Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
- Viết đoạn văn 5-7 câu về tình yêu thương trong cuộc sống
- Cách giải phương trình bậc 2
- Khi xếp hàng chào cờ, em cần phải ngắm như thế nào để đứng thẳng hàng với các bạn? Giải thích cách làm.
- Hãy cho biết người nông dân dựa vào hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật để thực hiện các biện pháp dưới đây nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại…? | GDCD 12 (Trang 68 – 82 SGK)
Đề bài: Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu
I. Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu (Chuẩn)
II. Dàn ý Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
– Giới thiệu tác phẩm: “Lượm” là một trong số những bài thơ ông viết rất hay về thiếu nhi.
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời
– Bài thơ được sáng tác năm 1949, in trong tập “Việt Bắc”.
– Ngay từ khi vừa ra đời bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời và vô cùng dũng cảm.
* Phân tích
– Hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, hồn nhiên, yêu đời qua một loạt từ láy gợi hình như “loắt choắt”, “thoăn thoắt”, “xinh xinh”.
– Tình yêu mà chú bé dành cho công việc: dù vất vả, gian nan và luôn gần kề cái chết nhưng chú bé liên lạc luôn cảm thấy vui vẻ: “Cháu đi liên lạc vui lắm chú à”.
– Luôn có trách nhiệm với công việc của mình: không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.
– Cái chết đầy ám ảnh của chú bé ở cuối bài thơ → sự thương xót trong lòng độc giả.
* Đánh giá chung:
– Thể thơ bốn chữ quen thuộc cùng hàng loạt các biện pháp tu từ cùng từ ngữ gợi cảm → hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, yêu đời, dũng cảm.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài thơ
III. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu (Chuẩn)
Xem thêm : Mã Zipcode Điện Biên – Mã bưu điện Điện Biên mới nhất
Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông hướng ngòi bút của mình vào miêu tả nhân dân lao động khổ cực ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đặc biệt, ông dành rất nhiều tình cảm, rất nhiều tâm huyết cho những vần thơ kể về các em bé hồn nhiên, dũng cảm. “Lượm” là một trong số những bài thơ như vậy.
Là một tác phẩm thơ nhưng “Lượm” giống như một câu chuyện ngắn kể về công việc vô cùng dũng cảm của Lượm – chú liên lạc nhỏ. Tác phẩm kết lại với sự hy sinh anh dũng của Lượm đã để lại nhiều tiếc thương trong tâm trí người đọc về một cậu bé liên lạc nhanh nhẹn, kiên cường nhưng cũng rất hồn nhiên, trong sáng.
Câu chuyện được bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ mà đầy thân mật giữa người chiến sĩ và chú bé Lượm:
“Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè”
Lượm trong mắt người lính là một chú bé vô cùng hồn nhiên, yêu đời. Nó được thể hiện qua ngoại hình, dáng vẻ, hành động của Lượm. Tác giả đã sử dụng một loạt từ láy tạo hình để miêu tả sự đáng yêu của chú liên lạc nhỏ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh cùng hai má ửng hồng với đôi mắt híp lại sau một nụ cười tươi tắn. Lượm mặc một bộ trang phục vô cùng đơn giản với “cái xắc xinh xinh” cùng chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự hồn nhiên, tươi vui của Lượm còn được so sánh với những chú chim chích nhảy trên đường vàng. Hình ảnh so sánh độc đáo, thú vị nhưng cũng đầy tinh tế đó đã thể hiện được tình cảm thương mến mà nhà thơ dành cho Lượm. Và để minh chứng thêm về sự ngây thơ của cậu bé liên lạc nhỏ, Tố Hữu còn trực tiếp dẫn lời của Lượm:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”
Bốn câu thơ giản dị nhưng đã thể hiện được niềm vui, sự yêu thích của Lượm khi được tham gia hoạt động cách mạng và đây cũng chính là niềm vui, niềm hân hoan chung của thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Phải chăng từ lời tâm tình của Lượm, Tố Hữu đã khéo léo gửi gắm vào đó tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của lớp lớp thế hệ dân tộc Việt Nam trong những năm tháng mưa bom bão đạn của đất nước. Lời thơ đơn giản chỉ là lời giãi bày của Lượm nhưng nó ẩn chứa trong đó bao nhiêu cái hồn nhiên của tuổi nhỏ. Hầu hết đứa trẻ nào cũng mang trong nó cái tâm lí thích làm người lớn, muốn làm người lớn và chúng ta cũng có thể thấy được điều đó ở Lượm:
“Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
– Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần…”
Tiếng “đồng chí” mà Lượm dùng để gọi người lính đáng tuổi chú mình đã chứng tỏ rằng Lượm cũng đang mang trọng trách bảo vệ Tổ quốc của một chiến sĩ cách mạng. Dáng dấp tuổi thơ của một cậu bé với cặp mắt cười híp mí, đôi má đỏ hây hây vẫn còn đó nhưng hình ảnh về một chiến sĩ nhỏ luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc thật khiến bất kì ai cũng phải nhớ mãi.
Nhưng những hình ảnh xinh đẹp, trẻ trung cùng long dung cảm sự nhanh nhẹn của tuổi trẻ cũng không thể nào tránh được mưa bom, bão đạn hiểm nguy. Sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh chưa bao giờ “khoan hồng” cho bất kỳ ai kể cả những đứa trẻ còn chưa được thành người lớn. Những em nhỏ như Lượm đã tự nguyện dấn thân vào chiến trường máu lửa để rồi nhiều người đã anh dũng hy sinh. Tất cả họ đều xứng đáng được gọi tên là những “tượng đài máu lửa” cho lớp lớp thế hệ sau noi theo, ghi nhớ. Tố Hữu đã mở đầu đoạn thơ nói về sự hy sinh của Lượm bằng một câu thơ vừa cao trào nhưng lại vô cùng nhất quán với tổng thể bài thơ: “Ra thế – Lượm ơi!”. Câu thơ đã kể về cái chết của Lượm như mạch nổi tự sự của bài thơ nhưng cảm xúc thì lại lắng xuống từ đây cùng với tâm trạng của nhà thơ đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Từ những câu thơ mở đầu cho đến hình ảnh về sự hy sinh mạch cảm xúc đi từ phấn khởi, hân hoan đến nỗi niềm thương nhớ để rồi đột ngột đau đớn, xót xa. Cảm xúc bất ngờ của nhà thơ đã tự chia câu thơ thành hai nhịp. Một bên là câu chuyện bỏ lửng, còn một bên là lời khóc thương cho sự hy sinh của Lượm. Từ đây câu chuyện về ra đi đột ngột của Lượm được hé mở:
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao…”
Xem thêm : Học lớp 7 bao nhiêu tuổi? Lớp 7 là 2k mấy?
Vẫn là những câu thơ kể về công việc hàng ngày của Lượm nhưng các cách gọi như: cháu, chú bé… đã được thay bằng cách gọi đầy yêu thương, trang trọng: “chú đồng chí nhỏ”. Ngày hôm đó, Lượm vẫn làm công việc như mọi ngày dù biết trước những hiểm nguy:
“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vào
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”.
Chính sự hồn nhiên, vô tư cùng ý chí kiên cường, dũng cảm của tâm hồn trẻ thơ đã khiến Lượm dám bất chấp bom đạn ngoài kia để thực hiện nhiệm vụ của mình. Người đọc đang nín thở dõi theo bước chân em trên đồng quê vắng vẻ để rồi những tiếng “Lượm ơi, còn không” vang lên trong sự tiếc thương của chính nhà thơ và trong long tất cả mọi người. Câu thơ là lời bỏ ngỏ cho câu chuyện về sự hy sinh của Lượm. Dường như những hình về một dòng máu tươi, về một chú bé làm liên lạc nằm yên lặng giữa cánh đồng lúa đã không còn nữa.
Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh xinh đẹp, hồn nhiên và những ký ức về em vẫn còn mãi. Bài thơ khép lại bằng cách lặp lại hai khổ thơ đầu giúp cho hình ảnh của Lượm trở thành tượng đài bất tử trong trái tim độc giả. Có thể nói, với thể thơ bốn chữ gần gũi, quen thuộc cùng sự sinh động trong từng câu chữ, Tố Hữu đã khắc sâu vào tâm chí độc giả hình ảnh một chú bé làm liên lạc kiên cường, dũng cảm trong dáng dấp tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi.
————————HẾT————————
Bên cạnh bài Phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về bài thơ Lượm của Tố Hữu, Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ miêu tả cảnh chiến đấu hy sinh của Lượm, Phát biểu cảm nghĩ của em về tinh thần chiến đấu hy sinh của nhân vật Lượm, Hãy chuyển bài thơ Lượm thành một câu chuyện
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu