Tra Cứu

Gdtx là gì? Những điều cần biết về GDTX

GDTX là gì? chắc chắn không còn quá xa lạ với bạn nữa đúng không? Thế nhưng vấn đề này vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem từ viết tắt GDTX là gì? và những thông tin gì chúng ta cần biết về chữ viết tắt này trong bài viết sau đây nhé!

GDTX là gì?

TOP Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tốt Nhất Hiện Nay

GDTX chính là từ viết tắt của cụm từ “giáo dục thường xuyên”, ở nước ta hiện nay thì giáo dục thường xuyên có thể hiểu theo hai cách là giáo dục “bổ túc” hoặc giáo dục “tiếp tục”. Giáo dục thường xuyên chính là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục của Việt Nam và nó bao gồm hình thức đào tạo học tập không phải chính quy, đó chính là giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng có thể hiểu giáo dục thường xuyên với những ý sau đây:

– Giáo dục thường xuyên là một hệ thống những loại hình học tập nằm trong phạm vi giáo dục tiếp tục trong hệ thống giáo dục, cũng chính vì thế mà giáo dục thường xuyên khác với giáo dục chính quy.

– Ở nước ta hiện nay đang đẩy mạnh phổ cập giáo dục, tuy nhiên cũng mới chỉ phổ cập đến trung học cơ sở cho giới trẻ ở đúng độ tuổi. Tuy nhiên giáo dục thường xuyên lại chủ yếu dành cho người lớn tuổi, trong trường hợp này thì giáo dục thường xuyên lại chính là sự tương đồng với giáo dục của người lớn.

– Luật giáo dục Việt Nam có quy định, trong đó giáo dục tiếp tục sẽ có mọi loại hình, giáo dục không chính quy. Theo như cách hiểu trên thì phải nói đến giáo dục thường xuyên, thì tất cả mọi người đều hiểu đó chính là cách giáo dục không chính quy.

Từ ba cách hiểu trên thì bạn chỉ cần hiểu rằng, giáo dục thường xuyên chính là giáo dục không chính quy.

Đối tượng học giáo dục thường xuyên

Đối tượng học các trường giáo dục thường xuyên chính là những người lớn, có mong muốn, nguyện vọng học tiếp khi trước đó đã bỏ lỡ việc học của mình, hoặc những người đã quá độ tuổi và mong muốn có cơ hội đi học thêm lần thứ hai, hoặc cũng có thể là các đối tượng muốn học tiếp để trau dồi và hoàn thiện kỹ năng cũng như kiến thức của mình.

Chỉ có Trung tâm Giáo dục thường xuyên được thực hiện chương trình Giáo dục  thường xuyên cấp Trung học phổ thông - Tin Tức - Thông Tin Tuyển Sinh

Đối tượng tham gia các lớp học giáo dục thường xuyên cũng khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, đều có thể tham gia học tại các trường trung tâm giáo dục thường xuyên, tuy nhiên đối tượng của nó không chỉ dừng lại ở người lớn mà nó còn bao gồm cả các bạn trong độ tuổi học tập cũng có thể tham gia với lớp học này.

Nội dung của học giáo dục thường xuyên

Đối với những lớp học giáo dục thường xuyên, đối tượng chính của nó là những người lớn tuổi và những người muốn tích lũy bổ sung thêm kiến thức của mình thì nội dung giảng dạy cũng sẽ có phần khác với các trường khác, nội dung giảng dạy sẽ bao gồm những nội dung sau:

– Chương trình giảng dạy với nội dung xóa mù chữ, giảng dạy với những nội dung kiến thức cho người đã biết chữ.

– Giống với những chương trình giáo dục khác thì chương trình giáo dục thường xuyên cũng cung cấp cho người học nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết. Với những chương trình học sẽ đáp ứng được yêu cầu của người tham gia học trong đó bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cả quá trình chuyển giao công nghệ.

– Trong chương trình giảng dạy của giáo dục thường xuyên thì cũng có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho người học.

– Với chương trình học như vậy thì cũng sẽ tạo điều kiện để cho người học lấy được bằng từ hệ thống giáo dục quốc dân. Để quá trình học tập của người học không hoàn toàn vô nghĩa.

Với những nội dung và chương trình giảng dạy như vậy, nên hình thức hình thức theo học giáo dục thường xuyên cũng khá đa dạng: Học từ xa, học tại chức và tự học có hướng dẫn.

Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên

Học giáo dục thường xuyên thực ra cũng không giống như bạn nghĩ là không đem đến bất kì một lợi ích nào. Điều đó là hoàn toàn sai, học giáo dục thường xuyên không chỉ đem lại cho bạn những lợi ích về học tập và còn nhiều lợi ích khác nhau nữa.

Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên
Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên

– Chương trình học của các trường giáo dục thường xuyên chủ yếu phục vụ cho người lớn và những người muốn tiếp tục học sau khi đã kết thúc học tập, tuy nhiên không phải vì thế mà chương trình học khác với những các trường chính quy khác. Chương trình học của giáo dục thường xuyên cũng giống với các trường chính quy khác, tuy nhiên nó cũng giảm bớt khối lượng kiến thức sao cho phù hợp với lực học của bạn. Chính vì thế mà khi học tại trung tâm giáo dục thường xuyên thì bạn sẽ không bị quá nhiều áp lực, cũng không gặp phải khối lượng kiến thức “khó nhằn” như các trường chính quy khác.

– Học tại trường giáo dục thường xuyên bạn sẽ giảm được phần lớn chi phí học tập, với nhiều người chi phí học tập là một cái gì đó vô cùng lớn. Nếu như tiết kiệm được nhiều chi phí học thì sẽ rất thuận lợi cho họ theo học hết. Bởi vì không ít những trường hợp chi phí học tập quá đắt nên họ đã bỏ học giữa chừng.

– Sau khi bạn hoàn thành xong chương trình học lớp 12 thì bạn vẫn có thể tham gia hệ thống thi trung học phổ thông và vẫn được cấp bằng tốt nghiệp, thậm chí bạn vẫn có thể thi đại học như các bạn khác. Và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi học bổ túc có được thi đại học không?

– Khi tham gia học trường trung tâm giáo dục thường xuyên thì bạn sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết, bên cạnh đó còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu việc làm.

– Giáo dục thường xuyên giúp cho người học thoát nghèo trên đa phương diện, trước hết họ sẽ được thoát nghèo cả về kiến thức, tức là được xóa nạn mù chữ, sau khi xóa nạn mù chữ xong thì bạn sẽ tìm được cơ hội việc làm tốt hơn. Từ đó sẽ tạo thu nhập tốt hơn đối với nhiều người, từ đó sẽ thoát nghèo được cả thu nhập.

– Tiếp theo, giáo dục thường xuyên còn giúp cho người học tìm thấy và có thể phát huy khả năng của mình mà trước đó chưa tìm ra được.

Học giáo dục thường xuyên cũng đem lại cho bạn nhiều lợi ích cả về thời gian lẫn tiền bạc đó chứ. Vừa có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí học tập lại có thêm những kiến thức. Với xu thế phát triển như hiện nay thì việc xóa nạn mù chữ sẽ khiến cho bạn có cơ hội hội nhập tốt hơn với xã hội, có thể bắt kịp những xu thế phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, rất nhiều người học giáo dục thường xuyên sẽ có suy nghĩ rằng, liệu sau khi đi xin việc có bị “phân biệt đối xử” hay không?

Có bị phân biệt đối xử giữa bằng chính quy và bằng GDTX không?

Sau khi kết thúc lớp 12 thì bạn sẽ nhận được tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, trong đó sẽ ghi bằng giáo dục thường xuyên, còn với những trường chính quy thì sẽ được ghi là chính quy. Không phải ai cũng có nhu cầu học lên đại học, mà sẽ có những bạn đi làm ngay với bằng cấp 3 này. Tuy nhiên, với các bạn học giáo dục thường xuyên sẽ có một nỗi lo lắng rằng, liệu bạn có bị phân biệt đối xử khi bạn có bằng GDTX không?

Khi mà xã hội phát triển thì không phải ai cũng coi trọng bằng cấp, bằng cấp chỉ là vấn đề của nhiều năm về trước, khi mà xã hội vô cùng ưa chuộng bằng cấp, chỉ muốn nhìn thấy những tấm bằng đẹp của các trường chính quy. Nhưng khi mà xã hội phát triển hơn thì vấn đề này bắt đầu được xoa dịu và làm loãng đi. Không chỉ là vấn đề trình độ học vấn nữa mà nó còn là những kỹ năng mềm. Hiện nay nhà tuyển dụng đang rất ưa chuộng và mong muốn nhìn thấy nhân viên của mình những kỹ năng mềm để đáp ứng công việc tốt nhất. Có những nhìn nhận và đánh giá thay đổi nhưng với một số người thì nó sẽ mãi là định kiến, vẫn sẽ có sự phân biệt bằng cấp thế nhưng bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là hiệu quả công việc. Hãy chứng minh bằng cách đưa ra hiệu quả và năng suất công việc tốt nhất nhé.

Giữa việc học GDTX và học trung cấp nghề thì bạn nên chọn phương án nào?

Thật khó để phân biệt giữa hai việc học này, tuy nhiên nếu như phải chọn giữa việc học giáo dục thường xuyên và trung cấp nghề thì bạn nên chọn học trung cấp nghề vì:

Thứ nhất, học trung cấp nghề bạn sẽ vừa được học văn hóa vừa được học thêm một nghề nữa. Khi ra trường cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn với bạn. Việc làm mới chính là vấn đề mà bạn quan tâm cuối cùng đúng không? Cùng lúc khi học trung cấp nghề bạn sẽ vẫn nhận được bằng văn hóa, bên cạnh đó còn nhận được chứng chỉ học nghề. Mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang khao khát tuyển nhân viên có tay nghề.

Thứ hai, bạn vẫn sẽ được nhà trường trang bị những kiến thức đầy đủ, mà còn được thực hành, thực tập thường xuyên. Đây là cách để các bạn rèn luyện kỹ năng và tay nghề của mình. Sẽ được song hành thực hiện và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong những lần thực hành đó thì bạn sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm, sau khi ra trường không còn bị lạ lẫm với những kiến thức mà mình đã được học.

Thứ ba, khi học trung cấp nghề, bạn sẽ được lựa chọn nhiều nghề phù hợp với mình theo sở thích hoặc theo xu thế nghề nghiệp hiện nay. Với chứng chỉ nghề thì bạn sẽ dễ dàng xin việc hơn.

Thứ tư, thời gian học tập sẽ rút ngắn hơn bình thường và chi phí học tập cũng được giảm đi rất nhiều. Mặc dù là được học cả nghề thế nhưng phí học tập mà bạn tri trả là vô cùng thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình.

Với những lợi ích trên thì bạn nên chọn học trung cấp nghề để có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn.

UNESCO với vấn đề giáo dục thường xuyên

UNESCO đưa ra một quan niệm về giáo dục thường xuyên rất phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay ở Việt Nam. Theo quan niệm đó, giáo dục thường xuyên bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học(2).

Việc cung ứng các cơ hội học tập tiếp theo chương trình sau xoá mù chữ (Post-lieracy Programmes) có nhiều chương trình khác nhau mà nhiều nước thực hiện như:

– Chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (Quality of Life Improvement Programmes);

Bạn đang xem: Gdtx là gì? Những điều cần biết về GDTX

– Chương trình tương đương (Equivalency Programmes);

– Chương trình tạo thu nhập (Income – Generating Programmes);

– Chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (Individual Interest Promotion Programmes);

– Chương trình định hướng tương lai (Future – Oriented Programmes)v.v…

Trong thực tế, những chương trình đại loại như trên thường được nhiều đối tượng hoan nghênh như những người phải bỏ học giữa chừng khi đang học trong nhà trường chính quy, những người nghèo hoặc thất nghiệp, những người di cư, những người tị nạn, những phụ nữ ít có cơ may học tập, những người về hưu v.v..

Do vậy, giáo dục thường xuyên thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Tổng kết về vai trò cần thiết của giáo dục thường xuyên, người ta rút ra 4 chức năng chính của hệ thống giáo dục này như sau:

Chức năng thay thế: Thực hiện chức năng này, giáo dục thường xuyên tạo cơ  hội học tập thứ hai cho những ai chưa bao giờ đi học, từ đó góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục.

Chức năng nối tiếp: Với những người bỏ học giữa chừng vì lý do nào đó, giáo dục thường xuyên nối lại sự đứt đoạn trong quá trình học tập của họ, làm cho việc học tập lại được thực hiện tiếp tục, liền mạch.

Chức năng bổ sung: Những người đã được cung ứng những tri thức và kỹ năng nhờ quá trình giáo dục chính quy hoặc không chính quy thường luôn luôn thấy bản thân còn thiếu hụt những kiến thức, những kỹ năng nào đó trong quá trình lao động, giao lưu xã hội… Sự thiếu hụt này làm cho họ khó thích nghi, khó phát triển trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng về các phương diện sản xuất, kinh doanh, quan hệ đối ngoại v.v… Thực tiễn đó yêu cầu con người phải cập nhật những hiểu biết, những phương pháp làm việc… cần thiết mà cuộc sống đòi hỏi.

Chức năng hoàn thiện: Với chức năng này, giáo dục thường xuyên mang lại cơ hội học tập mà qua đó con người làm cho vốn kinh nghiệm của mình đầy đủ hơn, năng lực hoạt động được nâng cao, sức khoẻ được tăng cường, những phẩm chất nhân cách được phát triển hài hoà và hoàn chỉnh hơn.

UNESCO đánh giá cao vai trò của giáo dục thường xuyên thông qua những nhận định sau đây:(3)

– Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều có tầm quan trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người;

– Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên bổ sung cho nhau và vì vậy, các chương trình giáo dục tương đương cần phải được khuyến khích;

– Cả giáo dục chính quy lẫn giáo dục thường xuyên đều có đối tượng riêng của mình;

– Giáo dục thường xuyên là một phần tiếp tục của giáo dục chính quy, vì vậy cả hai loại chương trình này cần được tiến hành song song với nhau;

– Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên cần phải có những tài liệu học tập tốt mang tính đặc thù, đều phải có giáo viên chuyên trách và sự trợ giúp về tài chính;

– Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên cần được tổ chức một cách hệ thống;

– Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giáo viên và người học đều cần thiết đối với cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, nhất là phải thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện về đổi mới phương pháp dạy học cho người dạy;

– Việc nghiên cứu lý luận và biên soạn giáo trình, học liệu phù hợp với các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên là rất cần thiết;

– Giáo dục thường xuyên cần đến sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn so với giáo dục chính quy;

– Chất lượng và hiệu quả của chương trình giáo dục thường xuyên phụ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu của con người dân ở từng cộng đồng;

– Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều phải hướng tới sự phát triển của các kỹ năng hành dụng “Học đi đôi với hành”. Đó là điều hết sức quan trọng đối với giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên;

– Việc quản lý, điều hành và đánh giá giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên phải được thiết lập một cách có tổ chức;

– Mặc dù cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều được cấu trúc theo chương chình chuẩn, nhưng chương trình của giáo dục thường xuyên mang tính mềm dẻo hơn.

UNESCO đã có 14 khuyến cáo về giáo dục và hầu như 14 điều này đều nói tới giáo dục thường xuyên(4):

1. Giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục tại các nước phát triển và đang phát triển.

2. Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong những bức tường nhà trường, nền giáo dục phải được cải tổ toàn diện – Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự.

3. Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng không phải là học theo cách nào, mà là học cái gì, học được cái gì.

4. Xoá bỏ hàng rào giả tạo và lỗi thời giữa các ngành giáo dục và các cấp giáo dục, giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa giáo dục phổ thông, giáo dục khoa học kỹ thuật, giáo dục chuyên nghiệp. Ngay từ cấp cơ sở, giáo dục đã mang lại tính kết hợp giữa lý thuyết với công nghệ, với thực hành thủ công.

5. Giáo dục không chỉ nhằm mục đích đào tạo thanh niên cho những công việc cụ thể, mà còn trang bị cho học sinh khả năng thích ứng với nhiều loại công việc khác nhau.

6. Không chỉ riêng hệ thống nhà trường phải chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật, mà cả các xí nghiệp, các ngành kinh doanh và hệ thống giáo dục ngoài nhà trường cũng phải chia sẻ trách nhiệm ấy với các trường học.

7. Giáo dục đại học cần được mở rộng và đa dạng để đáp ứng các đòi hỏi của từng con người và cả cộng đồng. Muốn vậy, trước hết phải có sự thay đổi trong quan niệm và thái độ cổ truyền với trường đại học.

8. Được nhận vào các ngành giáo dục và các nghề nghiệp khác nhau chỉ tuỳ thuộc ở kiến thức, khả năng và lực học của mỗi người.

9. Đạo đức mới của giáo dục là nhằm làm cho mỗi người trở thành thầy dạy và người kiến tạo nên sự tiến bộ văn  hoá của bản thân mình.

10. Khi soạn thảo và đặt kế hoạch cho các hệ thống giáo dục cần tính đến khả năng do kỹ thuật mới đem lại.

11. Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những chuyên gia dạy học giỏi.

12. Các chương trình đào tạo thầy giáo cần triệt để sử dụng các thiết bị hiện đại và các phương pháp giảng dạy mới nhất.

13. Trái với thông lệ cổ truyền, việc giảng dạy phải thích nghi với người học, chứ không phải người học phải tuân theo những quy định cứng nhắc đã định sẵn từ trước trong công việc giảng dạy.

14. Người học và công chúng nói chung cần được có tiếng nói nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến giáo dục.

Những khuyến cáo này được UNESCO đưa ra cách đây hơn 20 năm, song đến nay đọc lại, ta vẫn thấy dường như đó là những vấn đề thời sự ở nước ta trong thời điểm này./.

Video về GDTX là gì?

Kết luận

Bài viết đã trình bày những thông tin quan trọng liên quan đến từ viết tắt GDTX, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Tổng hợp

GDTX là gì?Nhưng điều cần biết về GDTX

GDTX là gì? chắc chắn không còn quá xa lạ với bạn nữa đúng không? Thế nhưng vấn đề này vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem từ viết tắt GDTX là gì? và những thông tin gì chúng ta cần biết về chữ viết tắt này trong bài viết sau đây nhé! GDTX là gì? GDTX chính là từ viết tắt của cụm từ “giáo dục thường xuyên”, ở nước ta hiện nay thì giáo dục thường xuyên có thể hiểu theo hai cách là giáo dục “bổ túc” hoặc giáo dục “tiếp tục”. Giáo dục thường xuyên chính là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục của Việt Nam và nó bao gồm hình thức đào tạo học tập không phải chính quy, đó chính là giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng có thể hiểu giáo dục thường xuyên với những ý sau đây: – Giáo dục thường xuyên là một hệ thống những loại hình học tập nằm trong phạm vi giáo dục tiếp tục trong hệ thống giáo dục, cũng chính vì thế mà giáo dục thường xuyên khác với giáo dục chính quy. – Ở nước ta hiện nay đang đẩy mạnh phổ cập giáo dục, tuy nhiên cũng mới chỉ phổ cập đến trung học cơ sở cho giới trẻ ở đúng độ tuổi. Tuy nhiên giáo dục thường xuyên lại chủ yếu dành cho người lớn tuổi, trong trường hợp này thì giáo dục thường xuyên lại chính là sự tương đồng với giáo dục của người lớn. – Luật giáo dục Việt Nam có quy định, trong đó giáo dục tiếp tục sẽ có mọi loại hình, giáo dục không chính quy. Theo như cách hiểu trên thì phải nói đến giáo dục thường xuyên, thì tất cả mọi người đều hiểu đó chính là cách giáo dục không chính quy. Từ ba cách hiểu trên thì bạn chỉ cần hiểu rằng, giáo dục thường xuyên chính là giáo dục không chính quy. Đối tượng học giáo dục thường xuyên Đối tượng học các trường giáo dục thường xuyên chính là những người lớn, có mong muốn, nguyện vọng học tiếp khi trước đó đã bỏ lỡ việc học của mình, hoặc những người đã quá độ tuổi và mong muốn có cơ hội đi học thêm lần thứ hai, hoặc cũng có thể là các đối tượng muốn học tiếp để trau dồi và hoàn thiện kỹ năng cũng như kiến thức của mình. Đối tượng tham gia các lớp học giáo dục thường xuyên cũng khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, đều có thể tham gia học tại các trường trung tâm giáo dục thường xuyên, tuy nhiên đối tượng của nó không chỉ dừng lại ở người lớn mà nó còn bao gồm cả các bạn trong độ tuổi học tập cũng có thể tham gia với lớp học này. Nội dung của học giáo dục thường xuyên Đối với những lớp học giáo dục thường xuyên, đối tượng chính của nó là những người lớn tuổi và những người muốn tích lũy bổ sung thêm kiến thức của mình thì nội dung giảng dạy cũng sẽ có phần khác với các trường khác, nội dung giảng dạy sẽ bao gồm những nội dung sau: – Chương trình giảng dạy với nội dung xóa mù chữ, giảng dạy với những nội dung kiến thức cho người đã biết chữ. – Giống với những chương trình giáo dục khác thì chương trình giáo dục thường xuyên cũng cung cấp cho người học nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết. Với những chương trình học sẽ đáp ứng được yêu cầu của người tham gia học trong đó bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cả quá trình chuyển giao công nghệ. – Trong chương trình giảng dạy của giáo dục thường xuyên thì cũng có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho người học. – Với chương trình học như vậy thì cũng sẽ tạo điều kiện để cho người học lấy được bằng từ hệ thống giáo dục quốc dân. Để quá trình học tập của người học không hoàn toàn vô nghĩa. Với những nội dung và chương trình giảng dạy như vậy, nên hình thức hình thức theo học giáo dục thường xuyên cũng khá đa dạng: Học từ xa, học tại chức và tự học có hướng dẫn. Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên Học giáo dục thường xuyên thực ra cũng không giống như bạn nghĩ là không đem đến bất kì một lợi ích nào. Điều đó là hoàn toàn sai, học giáo dục thường xuyên không chỉ đem lại cho bạn những lợi ích về học tập và còn nhiều lợi ích khác nhau nữa. Lợi ích khi học giáo dục thường xuyên – Chương trình học của các trường giáo dục thường xuyên chủ yếu phục vụ cho người lớn và những người muốn tiếp tục học sau khi đã kết thúc học tập, tuy nhiên không phải vì thế mà chương trình học khác với những các trường chính quy khác. Chương trình học của giáo dục thường xuyên cũng giống với các trường chính quy khác, tuy nhiên nó cũng giảm bớt khối lượng kiến thức sao cho phù hợp với lực học của bạn. Chính vì thế mà khi học tại trung tâm giáo dục thường xuyên thì bạn sẽ không bị quá nhiều áp lực, cũng không gặp phải khối lượng kiến thức “khó nhằn” như các trường chính quy khác. – Học tại trường giáo dục thường xuyên bạn sẽ giảm được phần lớn chi phí học tập, với nhiều người chi phí học tập là một cái gì đó vô cùng lớn. Nếu như tiết kiệm được nhiều chi phí học thì sẽ rất thuận lợi cho họ theo học hết. Bởi vì không ít những trường hợp chi phí học tập quá đắt nên họ đã bỏ học giữa chừng. – Sau khi bạn hoàn thành xong chương trình học lớp 12 thì bạn vẫn có thể tham gia hệ thống thi trung học phổ thông và vẫn được cấp bằng tốt nghiệp, thậm chí bạn vẫn có thể thi đại học như các bạn khác. Và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi học bổ túc có được thi đại học không? – Khi tham gia học trường trung tâm giáo dục thường xuyên thì bạn sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết, bên cạnh đó còn được trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu việc làm. – Giáo dục thường xuyên giúp cho người học thoát nghèo trên đa phương diện, trước hết họ sẽ được thoát nghèo cả về kiến thức, tức là được xóa nạn mù chữ, sau khi xóa nạn mù chữ xong thì bạn sẽ tìm được cơ hội việc làm tốt hơn. Từ đó sẽ tạo thu nhập tốt hơn đối với nhiều người, từ đó sẽ thoát nghèo được cả thu nhập. – Tiếp theo, giáo dục thường xuyên còn giúp cho người học tìm thấy và có thể phát huy khả năng của mình mà trước đó chưa tìm ra được. Học giáo dục thường xuyên cũng đem lại cho bạn nhiều lợi ích cả về thời gian lẫn tiền bạc đó chứ. Vừa có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí học tập lại có thêm những kiến thức. Với xu thế phát triển như hiện nay thì việc xóa nạn mù chữ sẽ khiến cho bạn có cơ hội hội nhập tốt hơn với xã hội, có thể bắt kịp những xu thế phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, rất nhiều người học giáo dục thường xuyên sẽ có suy nghĩ rằng, liệu sau khi đi xin việc có bị “phân biệt đối xử” hay không? Có bị phân biệt đối xử giữa bằng chính quy và bằng GDTX không? Sau khi kết thúc lớp 12 thì bạn sẽ nhận được tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, trong đó sẽ ghi bằng giáo dục thường xuyên, còn với những trường chính quy thì sẽ được ghi là chính quy. Không phải ai cũng có nhu cầu học lên đại học, mà sẽ có những bạn đi làm ngay với bằng cấp 3 này. Tuy nhiên, với các bạn học giáo dục thường xuyên sẽ có một nỗi lo lắng rằng, liệu bạn có bị phân biệt đối xử khi bạn có bằng GDTX không? Khi mà xã hội phát triển thì không phải ai cũng coi trọng bằng cấp, bằng cấp chỉ là vấn đề của nhiều năm về trước, khi mà xã hội vô cùng ưa chuộng bằng cấp, chỉ muốn nhìn thấy những tấm bằng đẹp của các trường chính quy. Nhưng khi mà xã hội phát triển hơn thì vấn đề này bắt đầu được xoa dịu và làm loãng đi. Không chỉ là vấn đề trình độ học vấn nữa mà nó còn là những kỹ năng mềm. Hiện nay nhà tuyển dụng đang rất ưa chuộng và mong muốn nhìn thấy nhân viên của mình những kỹ năng mềm để đáp ứng công việc tốt nhất. Có những nhìn nhận và đánh giá thay đổi nhưng với một số người thì nó sẽ mãi là định kiến, vẫn sẽ có sự phân biệt bằng cấp thế nhưng bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là hiệu quả công việc. Hãy chứng minh bằng cách đưa ra hiệu quả và năng suất công việc tốt nhất nhé. Giữa việc học GDTX và học trung cấp nghề thì bạn nên chọn phương án nào? Thật khó để phân biệt giữa hai việc học này, tuy nhiên nếu như phải chọn giữa việc học giáo dục thường xuyên và trung cấp nghề thì bạn nên chọn học trung cấp nghề vì: Thứ nhất, học trung cấp nghề bạn sẽ vừa được học văn hóa vừa được học thêm một nghề nữa. Khi ra trường cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn với bạn. Việc làm mới chính là vấn đề mà bạn quan tâm cuối cùng đúng không? Cùng lúc khi học trung cấp nghề bạn sẽ vẫn nhận được bằng văn hóa, bên cạnh đó còn nhận được chứng chỉ học nghề. Mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang khao khát tuyển nhân viên có tay nghề. Thứ hai, bạn vẫn sẽ được nhà trường trang bị những kiến thức đầy đủ, mà còn được thực hành, thực tập thường xuyên. Đây là cách để các bạn rèn luyện kỹ năng và tay nghề của mình. Sẽ được song hành thực hiện và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong những lần thực hành đó thì bạn sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm, sau khi ra trường không còn bị lạ lẫm với những kiến thức mà mình đã được học. Thứ ba, khi học trung cấp nghề, bạn sẽ được lựa chọn nhiều nghề phù hợp với mình theo sở thích hoặc theo xu thế nghề nghiệp hiện nay. Với chứng chỉ nghề thì bạn sẽ dễ dàng xin việc hơn. Thứ tư, thời gian học tập sẽ rút ngắn hơn bình thường và chi phí học tập cũng được giảm đi rất nhiều. Mặc dù là được học cả nghề thế nhưng phí học tập mà bạn tri trả là vô cùng thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình. Với những lợi ích trên thì bạn nên chọn học trung cấp nghề để có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. UNESCO với vấn đề giáo dục thường xuyên UNESCO đưa ra một quan niệm về giáo dục thường xuyên rất phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay ở Việt Nam. Theo quan niệm đó, giáo dục thường xuyên bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học(2). Việc cung ứng các cơ hội học tập tiếp theo chương trình sau xoá mù chữ (Post-lieracy Programmes) có nhiều chương trình khác nhau mà nhiều nước thực hiện như: – Chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (Quality of Life Improvement Programmes); – Chương trình tương đương (Equivalency Programmes); – Chương trình tạo thu nhập (Income – Generating Programmes); – Chương trình đáp ứng sở thích cá nhân (Individual Interest Promotion Programmes); – Chương trình định hướng tương lai (Future – Oriented Programmes)v.v… Trong thực tế, những chương trình đại loại như trên thường được nhiều đối tượng hoan nghênh như những người phải bỏ học giữa chừng khi đang học trong nhà trường chính quy, những người nghèo hoặc thất nghiệp, những người di cư, những người tị nạn, những phụ nữ ít có cơ may học tập, những người về hưu v.v.. Do vậy, giáo dục thường xuyên thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Tổng kết về vai trò cần thiết của giáo dục thường xuyên, người ta rút ra 4 chức năng chính của hệ thống giáo dục này như sau: Chức năng thay thế: Thực hiện chức năng này, giáo dục thường xuyên tạo cơ  hội học tập thứ hai cho những ai chưa bao giờ đi học, từ đó góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục. Chức năng nối tiếp: Với những người bỏ học giữa chừng vì lý do nào đó, giáo dục thường xuyên nối lại sự đứt đoạn trong quá trình học tập của họ, làm cho việc học tập lại được thực hiện tiếp tục, liền mạch. Chức năng bổ sung: Những người đã được cung ứng những tri thức và kỹ năng nhờ quá trình giáo dục chính quy hoặc không chính quy thường luôn luôn thấy bản thân còn thiếu hụt những kiến thức, những kỹ năng nào đó trong quá trình lao động, giao lưu xã hội… Sự thiếu hụt này làm cho họ khó thích nghi, khó phát triển trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng về các phương diện sản xuất, kinh doanh, quan hệ đối ngoại v.v… Thực tiễn đó yêu cầu con người phải cập nhật những hiểu biết, những phương pháp làm việc… cần thiết mà cuộc sống đòi hỏi. Chức năng hoàn thiện: Với chức năng này, giáo dục thường xuyên mang lại cơ hội học tập mà qua đó con người làm cho vốn kinh nghiệm của mình đầy đủ hơn, năng lực hoạt động được nâng cao, sức khoẻ được tăng cường, những phẩm chất nhân cách được phát triển hài hoà và hoàn chỉnh hơn. UNESCO đánh giá cao vai trò của giáo dục thường xuyên thông qua những nhận định sau đây:(3) – Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều có tầm quan trọng như nhau đối với sự phát triển tài nguyên con người; – Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên bổ sung cho nhau và vì vậy, các chương trình giáo dục tương đương cần phải được khuyến khích; – Cả giáo dục chính quy lẫn giáo dục thường xuyên đều có đối tượng riêng của mình; – Giáo dục thường xuyên là một phần tiếp tục của giáo dục chính quy, vì vậy cả hai loại chương trình này cần được tiến hành song song với nhau; – Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên cần phải có những tài liệu học tập tốt mang tính đặc thù, đều phải có giáo viên chuyên trách và sự trợ giúp về tài chính; – Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên cần được tổ chức một cách hệ thống; – Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giáo viên và người học đều cần thiết đối với cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, nhất là phải thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện về đổi mới phương pháp dạy học cho người dạy; – Việc nghiên cứu lý luận và biên soạn giáo trình, học liệu phù hợp với các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên là rất cần thiết; – Giáo dục thường xuyên cần đến sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn so với giáo dục chính quy; – Chất lượng và hiệu quả của chương trình giáo dục thường xuyên phụ thuộc vào mức độ đáp ứng nhu cầu của con người dân ở từng cộng đồng; – Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều phải hướng tới sự phát triển của các kỹ năng hành dụng “Học đi đôi với hành”. Đó là điều hết sức quan trọng đối với giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; – Việc quản lý, điều hành và đánh giá giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên phải được thiết lập một cách có tổ chức; – Mặc dù cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều được cấu trúc theo chương chình chuẩn, nhưng chương trình của giáo dục thường xuyên mang tính mềm dẻo hơn. UNESCO đã có 14 khuyến cáo về giáo dục và hầu như 14 điều này đều nói tới giáo dục thường xuyên(4): 1. Giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục tại các nước phát triển và đang phát triển. 2. Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong những bức tường nhà trường, nền giáo dục phải được cải tổ toàn diện – Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự. 3. Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng không phải là học theo cách nào, mà là học cái gì, học được cái gì. 4. Xoá bỏ hàng rào giả tạo và lỗi thời giữa các ngành giáo dục và các cấp giáo dục, giữa giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa giáo dục phổ thông, giáo dục khoa học kỹ thuật, giáo dục chuyên nghiệp. Ngay từ cấp cơ sở, giáo dục đã mang lại tính kết hợp giữa lý thuyết với công nghệ, với thực hành thủ công. 5. Giáo dục không chỉ nhằm mục đích đào tạo thanh niên cho những công việc cụ thể, mà còn trang bị cho học sinh khả năng thích ứng với nhiều loại công việc khác nhau. 6. Không chỉ riêng hệ thống nhà trường phải chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật, mà cả các xí nghiệp, các ngành kinh doanh và hệ thống giáo dục ngoài nhà trường cũng phải chia sẻ trách nhiệm ấy với các trường học. 7. Giáo dục đại học cần được mở rộng và đa dạng để đáp ứng các đòi hỏi của từng con người và cả cộng đồng. Muốn vậy, trước hết phải có sự thay đổi trong quan niệm và thái độ cổ truyền với trường đại học. 8. Được nhận vào các ngành giáo dục và các nghề nghiệp khác nhau chỉ tuỳ thuộc ở kiến thức, khả năng và lực học của mỗi người. 9. Đạo đức mới của giáo dục là nhằm làm cho mỗi người trở thành thầy dạy và người kiến tạo nên sự tiến bộ văn  hoá của bản thân mình. 10. Khi soạn thảo và đặt kế hoạch cho các hệ thống giáo dục cần tính đến khả năng do kỹ thuật mới đem lại. 11. Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những chuyên gia dạy học giỏi. 12. Các chương trình đào tạo thầy giáo cần triệt để sử dụng các thiết bị hiện đại và các phương pháp giảng dạy mới nhất. 13. Trái với thông lệ cổ truyền, việc giảng dạy phải thích nghi với người học, chứ không phải người học phải tuân theo những quy định cứng nhắc đã định sẵn từ trước trong công việc giảng dạy. 14. Người học và công chúng nói chung cần được có tiếng nói nhiều hơn trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến giáo dục. Những khuyến cáo này được UNESCO đưa ra cách đây hơn 20 năm, song đến nay đọc lại, ta vẫn thấy dường như đó là những vấn đề thời sự ở nước ta trong thời điểm này./. Video về GDTX là gì? Kết luận Bài viết đã trình bày những thông tin quan trọng liên quan đến từ viết tắt GDTX, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button