Sơ đồ tư duy Bếp lửa – Bằng Việt
- Hướng dẫn các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc 4 trùng phương
- Viết bản tin ngắn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hay nhất (5 Mẫu)
- Đoạn văn tiếng Anh viết về một thành phố mà em thích (26 mẫu)
- Hãy đánh dấu (x) vào ô trước các công việc chăm sóc cây trồng. | SBT công nghệ 7 chân trời
- Định Nghĩa Từ Jav Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Jav
Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Bếp lửa, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt do thcs Hồng Thái biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Bếp lửa – Bằng Việt
*******
Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Bếp lửa – Bằng Việt
Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa
Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người.
Xem dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa và các bài văn mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh
Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu
Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người, nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai
Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, ngưỡng vọng và suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà.
Xem thêm: Phân tích ý nghĩa hình tượng bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
Sơ đồ tư duy cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa
Luận điểm 1: Nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó
Luận điểm 2: Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa
Tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
I. Nhà thơ Bằng Việt
1. Tiểu sử
– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.
– Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.
II. Bài thơ Bếp lửa
A. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
– Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
2. Bố cục (4 phần)
– Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
– Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
– Phần 4 (khổ cuối) : Nỗi nhớ về bà.
3. Giá trị nội dung
– Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
4. Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
– Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Xem thêm: Phân tích nhan đề bài thơ Bếp lửa
B. Tìm hiểu chi tiết
a. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
– Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa
+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực.
+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa.
+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu.
→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ.
– Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn
+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc.
+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
+ Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thẳng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng.
Xem thêm : You can make love là gì? Make love not war nghĩa là gì?
+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà.
– Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở
+ “Bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu.
+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).
→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà.
b. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa
Suy ngẫm về cuộc đời bà
– Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà
+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu.
→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.
– Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” – sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà
+ Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt.
+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu.
– Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà: Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” – người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.
c. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà
– Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.
– Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu.
Xem thêm tài liệu tham khảo về bài thơ Bếp lửa:
- Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện về bà trong bài thơ Bếp lửa
- Cảm nhận 3 khổ thơ trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Đề thi và câu hỏi xoay quay bài thơ Bếp Lửa
*******
Trên đây là sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt do thcs Hồng Thái biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại thcs Hồng Thái em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt, hệ thống kiến thức về bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu