Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 24
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó
- Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
- Viết đoạn văn tiếng Anh về lợi ích của máy tính (3 Mẫu)
- 99+ Hình nền Gấu trắng cute, Ảnh nền 3 chú Gấu cute
- 99+ Hình ảnh chụp sau lưng đẹp nhất khi tạo dáng
Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng được thầy cô trường thcs Hồng Thái biên soạn bám sát theo nội dung sách SGK hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Bạn đang xem: Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 24
I. Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 24
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật nóng lên
– Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.
– Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Khối lượng của vật
- Độ tăng nhiệt độ của vật
- Chất cấu tạo nên vật
2. Nhiệt dung riêng
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C.
Kí hiệu: c
Đơn vị: J/kg.K
Bảng nhiệt dung riêng của một số chất
Chất | Nhiệt dung riêng(J/kg.K) | Chất | Nhiệt dung riêng(J/kg.K) |
---|---|---|---|
Nước | 4200 | Đất | 800 |
Rượu | 2500 | Thép | 460 |
Nước đá | 1800 | Đồng | 380 |
Nhôm | 880 | Chì | 130 |
3. Công thức tính nhiệt lượng
Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt
Trong đó:
- Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J)
- m là khối lượng của vật (kg)
- c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
- Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)
- Δt = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.
Chú ý:
– Đơn vị của khối lượng phải để về kg.
– Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo
1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J
– Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3
II. Phương pháp giải bài tập về Nhiệt lượng
1. Cách đổi đơn vị nhiệt độ từ °C sang °K
– Độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Celsius.
– Đổi đơn vị nhiệt độ từ °C sang °K: T = t + 273
Trong đó:
- T là nhiệt độ tính theo °K
- t là nhiệt độ tính theo °C
2. Tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật
– Khi tăng nhiệt độ từ t1 đến t2, một vật thu vào bao nhiêu nhiệt lượng thì ngược lại, khi nó hạ nhiệt độ từ t2 xuống t1 nó cũng sẽ tỏa bấy nhiêu nhiệt lượng.
– Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật là:
Qtỏa = m.c. Δt hay Qtỏa = m.c.(t1 – t2)
Trong đó:
- Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J)
- m là khối lượng của vật (kg)
- c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)
- Δt = t1 – t2 là độ giảm nhiệt độ của vật (°C hoặc °K)
Lưu ý: Nhiệt độ t2 luôn nhỏ hơn t1.
Giải bài tập SGK SGK Vật Lí 8 Bài 24
Bài C1 (trang 84 SGK Vật Lý 8)
Bài C1 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:
Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun.
Lời giải:
Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau ở hai cốc.
Khối lượng thay đổi.
Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
Ta có: m1 = 1/2 .m2 và Q1 = 1/2 .Q2.
Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 8)
Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?
Lời giải:
Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.
Bài C3 (trang 84 SGK Vật Lý 8)
Bài C3 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm này cần phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
Lời giải:
Cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vây, hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau.
Bài C4 (trang 84 SGK Vật Lý 8)
Bài C4 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm (câu hỏi 1), để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ cần phải thay đổi yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
Trong thí nghiệm như hình 24.2, thí nghiệm làm với 2 cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đèn cồn trong 5 phút, 10 phút.
Kết quả ghi ở bảng 24.2
Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở 2 cột cuối của bảng.
Lời giải:
* Cần phải thay đổi độ tăng nhiệt độ của hai cốc khác nhau. Muốn vậy thời gian đun hai cốc phải khác nhau.
* Kết quả ghi ở bảng 24.2
Ta có: Δt1o = 1/2 .Δt2o và Q2 = 1/2 .Q1
Bài C5 (trang 85 SGK Vật Lý 8)
Bài C5 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Từ thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?
Lời giải:
Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.
Bài C6 (trang 85 SGK Vật Lý 8)
Bài C6 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật người ta làm thí nghiệm sau đây: Dùng đèn cồn nung nóng 50 gam bột băng phiến và 50 gam nước cùng nóng lên thêm 20oC (H.24.3). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 24.3.
Điền dấu thích hợp (“=”, “>”, “<“, “/”) vào ô trống của cột cuối bảng:
Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không đổi?
Lời giải:
* Ta có: Q1 > Q2
* Trong thí nghiệm này, khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi.
Chất làm vật thay đổi.
Bài C7 (trang 85 SGK Vật Lý 8)
Bài C7 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc chất làm vật không?
Lời giải:
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.
Bài C8 (trang 86 SGK Vật Lý 8)
Bài C8 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào?
Lời giải:
Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo độ lớn của khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Bài C9 (trang 86 SGK Vật Lý 8)
Bài C9 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC.
Lời giải:
Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là:
Q = m.c(t2 – t1) = 5.380(50 – 20) = 57000J = 57 kJ
Bài C10 (trang 86 SGK Vật Lý 8)
Bài C10 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
Lời giải:
2 lít nước có khối lượng m1 = 2 kg.
Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100oC.
Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100oC là:
Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 – 25) = 630000 J
Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 100oC là:
Q2 = m2.C2.Δt = 0,5.880.(100 – 25) = 33000 J
Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là:
Q = Q1 + Q2 = 630000 + 33000 = 663000J = 663 kJ.
35 Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 24 có đáp án
Bài 1: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:
A. Khối lượng
B. Độ tăng nhiệt độ của vật
C. Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
D. Cả 3 phương án trên
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng
B. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật
C. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
D. Tất cả đều đúng
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng
+ Độ tăng nhiệt độ của vật
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 3: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng:
A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 10C
B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C
C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g chất đó tăng thêm 10C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
Đáp án cần chọn là: B
Bài 4: …….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
A. Nhiệt dung riêng
B. Nhiệt độ
C. Nhiệt lượng
D. Nội năng
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 5: Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
A. J/kg
B. kg/J
C. J/kg.K
D. kg/J.K
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: J/kg.K
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: J/kg.K là đơn vị của đại lượng nào dưới đây:
A. Nội năng
B. Nhiệt lượng
C. Nhiệt dung riêng
D. Nhiệt năng
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: J/kg.K
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7: Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J
B. 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J
C. Để nâng 1kg rượu tăng lên 11 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J
D. Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
=> Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều này có nghĩa là: Để nâng 1kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 8: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, điều đó có nghĩa là :
A. để nâng 1kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
B. để nâng 1kg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
C. 1kg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.
D. để nâng 1kg nước giảm đi 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
=> Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Điều này có nghĩa là: Để nâng 1kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J
Đáp án cần chọn là: A
Bài 9: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
A. Q = m(t – t0)
B. Q = mc(t0 – t)
C. Q = mc
D. Q = mc(t – t0)
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Công thức tính nhiệt lượng thu vào:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 10: Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào: , t2 là:
A. Nhiệt độ lúc đầu của vật.
B. Nhiệt độ lúc sau của vật.
C. Thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.
D. Thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Công thức tính nhiệt lượng thu vào:
Trong đó:
m là khối lượng của vật
c là nhiệt dung riêng của vật
t1 là nhiệt độ ban đầu của vật
t2 là nhiệt độ lúc sau của vật
Đáp án cần chọn là: B
Bài 11: Chọn phương án sai:
A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
Đáp án cần chọn là: C
Bài 12: Chọn phương án đúng:
A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và thể tích của vật.
B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
A – sai vì: Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
B – sai vì: Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
C – sai vì: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
D – đúng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 13: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
A. J
B. kJ
C. calo
D. N/m2
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ngoài J,kJ đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng calo,kcalo
1kcalo = 1000calo; 1calo = 4,2J
Đáp án cần chọn là: D
Bài 14: Nhiệt lượng không cùng đơn vị với
A. nhiệt độ
B. nhiệt năng
C. công cơ học
D. cơ năng
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt lượng có đơn vị là J,kJ ngoài ra được tính bằng calo,kcalo
Đáp án cần chọn là: A
Bài 15: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt lượng : Q = mcΔt
Bình A chứa lượng nước ít nhất (1l) trong các bình
=> trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất
Đáp án cần chọn là: A
Bài 16: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất?
A. Bình A
B. Bình B
C. Bình C
D. Bình D
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt lượng : Q = mcΔt
Bình D chứa lượng nước nhiều nhất (4l) trong các bình
=> trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình D là thấp nhất
Đáp án cần chọn là: D
Bài 17: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 150C thì:
A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. Không khẳng định được.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
Theo đầu bài, ta có: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì => Để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 150C thì khối đồng sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì
Đáp án cần chọn là: B
Bài 18: Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 1kg nhôm và 1kg thép thêm 100C thì:
A. Khối nhôm cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
B. Khối thép cần nhiều nhiệt lượng hơn khối nhôm.
C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. Không khẳng định được.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
Theo đầu bài, ta có: Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép => Để tăng nhiệt độ của 1kg nhôm và 1kg thép thêm 100C thì khối nhôm sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 19: Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
A. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt
B. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt
C. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt
D. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có tA < tB < tC
=> Ta chỉ có thể chắc chắn rằng: C tỏa nhiệt, A thu nhiệt
Còn B chỉ có thể xác định được tỏa nhiệt hay thu nhiệt sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 20: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200C và nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K
A. 5040kJ
B. 5040J
C. 50,40kJ
D. 5,040J
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Ta có nhiệt độ sôi của nước là 1000C
+ Đổi khối lượng của 15l nước =15kg
+ Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 15l nước từ 200 là:
Q = mcΔt = 15.4200.(100−20) = 5040000J = 5040kJ
Đáp án cần chọn là: A
Bài 21: Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 250C lên 300C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là:
A. 105J
B. 1050J
C. 105kJ
D. 1050kJ
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: V = 5lit = 5.10−3m3
+ Khối lượng nước trong chậu là:m = DV = 1000.5.10−3 = 5kg
+ Nhiệt lượng nước nhận từ mặt trời để tăng từ 250C lên 300C là:
Q = mcΔt = 5.4200.(30−20) = 105000J = 105kJ
Đáp án cần chọn là: C
Bài 22: Phải cung cấp cho 8kg kim loại này ở 400C một nhiệt lượng là 110,4kJ để nó nóng lên 700C. Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
A. Nhôm
B. Đồng
C. Thép
D. Chì
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Ta có, nhiệt lượng cần cung cấp cho khối lượng kim loại đó là: Q = mcΔt
Ta suy ra, nhiệt dung riêng của kim loại đó là:
+ Dựa vào bảng nhiệt dung riêng, ta suy ra kim loại đó là: Thép
Đáp án cần chọn là: C
Bài 23: Phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 200C một nhiệt lượng là 57kJ để nó nóng lên 500C. Đó là kim loại gì? Biết nhiệt dung riêng của các chất được cho trong bảng sau:
A. Nhôm
B. Đồng
C. Thép
D. Chì
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Ta có, nhiệt lượng cần cung cấp cho khối lượng kim loại đó là: Q = mcΔt
Ta suy ra, nhiệt dung riêng của kim loại đó là:
+ Dựa vào bảng nhiệt dung riêng, ta suy ra kim loại đó là: Đồng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 24: Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880J/kg. K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
A. 177,3kJ
B. 177,3J
C. 177300kJ
D. 17,73J
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Đổi đơn vị:
Khối lượng của 0,5l nước = 0,5kg = m2
Xem thêm : Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Khối lượng của ấm: m1 = 0,3kg
Ta có:
+ Nhiệt độ nước sôi là: 1000C
+ Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ 250C→1000C là: Q1 = m1c1Δt
+ Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ 250C→1000C là: Q2 = m2c2Δt
+ Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên:
Q = Q1 + Q2 = m1c1Δt + m2c2Δt
= 0,3.880(100 − 25) + 0,5.4200(100 − 25)
= 177300J = 177,3kJ
Đáp án cần chọn là: A
Bài 25: Một ấm làm bằng đồng có khối lượng 250g chứa 1 lít nước đang ở nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nước lần lượt là c1 = 380J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
A. 343,6kJ
B. 343,6J
C. 343600kJ
D. 34,36J
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Đổi đơn vị:
1l nước =1kg = m2
Khối lượng của ấm: m1 = 0,25kg
Ta có:
+ Nhiệt độ nước sôi là: 1000C
+ Nhiệt lượng truyền cho ấm tăng từ 200C→1000C là: Q1 = m1c1Δt
+ Nhiệt lượng truyền cho nước sôi từ 200C→1000C là: Q2 = m2c2Δt
+ Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm sẽ bằng tổng nhiệt lượng để truyền cho ấm nóng lên và làm cho nước nóng lên:
Q = Q1 + Q2 = m1c1Δt + m2c2Δt
= 0,25.380(100 − 20) + 1.4200(100 − 20)
= 343600J = 343,6kJ
Đáp án cần chọn là: A
Bài 26: Người ta cung cấp cho 2kg rượu một nhiệt lượng 175kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K
A. Tăng thêm 350C
B. Tăng thêm 250C
C. Tăng thêm 0,0350C
D. Tăng thêm 400C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có nhiệt lượng cung cấp: Q = mcΔt
Ta suy ra:
=> Nhiệt độ của rượu tăng thêm là: 350C
Đáp án cần chọn là: A
Bài 27: Người ta cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nước nóng lên thêm
A. 350C
B. 250C
C. 200C
D. 300C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: 10l = 10.10−3m3
Khối lượng nước là: m = DV = 1000.10.10−3 = 10kg
Ta có nhiệt lượng cung cấp: Q = mcΔt
Ta suy ra:
=> Nhiệt độ của rượu tăng thêm là: 200C
Đáp án cần chọn là: C
Bài 28: Đun nóng 15 lít nước từ nhiệt độ ban đầu t1 = 270C. Sau khi nhận được nhiệt lượng 1134kJ thì nước nóng đến nhiệt độ t2. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ t2 có giá trị là:
A. 250C
B. 350C
C. 450C
D. 550C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của 15l nước =15kg
+ Ta có, nhiệt lượng Q = mcΔt
Ta suy ra:
Mặt khác, ta có:
Δt = t2 − t1 ↔ 18 = t2 − 27 → t2 = 18 + 27 = 45
Vậy nhiệt độ t2 có giá trị là 450C
Đáp án cần chọn là: C
Bài 29: Người ta cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ làm tăng từ nhiệt độ ban đầu t1 = 250C đến nhiệt độ t2. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nhiệt độ t2 là:
A. 350C
B. 450C
C. 400C
D. 300C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: 10l = 10.10−3m3
Khối lượng nước là: m = DV = 1000.10.10−3 = 10kg
Ta có nhiệt lượng cung cấp: Q = mcΔt
Ta suy ra:
Mặt khác, ta có:
Δt = t2 − t1 ↔ 20 = t2 − 25 →t2 =20 + 25 = 45
Vậy nhiệt độ t2t2 có giá trị là 450C
Đáp án cần chọn là: B
Bài 30: Người ta cung cấp một nhiệt lượng là 1562,4kJ cho 12 lít nước có nhiệt độ t1 thì nâng nhiệt độ của nước lên 720C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Giá trị của t1 là:
A. 310C
B. 400C
C. 410C
D. 510C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
+ Đổi đơn vị: Khối lượng của 12l nước =12kg
+ Ta có, nhiệt lượng Q = mcΔt
Ta suy ra:
Mặt khác, ta có:
Δt = t2 − t1 ↔ 31 = 72 − t1→t1 = 72 − 31 = 41
Vậy nhiệt độ ban đầu của nước t1 có giá trị là 410C
Đáp án cần chọn là: C
Bài 31: Người ta cung cấp một nhiệt lượng là 840kJ cho 10 lít nước có nhiệt độ t1 thì nâng nhiệt độ của nước lên 450C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Giá trị của t1 là:
A. 250C
B. 400C
C. 410C
D. 510C
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: 10l = 10.10−3m3
Khối lượng nước là: m = DV = 1000.10.10−3 = 10kg
Ta có nhiệt lượng cung cấp: Q = mcΔt
Ta suy ra:
Mặt khác, ta có:
Δt = t2 − t1 ↔ 20 = 45 − t1→t1 = 45 − 20 = 25
Vậy nhiệt độ ban đầu của nước t1 có giá trị là 250C
Đáp án cần chọn là: A
Bài 32: Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 10C. Hãy cho biết 1calo bằng bao nhiêu jun?
A. 1calo = 4200J
B. 1calo = 4,2J
C. 1calo = 42J
D. 1calo = 42kJ
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Ta có: 1calo = 4,2J
Đáp án cần chọn là: B
Bài 33: Một vật bằng đồng có khối lượng m = 10kg đang ở 200C để vật đó đạt được nhiệt độ 700C thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K)
A. 190J
B. 19J
C. 190kJ
D. 19kJ
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là:
Q = mcΔt = 10.380.(70 − 20) = 190000J = 190kJ
Đáp án cần chọn là: C
Bài 34: Nhiệt lượng là:
A. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.
C. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.
D. đại lượng vật lý có đơn vị là N.
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 35: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 15kg nóng lên thêm 200C sau 1,6 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K
A. A = 345kJ; P = 3593,75W
B. A = 345kJ; P = 1953,75W
C. A = 345J; P = 15,9375W
D. A = 345J; P = 19,5375W
Xem thêm : Ai là người thông minh nhất thế giới? Những người thông minh nhất thế giới hiện nay
Lời giải:
t = 1,6p = 1,6.60 = 96s
Nhiệt năng đầu búa thu được là: Q = mcΔt = 15.460.20 = 138000J
Theo đề bài: 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa
Q = 40%A
Công suất của búa máy là:
Đáp án cần chọn là: A
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng do thầy cô trường thcs Hồng Thái biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Công thức tính nhiệt lượng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Vật Lý 8
Bạn đang xem: Vật Lí 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 24
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu