Hà Nội có bao nhiêu quận, huyện? Tìm hiểu về Hà Nội
- NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Các điểm A, B, C, D (H. 1.3) lần lượt biểu diễn các số hữu tỉ nào?
- Ý nghĩa tên Minh Khang là gì? Con trai tên Minh Khang, tính cách, sự nghiệp
- Suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
- Viết chương trình tính chu vi diện tích hình chữ nhật bằng Pascal – Tin học 8
Thành phố Hà Nội có bao nhiêu quận huyện? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng THCS Hồng Thái Hải Phòng đi tìm hiểu về các quận huyện của Thành phố Hà Nội các bạn nhé!
Bạn đang xem: Hà Nội có bao nhiêu quận, huyện? Tìm hiểu về Hà Nội
Năm 2022 Hà Nội có 12 Quận, 17 Huyện và 1 Thị Xã
Không giông như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội chỉ có các Quận và Huyện mà không có Thành phố trong Thành phố như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh.
Hà nội có 30 Quận, Huyện và Thị xã. Trong đó 12 Quận, 17 Huyện và 1 Thị Xã
Theo kết quả tổng điều tra, tổng số dân của TP Hà Nội tại thời điểm 0h ngày 1/4/2019 là 8.053.663 người. Với kết quả này, Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 của cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh (8.993.082 người).
Năm 2022 Hà Nội có 12 Quận. Các Quận của Hà Nội là
1. Ba Đình | 5. Bắc Từ Liêm | 9. Hoàng Mai |
2. Đống Đa | 6. Nam Từ Liêm | 10. Long Biên |
3. Hai Bà Trưng | 7. Cầu Giấy | 11. Thanh Xuân |
4. Hoàn Kiếm | 8. Hà Đông | 12. Tây Hồ |
Trong đó: 4 Quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Ba Trưng là 4 Quận cũ được coi là các Quận trung tâm của Hà Nội
Năm 2022 Hà Nội có 17 huyện. Các Huyện của Hà Nội là:
Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức
Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn
Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai
Phú Xuyên và Ứng Hòa
Hà Nội chỉ có 1 Thị Xã là: Thị xã Sơn Tây
Xem thêm : Cát cứ là gì? – Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng
Hà Nôi đã đề xuất chuyển 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh lên thành quận
Tìm hiểu về Hà Nội
Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34′ đến 21°18′ vĩ độ Bắc và từ 105°17′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².
Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. “Hà Nội” viết bằng chữ Hán là “河內”, nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”, tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức. Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội. Trước đó, ngày 19 tháng 7, tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của Triều đình Việt Nam. Năm 1890, phủ Lý Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”. Tên gọi “Hà Đông” là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là “河內凶,則移其民於河東,移其粟於河內” (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội. “Hà Nội” trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn “Hà Đông” là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.
Vị trí
Các điểm cực của thủ đô Hà Nội là:
- Điểm cực Bắc tại: thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Điểm cực Tây tại: thôn Lương Khê, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Điểm cực Nam tại: khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Điểm cực Đông tại: thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội, và có thể chia ra làm hai vùng.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.
Vùng đồi núi tập trung ở ngoại thành phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1296 m), Gia Dê (707 m), Hàm Lợn (462 m); trong đó điểm cao nhất của thành phố Hà Nội là đỉnh Ba Vì. Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Các công trình nổi bật
Xem thêm : Hoàn thành sơ đồ dưới đây | SBT Sử 10 Chân trời sáng tạo
Trước khi trở thành một trung tâm chính trị – vào thế kỷ V với triều đại nhà Tiền Lý – Hà Nội đã là một trung tâm của Phật giáo với các thiền phái danh tiếng. Theo văn bia, từ giữa thế kỷ VI, chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bãi Yên Hoa ngoài sông Hồng, tới 1615 do bãi sông bị lở, chùa mới dời về địa điểm hiện nay. Đến thế kỷ XI, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng Long, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, các chùa chiền, thiền viện, sư tăng mới phát triển thực sự mạnh mẽ. Trong nhiều thế kỷ, Hà Nội tiếp tục xây dựng các ngôi chùa, trong đó một số vẫn tồn tại tới ngày nay. Có thể kể tới các ngôi chùa như chùa Một Cột xây lần đầu năm 1049, chùa Láng từ thế kỷ XII, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên xuất hiện vào thế kỷ XVII. Tuy vậy, hầu hết các ngôi chùa trong nội ô ngày nay đều được xây dựng lại vào thế kỷ XIX. Những triều đại Lý, Trần, Lê để lại rất ít dấu tích.
Vùng ngoại thành Hà Nội cũng có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, một quần thể văn hóa–tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp… thường được gọi chung là Chùa Hương. Từ lâu, di tích này đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng, đặc biệt với lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mỗi mùa xuân. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, Chùa Thầy nằm trên địa phận của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Ngôi chùa, thường gắn liền với tên tuổi vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, là một di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử giá trị. Giống như Chùa Hương, lễ hội Chùa Thầy cũng được tổ chức vào mùa xuân, đầu tháng 3 hàng năm.
Cùng với các ngôi chùa, Hà Nội còn có không ít đền thờ Đạo Lão, Đạo Khổng hay các thần bảo hộ như Thăng Long tứ trấn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn… Trong khu phố cổ còn nhiều ngôi đình vẫn được những người dân thường xuyên tới lui tới bày tỏ lòng thành kính. Kitô giáo theo chân những người châu Âu vào Việt Nam, giúp Hà Nội có được Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long… Ngoài ra có thánh đường Hồi Giáo Jamia Al Noor tại Hàng Lược, Thánh thất Cao Đài thủ đô. Các công trình tôn giáo ngày nay là một phần quan trọng của kiến trúc thành phố, nhưng không ít hiện phải nằm trong những khu dân cư đông đúc, thiếu không gian.
Thời kỳ thuộc địa đã để lại Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng về công năng, như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử, Khách sạn Sofitel Metropole… Một số công trình bị phá bỏ để xây mới – như Tòa thị chính được thay thế bằng trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố – hoặc tu sửa nhưng không giữ được kiến trúc cũ – như ga Hàng Cỏ. Thời kỳ tiếp theo, Hà Nội cũng có thêm các công trình mới. Lăng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, ghi đậm dấu ấn của giai đoạn này.
Từ những năm 2000, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc và khách sạn như Daewoo, Sofitel Plaza, Melia, tòa nhà Tháp Hà Nội… Mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại. Hà Nội cũng chứng kiến sự ra đời của những công trình quan trọng như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình… Để kỷ niệm lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện nay rất nhiều công trình được xây dựng, có thể kể đến Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lotte Center Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội và Tòa nhà Quốc hội.
Video về “Hà Nội có bao nhiêu quận, huyện?”
Kết luận
Trên đây là những thông tin về các quận huyện của Thành phố Hà Nội mà THCS Hồng Thái Hải Phòng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu