Peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống. | SBT Ngữ Văn 10 tập 1 kết nối
- Danh sách các trường mầm non quốc tế Hà Nội tốt nhất
- Em hãy tìm hiểu và cho biết vì sao một số nguyên tố hoá học có kí hiệu không chứa chữ cái đầu tiên trong tên gọi của chúng. Ví dụ: kí hiệu hoá học của nguyên tố sodium (natri) là Na.
- Từ nhiều nghĩa là gì? Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa
- 200+ Mẫu chữ ký tên Hiền đẹp, hợp phong thủy | Chữ ký tên Hiền đẹp nhất
Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở thanh thiếu niên. Nếu không sớm tìm cách tiết chế thì nó sẽ khiến tâm trạng nặng nề và căng thẳng. Vậy Peer pressure là gì? Nguyên nhân do đâu? Vượt qua áp lực đồng trang lứa bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bạn đang xem: Peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
Vì sao chúng ta bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa?
Lý do có thể đến từ bên trong lẫn bên ngoài.
Áp lực này ảnh hưởng rõ rệt đến những người chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách. Thanh thiếu niên thường dễ bị tác động bởi bạn bè, bởi họ đang ở giai đoạn phát triển và tách rời khỏi ảnh hưởng của cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại chưa thiết lập giá trị bản thân, ít hiểu biết về mối quan hệ giữa người với người, cũng như chưa ý thức được hậu quả của những hành động mình gây ra. Chúng ta hẳn đã ít nhất một lần làm điều gì đó bởi sức ép từ bạn bè như trốn học, ăn mặc theo xu hướng, và thậm chí là cô lập một ai đó trong lớp.
Mong muốn được hòa nhập cũng là lý do tạo nên áp lực đồng trang lứa. Trong quá trình tiến hóa, con người sống sót nhờ vào khả năng cộng tác của mình. Bị từ chối bởi nhóm đồng nghĩa với cái chết bởi họ không thể tự mình chống chọi với thú dữ và kiếm đủ thức ăn. Bản năng đó vẫn ảnh hưởng tới chúng ta đến ngày nay. Để được công nhận, chúng ta vẫn tự điều chỉnh thái độ, hành vi và niềm tin của mình để phù hợp với hệ giá trị của nhóm mà mình tham gia.
Chuẩn mực xã hội (social norms) là những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi được chấp nhận và mong đợi bởi các thành viên trong cùng một nhóm xã hội, bởi nó được coi là đúng đắn và phù hợp. Những chuẩn mực này được chia sẻ qua lời nói và hành động của những người trong nhóm, một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ, ở một công ty mà việc làm thêm giờ đã trở thành một chuẩn mực thì những người mới dù muốn hay không cũng sẽ thuận theo ‘quy tắc ngầm’ này. Bởi vì những đồng nghiệp của họ đều làm và không ai muốn bị đánh giá là thiếu nỗ lực trong công việc so với đồng nghiệp cả.
Chủ nghĩa tập thể (collectivism) của Á Đông nhấn mạnh sự phụ thuộc qua lại giữa con người và tầm quan trọng của tập thể. Ngược lại là chủ nghĩa cá nhân (individualism), phổ biến ở các nước phương Tây, đề cao giá trị bản thân.
Nghiên cứu cho thấy những người được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể sẽ hình thành sự ‘so sánh xã hội’ (social comparison) hơn những người lớn lên dưới chủ nghĩa cá nhân. Sự so sánh này dùng để xác định bản thân về mặt quan hệ, phân biệt những người cùng hoặc khác nhóm và đánh giá địa vị của một người so với những người khác.
Việc phân cấp thứ bậc, thi đua điểm số, bị so sánh với ‘con nhà người ta’ phản ánh khá rõ nét khuynh hướng so sánh trong văn hóa tập thể. Điều này giải thích vì sao ta áp lực khi so sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp hoặc người quen trên mạng xã hội.
Mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người có số lượt kiểm tra mạng xã hội thường xuyên hơn trong tuần, có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 2.7 lần. Việc nhìn thấy người khác có cuộc sống sung túc, thú vị, thành công hơn khiến cá nhân cảm thấy đố kỵ và thôi thúc họ phải bắt kịp.
Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) và thế hệ Gen Z
Những bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số. Chẳng hạn như sự phát triển của internet, mạng xã hội và thiết bị di dộng. Do đó, điều này đã tạo nên nhận thức rất rõ ràng của Gen Z về sức mạnh của thông tin, trải nghiệm ảo cũng như truyền thông đại chúng.
Rất nhiều người đang trăn trở rằng, liệu việc phát triển trong “thời đại số” có vô tình khiến Gen Z gặp phải những áp lực lớn hay không? Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thế hệ Gen Z.
Một đặc điểm tính cách dễ thấy ở nhiều bạn trẻ Gen Z là đề cao cái tôi lớn. Điều này có thể tạo thêm những áp lực vô hình. Một ví dụ đơn giản như khi thấy bạn bè khoe về thành tích trên mạng xã hội thì các bạn ở thế hệ Gen Z có thể bị áp lực nhiều hơn. Nguyên nhân là do cái tôi cao nên thường sợ bị thua kém bạn bè.
Những áp lực này có thể khiến Gen Z cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực cũng như thể hiện bản thân. Tuy nhiên áp lực quá lớn lại là “con dao hai lưỡi” gây ra vô vàn hệ lụy. Nó khiến các bạn Gen Z rơi vào căng thẳng, lo lắng và thậm chí dẫn tới trầm cảm.
Các loại áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)
Trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi thường có mong muốn hòa nhập nhiều hơn. Hơn nữa, những đối tượng này còn rất nhạy cảm với việc bị bắt nạt, chế giễu hoặc bị tẩy chay. Do đó, họ thường háo hức làm những điều mà bạn bè đồng trang lứa hay đồng nghiệp yêu cầu.
Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chú ý đến vai trò quan trọng của bạn bè đồng trang lứa với việc ảnh hưởng tới các hành vi xã hội. Áp lực đồng trang lứa được chia làm 2 loại chính bao gồm:
1. Áp lực bạn bè tích cực
Áp lực tích cực từ bạn bè đồng trang lứa tức là bạn bè khuyến khích bạn làm những điều tích cực hoặc thúc đẩy bạn phát triển theo hướng có lợi. Một số ví dụ bao gồm:
- Thúc đẩy bạn bè học tập chăm chỉ hơn để có thể đạt điểm cao hơn
- Kiếm việc làm sau giờ học, đồng thời thuyết phục bạn bè cùng đi làm
- Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm lớn và khuyến khích bạn bè làm điều tương tự
- Không tán thành những câu chuyện chế giễu
- Lên án hành vi bất hợp pháp hoặc rủi ro như uống rượu, hút thuốc lá dưới tuổi vị thành niên
2. Áp lực bạn bè tiêu cực
Áp lực từ bạn bè tiêu cực tức là những ảnh hưởng xấu từ bạn bè khiến một người thực hiện điều gì đó nguy hiểm, gây tổn hại cho bản thân hoặc người khác. Một số ví dụ bao gồm:
- Thuyết phục bạn bè trốn học
- Thúc đẩy ai đó mua thuốc lá điện tử hay hút thuốc lá
- Ép bạn bè uống rượu bia hoặc thử ma túy
- Khuyến khích bạn bè đồng trang lứa bắt nạt người khác
Dấu hiệu rơi vào áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)
Áp lực đồng trang lứa có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không. Nếu bạn đang có con cái trong độ tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên thì nên dành thời gian chú ý đến con nhiều hơn. Việc xác định các dấu hiệu cho thấy con bạn đang đối mặt với áp lực từ bạn bè sẽ giúp bạn hỗ trợ con tốt hơn.
Một số dấu hiệu cho thấy một người có thể đang gặp áp lực đồng trang lứa bao gồm:
- Né tránh việc đến trường và các tình huống xã hội khác
- Những thay đổi trong hành vi
- Thể hiện các cảm xúc không phù hợp
- Tâm trạng thay đổi theo chiều hướng xấu
- Hình thành so sánh xã hội
- Khó ngủ
- Thử kiểu tóc hoặc quần áo mới
Những ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
Xem thêm : Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng
Như đã đề cập, áp lực bạn bè thường ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ vị thành niên. Khi con bạn dần lớn lên, bạn bè cùng trang lứa sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống của chúng. Bạn bè có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thói quen nghe nhạc, cách ăn mặc hay nói chuyện.
Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng lệch lạc. Thực tế cho thấy, nó có thể mang đến cả những tác động tích cực và tiêu cực. Cụ thể như sau:
1. Lợi ích từ áp lực đồng trang lứa
Một số tác động tích cực mà áp lực từ bạn bè mang đến bao gồm:
- Lời khuyên: Bạn bè có thể sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời khi trẻ thử những điều mới, khám phá những ý tưởng mới hoặc cần ai đó giúp chúng vượt qua những vấn đề khó khăn.
- Sự khuyến khích: Các bạn đồng trang lứa có thể thúc đẩy nhau làm những điều có ích và mới mẻ. Chẳng hạn như thử sức cho đội bóng đá hay những trò chơi ở trường.
- Tình bạn và sự hỗ trợ: Bạn bè có thể gây áp lực nhưng những người bạn tốt vẫn luôn chấp nhận con người của bạn và giúp bạn nâng cao lòng tự trọng.
- Nêu gương tốt: Bạn bè đồng trang lứa có thể giúp nhau trở thành những người tốt hơn. Bạn bè tốt sẽ tỏ ra cau có và khó chịu trước hành vi tiêu cực và luôn khuyến khích những hành vi tích cực.
2. Tác động xấu từ áp lực đồng trang lứa
Bên cạnh tác động tích cực thì áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Một số tác động xấu bao gồm:
- Lo lắng và trầm cảm: Ở cạnh những người bạn đồng trang lứa gây áp lực cho bạn khiến bạn không thoải mái khi làm mọi việc. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị lo lắng và trầm cảm.
- Tranh cãi hoặc tạo ra khoảng cách với gia đình và bạn bè: Áp lực từ bạn bè có xu hướng khiến cho một người cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này khiến bạn muốn thu mình lại và rút lui khỏi gia đình, bạn bè.
- Phân tâm trong học tập: Áp lực từ bạn bè đôi khi sẽ khiến bạn chuyển sự tập trung khỏi các ưu tiên vào việc học tập. Vì lúc này, bạn có thể tham gia vào những việc mà bình thường bạn không làm hoặc bị phân tâm bởi những suy nghĩ về áp lực bạn bè.
- Áp lực thực hiện hành vi nguy cơ: Bạn bè có thể gây áp lực cho nhau để thực hiện các hành vi xấu. Điển hình như uống rượu bia, hút thuốc lá, thử ma túy, đua xe hay tham gia vào hoạt động tình dục từ quá sớm.
- Các vấn đề về lòng tự trọng và sự tự ti: Thường xuyên cảm thấy áp lực trước sự thành công và thế mạnh của bạn bè sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự tự ti và giảm lòng tự trọng.
- Thay đổi đột ngột trong hành vi: Cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của bạn bè hay đồng nghiệp khiến cho bạn bắt đầu thực hiện các hành vi không giống với chính mình.
- Không hài lòng về ngoại hình: Nếu bạn bè đồng trang lứa chỉ chú ý vào ngoại hình thì bạn có thể cảm thấy không hài lòng với ngoại hình của chính mình. Đồng thời luôn muốn thay đổi ngoại hình để phù hợp hơn.
Làm cách nào để giảm ảnh hưởng tiêu cực của áp lực này?
1. Biết trân trọng chính mình
Bằng cách thay đổi sự tập trung từ bên ngoài vào bản thân. Chú ý đến những gì khiến bạn cảm thấy cơ thể và tinh thần mình thoải mái. Đây có thể là những hoạt động bạn yêu thích, những người luôn ủng hộ quyết định của bạn, những nhân vật có ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội. Tập trung vào chính mình sẽ giúp bạn kiểm soát được hành vi, cảm thấy vui vẻ hơn trong cuộc sống và ít bị phụ thuộc vào đánh giá của những người không liên quan.
2. Biết giới hạn của mình
Đặt ranh giới cá nhân và học cách truyền đạt những giới hạn của mình với người khác. Bởi vì khi bạn dễ dãi với những giới hạn của bản thân thì sớm muộn sẽ có ai đó lợi dụng điều này.
Nếu bạn thuộc tuýp người cảm thấy ‘tội lỗi’ khi từ chối người khác thì hãy tự hỏi bản thân: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Và điều đó có đáng để bạn đánh đổi sức khỏe, tinh thần, giá trị hoặc niềm tin của mình không?
3. Biết rằng bạn luôn có lựa chọn
Lựa chọn đối với bạn bè, người yêu, những người mình theo dõi trên mạng xã hội, giá trị mà mình tin tưởng và cách bản thân phản ứng trước vấn đề. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không chọn những điều phù hợp nhất với bản thân.
4. Biết rằng người khác cũng có lựa chọn của riêng họ
Và lựa chọn của họ không cần phải dựa vào tiêu chuẩn của bạn. Tôn trọng lựa chọn của người khác sẽ giúp bạn khoan dung hơn với lựa chọn của chính mình.
Video về Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)
Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến Peer pressure là gì? Nguyên nhân do đâu? Vượt qua áp lực đồng trang lứa bằng cách nào? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu