Vẽ mặt nạ lớp 8, cách vẽ đơn giản, nhanh chóng
- 200+ Mẫu chữ ký tên Hương đẹp, hợp phong thủy | Chữ ký tên Hương đẹp nhất
- Đặt tên con trai lót chữ Thái ý nghĩa thông minh, giỏi giang
- Công thức tính diện tích hình thoi
- Triết học cổ điển Đức là gì? Nội dung của triết học cổ điển Đức
- Vai trò của môn địa lí? Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của môn địa lí? Những điều cần thiết trong việc dạy và học môn địa lý tại nhà trường
Cách vẽ mặt nạ lớp 8 đơn giản, nhanh chóng cực dễ. Vẽ mặt nạ là một bộ môn đầy thú vị , thoả sức sáng tạo cho người vẽ, đề bài này trong môn mĩ thuật lớp 8 trước hết giúp các em làm quen với nghệ thuật vẽ mặt nạ, sau là giúp các em thoả sức sáng tạo của mình. Sau đây, trường thcs Hồng Thái gửi tới các bạn cách vẽ mặt nạ lớp 8 đơn giản, nhanh chóng và một số thông tin liên quan.
Bạn đang xem: Vẽ mặt nạ lớp 8, cách vẽ đơn giản, nhanh chóng
Ý nghĩa của mặt nạ
Những chiếc mặt nạ thường được sử dụng trong trang trí và biểu diễn trên sân khấu, hoặc trong các lễ hội, các dịp kỷ niệm hoặc thể hiện cho những văn hóa đặc sắc riêng. Ở Việt Nam hiện nay, mặt nạ thường xuất hiện phổ biến vào dịp Trung Thu – 15/8 Âm lịch cùng với dịp Halloween – 31/10 (do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây) hằng năm.
Ngoài ra bạn sẽ thấy được những chiếc mặt nạ ở trên sân khấu tuồng, chèo và các loại hình dân gian truyền thống. Từ xa xưa, người dân Việt Nam sử dụng mặt nạ trong nhiều lễ hội truyền thống đặc biệt.
Trên thế giới, người ta sử dụng mặt nạ với tác dụng che giấu khuôn mặt cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có bảo vệ khuôn mặt và lẩn tránh kẻ thù. Trong lịch sử, mặt nạ còn được dùng để thể hiện đẳng cấp xã hội. Vào thế kỷ XVI, người ta dùng mặt nạ để chống nắng và chống khói bụi.
Những chiếc mặt nạ tại Đức ở thế kỷ XVII – XVIII, được dùng với mục đích thể hiện người đeo đang bị phạt do nói dối, chửi tục, lừa gạt, … Còn trong thời kỳ chiến tranh cận đại, mặt nạ còn được sử dụng để chống độc.
Chính vì ý nghĩa đa dạng, mặt nạ được chế tạo với nhiều kiểu dáng khác nhau. Những hình vẽ mặt nạ cũng phong phú và thể hiện các ý nghĩa đặc trưng. Những họa tiết, hoa văn trên các chiếc mặt nạ được tô vẽ kỹ lưỡng và vô cùng tinh xảo, thậm chí xa hoa. Bởi vậy cho đến nay vẫn còn duy trì nghề vẽ mặt nạ truyền thống.
Cách vẽ mặt nạ lớp 8 đơn giản
Để các bạn học sinh lớp 8 có thể vẽ mặt nạ một cách đơn giản nhất thì các bạn hãy thực hiện các bước như sau:
Bước thứ nhất, các bạn hãy tiến hành quan sát và nhận xét về hình ảnh mặt nạ mà mình muốn vẽ theo.
- Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, múa trong lễ hội hoặc cho thiếu nhi vui chơi vào dịp tết Trung thu.
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình trái xoan,… và có thể là mặt người mặt thú, có loại mặt nạ trông dữ tợn (về hình, về màu) có loại hài hước, hóm hỉnh, hiền lành.
- Mặt nạ được cách điệu cao về hình, mảng và màu nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của hình thật. Mặt nạ thường được làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy lên khuôn hình đã được táo dáng.
- Màu sắc mặt nạ phù hợp với tính cách nhân vật, thể hiện sự độc ác, dữ tợn, hiền lành hay phúc hậu
Bước thứ hai đó là các bạn hãy tiến hành tạo dáng và trang trí mặt nạ.
Bạn đang xem: Vẽ mặt nạ lớp 8, cách vẽ đơn giản, nhanh chóng
Đầu tiên các bạn hãy tìm dáng mặt nạ gồm các bước như sau:
– Chọn loại mặt nạ
– Tìm hình dáng chung
– Kẻ để vẽ hình cho cân xứng đối xứng
– Tiếp theo các bạn hãy tìm mảng hình trang trí cho phù hợp với dáng mặt nạ.
Mảng trang trí hình mềm mại, uyển chuyển.
Mảng hình sắc nhọn, gãy gọn.
– Sau đó là đến bước tô màu. Các bạn nên tìm màu và vẽ màu phù hợp với nhân vật.
Ví dụ như: Màu sắc nhẹ nhàng đối với nhân vật thiện lành
Màu sắc tương phản, mạnh mẽ với nhân vật xấu, ác, dữ tợn và phản diện
Ngoài ra, thay vì vẽ mặt nạ trên giấy thì mình sẽ hướng dẫn mọi người cách làm, trang trí mặt nạ từ bìa cứng để sử dụng trong những dịp đặc biệt.
Dụng cụ cần chuẩn bị: Giấy cứng, Keo dán, băng dính Kéo, Bút chì, bút màu, Dụng cụ đục lỗ Sơn, nhũ Dây thun…
Các bước vẽ, trang trí mặt nạ bằng giấy
- Bước 1: Để vẽ và trang trí mặt nạ bằng giấy thì trước tiên bạn cần lên ý tưởng cho chiếc mặt nạ của mình.
- Bước 2: Khi đã có ý tưởng, các bạn lấy bút chì vẽ lên giấy.
- Bước 3: Vẽ phác họa bằng bút chì cho hoàn thiện. Dùng bút dạ đen tô đậm các đường nét chính của mặt nạ. Sau đó thì dùng bút màu vẽ các chi tiết như mũi, mắt, miệng, râu,…
- Bước 4: Dùng kéo cắt mặt nạ rời ra và dùng dụng cụ đục lỗ hoặc kéo tạo hình cho đôi mắt.
- Bước 5: Sử dụng sơn, nhũ hoặc bút màu,… trang trí mặt nạ theo sở thích.
Trước đây, thị trường mặt nạ giấy bồi bị “lu mờ” bởi người dân yêu thích sự tiện dụng và giá thành rẻ của những chiếc mặt nạ nhựa Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, các bậc phụ huynh mong muốn giáo dục con cái hướng về cội nguồn nên họ có xu hướng mua những món đồ chơi dân gian như tò he, lồng đèn giấy, mặt nạ giấy,…
Không chỉ mang lại niềm vui cho thiếu nhi, những chiếc mặt nạ này còn là một công cụ để người lớn truyền đạt đến trẻ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Mặt nạ giấy bồi có rất nhiều hình dạng khác nhau, mô phỏng nhiều nhân vật trong đời sống, thậm chí là trong văn học, hoạt hình, phim điện ảnh như Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Thỏ Ngọc, hổ, mèo,… Những chiếc mặt nạ này có giá dao động từ 35.000 – 50.000 VNĐ mỗi cái. Nhìn chung, mức giá này khá hợp lý vì công đoạn làm ra chúng hoàn toàn thủ công và những nguyên liệu không chứa chất độc hại.
Mỗi chiếc mặt nạ giấy bồi với hình dáng khác nhau đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Theo phát biểu của PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ Thuật Hà Nội): “Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ mang lại những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.” Chẳng hạn như, hình dáng của mặt nạ Ông Địa và Thỏ Ngọc là tượng trưng cho sự to tròn, đầy đủ và sung túc của mùa màng bội thu và sự trong sáng của ánh trăng đêm rằm.
Ngoài ra, chiếc mặt nạ hình con lân đầy sắc đỏ khi đi kèm với Ông Địa cầm quạt không chỉ mang đến những tiết mục múa lân sôi động cho trẻ con cùng hát đồng dao mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự mở đầu hưng thịnh.
Bên cạnh đó, những chiếc mặt nạ giấy bồi cũng mang đến ý nghĩa của Phật giáo như ý chí vượt khó khăn, lòng dũng cảm, tình nghĩa thầy trò, cuộc chiến của cái thiện – cái ác thông qua hình ảnh Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,…
Chỉ với những nhân vật mô phỏng đơn giản, tưởng chừng như chỉ có tác dụng mang lại niềm vui cho trẻ em nhưng thực tế, ý nghĩa của những chiếc mặt nạ giấy bồi còn to lớn hơn thế nữa.
Dưới ánh trăng rằm, trẻ em đeo mặt nạ đi phá cỗ cùng ngân nga khúc đồng dao như sự hài hòa của “thiên thời địa lợi nhân hòa”, cầu mong cho một cuộc sống sung túc, ấm no và sức khỏe dồi dào.
Mặt nạ giấy bồi là mặt hàng thủ công dễ làm nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong từng công đoạn từ bước phơi khô hồ dán đến vẽ màu. Sở dĩ được gọi là mặt nạ giấy bồi là từ cách làm mặt nạ giấy bồi trung thu này. Những chiếc mặt nạ này được làm từ giấy xé vụn và đắp bồi lên nhau để tạo độ dày và kết dính.
Cách làm mặt nạ giấy bồi trung thu trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, nghệ nhân sẽ tạo nhiều khuôn đút mặt nạ bằng xi măng với nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó, họ xé giấy thành từng mảnh vụn vừa phải rồi dùng hồ dán được làm từ bột sắn, dán bồi các mảnh giấy lên khuôn đúc thành nhiều lớp.
Xem thêm : Dàn ý phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Đây là công đoạn quyết định hình dáng và độ bền của mặt nạ, vì thế nghệ nhân phải đảm bảo được độ căng, độ mịn, độ dày cũng như hình dáng chuẩn với khuôn đút. Tiếp theo, họ sẽ phơi khô các khuôn đút dưới mặt trời.
Cuối cùng, họ bắt đầu tô sơn lên từng chiếc mặt nạ, đây là giai đoạn đòi hỏi độ tỉ mỉ và tốn thời gian nhất bởi mỗi chiếc mặt nạ được tô nhiều lớp chồng lên nhau, lớp này khô thì mới tô lớp sau lên để tránh bị nhòe màu.
Hướng dẫn vẽ mặt nạ sáng tạo, độc đáo
Mặc dù có những chiếc mặt nạ được vẽ và chế tác hết sức tinh xảo, sở hữu những họa tiết cực kỳ phức tạp; nhưng vẫn có những chiếc mặt nạ đơn giản, màu sắc và hoa văn tinh tế hoặc là vui nhộn, đáng yêu. Và bạn hoàn toàn có thể vẽ mặt nạ có các đặc điểm như trên bằng vài bước không khó. Điều bạn cần là có đam mê và ý tưởng mà mình muốn thể hiện khi vẽ mặt nạ.
Chuẩn bị dụng cụ vẽ mặt nạ
Để bắt tay vào quá trình vẽ mặt nạ, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, bao gồm:
- Giấy cứng
- Keo dán, băng dính
- Kéo
- Bút chì
- Các loại bút màu
- Dụng cụ đục lỗ
- Sơn, nhũ
- Dây thun
Đối với trường hợp bạn muốn vẽ trên những chiếc mặt nạ bằng nhựa, hoặc mặt nạ giấy bồi, bạn nên chuẩn bị sẵn mặt nạ trơn, không có màu sắc hoặc hoa văn.
Lựa chọn mặt nạ và tạo dáng trước khi vẽ mặt nạ
Về phần tạo dáng mặt nạ, bạn cần:
- Chọn loại mặt nạ phù hợp với khuôn mặt hoặc sở thích của mình. Đó có thể là mặt nạ hình mặt người hoặc mặt nạ hình thú. Chúng sẽ có sự khác biệt trong tạo hình mũi, má và kích thước.
- Sau đó bạn chọn hình dáng của mặt nạ là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình oval, hình đa giác hoặc là các đường nét uốn lượn độc đáo.
- Lựa chọn những mẫu hoa văn, họa tiết mà bạn muốn dùng vẽ mặt nạ.
- Kẻ trục trên chiếc mặt nạ để vẽ hình đúng chuẩn và dễ dàng cân xứng.
Các bước vẽ mặt nạ
Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn có thể bắt tay vào vẽ mặt nạ theo những bước như sau:
- Lên ý tưởng vẽ mặt nạ trước khi bắt đầu. Bạn thích những hình dáng, những chân dung như thế nào thì hãy lựa chọn chúng để vẽ lên chiếc mặt nạ.
- Ví dụ như nếu bạn muốn vẽ mặt nạ cho dịp Trung thu, có thể chọn hình động vật, chú Cuội, chú Tễu, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, … Hoặc là hình ông già Noel cho dịp Giáng sinh, quỷ dữ cho dịp Halloween, …
- Nếu bạn chưa có ý tưởng cụ thể, bạn có thể dùng những hình ảnh có nguyên bản riêng.
- Vẽ phác họa bằng bút chì lên giấy bồi hoặc nhựa cứng.
- Dùng bút dạ đen tô đậm các đường nét sau khi hoàn thiện.
- Tiếp tục dùng bút màu để vẽ ra các chi tiết và sau đó là tô đậm những mảng cần màu sắc.
- Nếu bạn vẽ trên giấy cứng, bạn dùng kéo cắt hình mặt nạ ra và dùng dụng cụ đuc lỗ để tạo hình cho đôi mắt, miệng, lỗ mũi.
- Sử dụng sơn hoặc nhũ để trang trí mặt nạ, tô điểm tạo sự nổi bật cho những chiếc mặt nạ.
- Dùng dụng cụ đục lỗ ở 2 đầu mặt nạ để xâu dây chun vào. Nên nhớ cần đục đối xứng với nhau để khi đeo không bị lệch mặt nạ.
- Dùng dây chun buộc qua các lỗ đã đục sẵn và đeo thử để xem có vừa vặn hay chưa.
Video về vẽ mặt nạ lớp 8
Vẽ mặt nạ lớp 8 là một nội dung vô cùng bổ ích là một cách giúp các con giải lao giữa các giờ học môn khoa học, hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bộ môn vẽ mặt nạ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu