Ở Chăm-pa, khi Vương triều In-đờ-ra-pu-ra bị suy yếu và khủng hoảng (cuối thế kỉ X), vương triều nào sau đây đã thay thế? | SBT Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều
- Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là A.2, 10, 6. B. 2, 6, 8. C.2,8, 6. D.2,9, 5.
- 3 Bộ đề đọc hiểu Tự sự hay nhất
- Cảm nhận bức tranh mùa thu trong bài Thu điếu
- Hóa 11 bài 21: Cách lập công thức phân tử (CTPT) hợp chất hữu cơ
- Mẫu học bạ THCS theo Thông tư 22 Học bạ Trung học cơ sở năm 2021 – 2022
Câu 1. Lãnh thổ châu Âu kéo dài
A. từ khoảng 36°B đến 71°B.
C. từ khoảng 36°20’B đến 34°51 B.
B. từ khoảng 36°N đến 71°N.
D. từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
Câu 2. So với các châu lục khác trên thế giới, châu Âu có diện tích
A. lớn nhất.
B. nhỏ nhất.
C. lớn thứ tư.
D. lớn thứ năm.
Câu 3. Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi dãy núi
A. Cac-pat.
B. U-ran.
C. An-po.
D. Hi-ma-lay-a.
Câu 4. Châu Âu được ngăn cách với châu Phi bởi biển nào sau đây?
A. Địa Trung Hải.
B. Biển Đỏ.
C. Biển Đen.
D. Biển Ca-xpi.
Câu 5. Hình dạng lãnh thổ châu Âu trông tựa như
A. một hình khối lớn.
B. một chiếc ủng.
C. một bán đảo lớn.
D. một con hổ.
Câu 6. Hai khu vực địa hình chính của châu Âu là
A. sơn nguyên và cao nguyên.
B. đồng bằng và miền núi.
C. đồi thấp và đồng bằng.
D. đồng bằng và vùng ven biển.
Câu 7. Cho hình sau:
a) Hãy đặt tên các địa danh sau đây vào vị trí được đánh số trong hình.
A. Dãy U-ran.
C. Dãy Cac-pat.
Xem thêm : Giới thiệu về quê hương bằng tiếng Anh (3 Mẫu)
E. Đồng bằng Đông Âu.
H. Địa Trung Hải.
K. Biển Ban-tích.
B. Dãy An-pơ.
D. Dãy Xcan-đi-na-vi.
G. Đồng bằng Bắc Âu.
I. Biển Đen.
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu.
Câu 8. Cho hình sau:
a) Hãy đặt tên các đới khí hậu sau đây vào đúng vị trí được đánh số trong hình 12.
A. Đới khí hậu cực và cận cực.
B. Đới khí hậu ôn đới.
C. Đới khí hậu cận nhiệt đới.
b) Hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của ba trạm Bret, Ca-dan và Pa-léc-mô trong hình 1.2. Tại sao có sự khác biệt đó?
c) Hãy nhận xét sự phân hoá khí hậu của châu Âu.
Câu 9. Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Bảng 1. Đặc điểm các đội thiên nhiên của châu Âu
Đới thiên nhiên |
Đặc điểm |
Đới lạnh |
? |
Đới ôn hoà |
? |
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. B
Câu 4. A
Câu 5. C
Câu 6. B
Câu 7.
a) A-7, B-9, C-3, D-8, E-4, G-1, H-6, 1-2, K-5.
b)
Khu vực địa hình |
Đặc điểm |
Đồng bằng |
– Chiếm 2/3 diện tích châu lục. – Phân bố chủ yếu ở phía đông. |
Miền núi |
– Địa hình núi già: phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoải. — Địa hình núi trẻ: phân bố ở phía nam châu lục, phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình. |
Câu 8.
a) 1 − A, 2 − B, 3 – C.
b)
Trạm |
Đặc điểm |
Kiểu khí hậu |
Bret |
– Lượng mưa trung bình năm lớn: 820 mm. – Nhiệt độ trung bình năm khoảng 13 °C. |
Ôn đới hải dương. |
Ca-dan |
– Lượng mưa trung bình năm là 443 mm. – Nhiệt độ trung bình năm khoảng 4°C. |
Ôn đới lục địa. |
Pa-léc-mô |
Lượng mưa trung bình năm là 711 mm. – Nhiệt độ trung bình năm khoảng 17°C. |
Địa trung hải. |
Do Bret nằm ở ven biển, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương. Ca-dan nằm ở sâu trong lục địa, khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa. Pa-léc-mô nằm ở ven Địa Trung Hải, khí hậu mang tính chất địa trung hải.
c) Châu Âu có khí hậu phân hoá đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
Câu 9.
Đới thiên nhiên |
Đặc điểm |
Đới lạnh |
Chiếm phần diện tích rất nhỏ; khí hậu lạnh và âm quanh năm. Thực vật và động vật nghèo nàn, chủ yếu là những loài có đặc tính thích nghi với khí hậu lạnh. |
Đới ôn hoà |
Chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu; khí hậu, thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Ví dụ: Vùng ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp. Vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên. Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bản hoang mạc. Động vật đa dạng, phong phú. |
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu