để câu hỏi gần gũi, thân thiện hơn với học sinh.)
+ SGK Tiếng Việt 2 – tập 2:
Xem thêm : Được 21, 22, 23 điểm khối C nên học trường nào, ngành nào
4) Luyện tập Trang 5, Bài tập 2 (dòng 5) 2. Các từ nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Trong các câu thơ trên, chúng được dùng để tả những gì? (Câu hỏi trừu tượng, khó hiểu, không phù hợp đối với HS lớp 2)
5) Bồ câu tung cánh Trang 7, câu hỏi 3 phần đọc hiểu: Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc như thế nào? (Câu hỏi chưa phù hợp với nội dung bài đọc.)
* Ưu điểm
+ Bộ sách được biên soạn bám sát định hướng giáo dục phát triển năng lực học sinh với trọng tâm là chuyển từ truyền thụ kiền thức sang hình thành và phát triển về phẩm chất và năng lực người học.
SGK định hướng phát triển năng lực cho học sinh, hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh.
– SGK cấu trúc có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
+ Nội dung SGK có tính mềm dẻo, linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.
Bộ sách hàm ẩn nghĩa về sự mở rộng của một thế giới tri thức, kiến thức, khoa học và công nghệ.
+ Nội dung phong phú hơn SGK cũ. Cấu trúc bài học phát triển được năng lực của HS. Có lồng ghép một số môn năng khiếu như mỹ thuật.
Cấu trúc sách phù hợp với nhận thức của HS dễ hiểu, dễ nhớ.
+ Thiết kế quy trình khép kín cho các hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng đảm bảo tính phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh, tính trọn vẹn của một kĩ năng, hướng đến việc học sinh tự khám phá, tự làm chủ quy trình thực hiện một kĩ năng ngôn ngữ.
+ Kênh chữ và kênh hình chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao
+ Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống.
* Hạn chế:
+ SGK Tiếng Việt 2 – tập 1:
1) Bài 4 Trang 15: 4. Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
M: – Bạn Lan đang đọc sách.
– Bạn Mai rất chăm chỉ.
Và 4 hình ảnh: (như SGK)
( Tôi chưa hiểu ý đồ của nhà xuất bản sách khi lệnh của bài 4 là: Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. Và đưa ra 4 hình ảnh (một em gái đang đọc sách, một em trai đá cầu, hai em gái nhảy dây, hai em trai chơi cờ vua) với yêu cầu gì? Hay hình ảnh chỉ mang tính minh họa?
– Có thể điều chỉnh thành: 4. a) Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
b) Đặt câu với những hình ảnh dưới đây: (4 hình như SGK) )
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu