Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả (12 Mẫu)
- Hàm LEFT/RIGHT: Công thức, cách dùng trong Excel
- [Review] bộ sách giáo khoa lớp 9 năm học 2021 – 2022 đầy đủ nhất
- Bài 3 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
- Các công thức biến đổi căn thức bậc hai cần phải nhớ và bài tập vận dụng
- Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10−27 kg.Hãy tính khối lượng nguyên tử (theo amu) và khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này. | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
Với 12 đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 là văn mẫu cảm nhận về những bài thơ rất quen thuộc trong chương trình học của các em như: Mây và sóng, Chuyện cổ tích về loài người, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Gấu con chân vòng kiềng. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các em trong quá trình học tập.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả (12 Mẫu)
Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Nội dung
- 1 Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
- 2 Những mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả hay nhất
- 2.1 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 1
- 2.2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 2
- 2.3 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 3
- 2.4 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 4
- 2.5 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 5
- 2.6 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 6
- 2.7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 7
- 2.8 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 8
- 2.9 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 9
- 2.10 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 10
- 2.11 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 11
- 2.12 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 12
Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
1. Mở đoạn
Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
2. Thân đoạn
– Ấn tượng của em về các chi tiết được kể hoặc được miêu tả có trong bài thơ:
+ Bài thơ kể về câu chuyện hay sự việc gì?
+ Các chi tiết miêu tả nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng gì?
– Liệt kê một số chi tiết mang tính tự sự, miêu tả trong bài thơ:
+ Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố tự sự trong bài thơ.
+ Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố miêu tả trong bài thơ.
– Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết tự sự, miêu tả trong việc thể hiện nội dung bài thơ, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ:
+ Ý nghĩa của các chi tiết tự sự.
+ Ý nghĩa của các chi tiết miêu tả.
3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.
Những mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả hay nhất
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 1
Xem thêm : 200+ Mẫu chữ ký tên Hiền đẹp, hợp phong thủy | Chữ ký tên Hiền đẹp nhất
Mỗi lần đọc bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa em lại ngỡ như chính mình đang được đứng ở nơi làng quê và ngắm nhìn cơn mưa rào bất chợt. Bức tranh mưa rào của nhà thơ thực sự rất sống động và đặc biệt là rất trẻ thơ. Em cảm thấy tâm hồn mình cũng đồng điệu với tác giả khi ấy. Có thể nói, bài thơ Mưa được tạo nên từ những câu thơ miêu tả với hàng loạt các hình ảnh, chi tiết về hình dáng và sự vận động của mọi cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa. Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và cách cảm nhận hồn nhiên độc đáo, mọi cảnh vật đều hiện lên cực kì chân thực. Điển hình như các hình ảnh: ông trời mặc áo giáp đen, muôn nghìn cây mía múa gươm, bụi bay cuồn cuộn, cỏ gà rung tai, hàng bưởi đung đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc. Miêu tả kết hợp với biện pháp nhân hóa đã làm cho mọi cảnh vật trở nên có hồn, cơn mưa như một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. Mây đen bao phủ bầu trời giống như áo giáp của tướng ra trận, những chiếc lá mía nhọn hoắt quay cuồng trong gió như những lưỡi gươm khua lên của một đội quân đông đảo. Bên cạnh đó còn có yếu tố tự sự được lồng ghép vào như: “Bố em đi cày về/ Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa”. Đó là câu kể về sự việc người cha đi cày về, sự xuất hiện của con người trong cơn mưa hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trời mưa. Người cha đã đại diện cho hình tượng con người lớn lao, tư thế hiên ngang, sức mạnh có thể chinh phục tự nhiên. Những yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ đã tạo nên một bài thơ về Mưa độc đáo và chân thật, có ấn tượng đặc biệt với người đọc.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 2
“Lượm” là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả đã tạo nên chân dung sống động về chú bé Lượm hồn nhiên, dũng cảm. Bài thơ tả và kể về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của chính tác giả. Hình ảnh Lượm được kể lại theo một trình tự nhất định: từ cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu, Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng và Lượm vẫn còn sống mãi. Những câu thơ miêu tả rất rõ nét về Lượm như: “Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh…/ Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích”. Cậu bé Lượm dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch, từng cử chỉ đều rất hồn nhiên và yêu đời. Cậu bé tuy còn nhỏ nhưng luôn vui tươi và say mê tham gia công tác kháng chiến đáng mến, đáng yêu. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối trở nên rất xúc động khi câu chuyện được kể lại cùng với nỗi đau xót, tiếc thương: “Đường quê vắng vẻ/ Lúa trỗ đòng đòng…Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!”. Những câu thơ vừa kể lại vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc của tác giả. Người đọc cảm giác rất rõ sự đau đớn, đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ. Như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không ngại hiểm nguy. Chính tác giả kể lại sự việc cũng không thể kìm lòng, Lượm như một thiên thần bé nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương, linh hồn em đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước. Qua các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm, hiểu được ý nghĩa cao cả sự hy sinh của Lượm, hình ảnh của em sẽ mãi sống cùng với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 3
“Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ nổi tiếng nhất trong các sáng tác của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được kể lại qua lời của một anh đội viên trẻ tuổi. Hình ảnh bác được miêu tả từ nhiều phương diện, từ hình dáng, tư thế đến vẻ mặt, cử chỉ, hành động và lời nói. Lần đầu thức giấc anh đội viên thấy Bác lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi, lần thứ hai là câu chuyện giữa anh với Bác, anh hỏi “Bác ơi! Bác chưa ngủ?/ Bác có lạnh lắm không?”, còn Bác trả lời “Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc”. Cho đến lần thứ ba thức giấc Bác trong tư thế ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tất cả đã toát lên chiều sâu tâm trạng của Bác, Bác đốt lửa để sưởi ấm cho các chiến sĩ, đó là hành động thể hiện tình yêu thương, chăm sóc ân cần của Bác. Bác như người cha đang lo giấc ngủ cho con, chăm sóc chu đáo không sót một ai. Bác đi nhón chân nhẹ nhàng để không làm các chiến sĩ thức giấc. Bác không ngủ cũng là lo lắng cho dân cho nước, cho cuộc cách mạng nhiều gian lao. Qua các chi tiết miêu tả và câu thoại mang yếu tố tự sự, hình ảnh Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị mà vô cùng lớn lao, cao cả. Nội dung bài thơ chỉ nói về đêm không ngủ của Bác, chỉ tả bác đang trầm ngâm suy nghĩ nhưng ta lại thấy được cả lẽ sống của Người, bác nâng niu tất cả chỉ quên mình, một điều mà mọi người dân Việt Nam đều thấu hiểu và trân trọng.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 4
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 5
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa. Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 6
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 7
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 8
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 9
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại – về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 10
Trong những bài thơ mà em đã đọc, thì bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, là bài thơ có chứa nhiều yếu tố tự sự và miêu tả ấn tượng nhất. Cả bài thơ, là câu chuyện trong một đêm nghỉ chân trên đường hành quân của bộ đội. Trong đêm ấy, Bác Hồ vì nỗi lo cho nước nhà, cho những người dân quân phải chịu khổ cực, mà thao thức thâu đêm. Cùng với Bác, là một anh đội viên, vì cảm phục tấm lòng người cha ấm áp, mà xin thức cùng. Từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong bài thơ, đều bộc lộ rõ nét tình thương ấm áp của Bác Hồ dành cho mọi người. Từ những cái nhón chân nhẹ nhàng, sợ các chiến sĩ giật mình, đến cái dáng lo âu, trầm ngâm của Bác khi nghĩ đến các anh dân quân phải ngủ ngoài rừng. Tất cả giúp cho em cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác. Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng cũng là một người cha già luôn bao dung, quan tâm, săn sóc, lắng lo cho đàn con của mình. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đã xuất sắc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự, giúp người đọc thấu hiểu được nỗi lòng của Bác.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 11
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Trong đêm khuya, anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình. Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ à nhân dân.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, mẫu 12
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
———-
Dạng bài viết đoạn văn ngắn rất phổ biến trong các bài kiểm tra cũng như đề thi của chương trình lớp 6. Các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm nhiều đoạn văn chủ đề khác nhau như: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa, Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan du lịch, Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu