Ai là người tìm ra Châu Mỹ? Hành trình tìm ra Châu Mỹ
- Sơ đồ tư duy Vợ nhặt – Kim Lân
- Contact là gì? Cách sử dụng contact? Ý nghĩa của contact trong thực tiễn
- 99+ Hình nền Shin cute, Ảnh nền cu Shin ngầu đẹp nhất
- Top 7 các ngành khối C dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp
- Vật lý 10 bài 7: Cách xác định sai số tuyệt đối, sai số ngẫu nhiên của phép đo trực tiếp, gián tiếp
Đáp án đúng: Chọn: A. Cri-xtop Cô-lôm-bô
Bạn đang xem: Ai là người tìm ra Châu Mỹ? Hành trình tìm ra Châu Mỹ
Giải thích:
Châu Mĩ được nhà thám hiểm Cô-lôm-bô (Christopher Columbus) phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.
Dường như khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy, nhưng năm 1476 ông đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
Ở thế kỷ 15, châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Columbus thực hiện mong muốn của mình.
Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông, nơi bất cứ lái buôn châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất, hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác, từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau, vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
Châu Mỹ tọa lạc ở khu vực nào?
Châu Mỹ (tên tiếng Anh là America) là một châu lục nằm hoàn toàn ở phía tây bán cầu. Châu lục này có cấu tạo ba phần bao gồm lục địa Bắc Mỹ, eo đất Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ. Diện tích Châu Mỹ rộng thứ hai trên thế giới với hơn 42 triệu kilomet vuông. So với những châu lục khác, châu lục này trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Vùng hẹp nhất của châu Mỹ là eo Panama rộng chưa đến 50 km. Panama là cũng là kênh đào quan trọng nhất đối với hàng hải thế giới, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Columbus là ai?
Columbus là một người Ý đam mê thám hiểm và khám phá đại dương bao la. Tại thời điểm tìm ra châu Mỹ, ông được vua Tây Ban Nha Ferdinand II và Nữ hoàng Isabella tài trợ để bắt đầu cuộc hành trình và tìm ra châu Mỹ trên đường đi. Điều này đã viết nên trang sử vinh quang cho lịch sử hàng hải của quốc gia này và cho nên nay Columbus vẫn là niềm tự hào của người dân Tây Ban Nha.
Trong thời gian dài, đa phần mọi người đều cho rằng Columbus chính là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ và phát kiến địa lý của ông. Các thế hệ học sinh ngày nay luôn được giáo dục rằng Christopher Columbus chính là người đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương và khám phá ra châu Mỹ. Hiện nay, ông còn được người dân Ý tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong năm với ngày Columbus dành riêng cho ông.
Xem thêm : Bạn là ai trong Countryhumans ?
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho hành trình phát kiến địa lý thì Christopher Columbus cũng là người gián tiếp khơi dậy chiến tranh, lâm lược lục địa ở khu vực này. Ông đã có cách đối xử với người da đỏ bản địa một cách tàn nhẫn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa quân chiếm đóng thuộc địa. Cụ thể, trong suốt thời gian sinh sống tại đây thì Columbus đã buộc người da đỏ bản địa phải lao động một cách cật lực để tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, ông đã bán hàng ngàn người Taino qua Tây Ban Nha để làm việc nhưng khiến rất nhiều người chết trên đường. Nếu nọ không bị bán làm nô lệ thì cũng bị đưa vào các đồn điền hoặc mỏ khai thác khoáng sản.
Bạn đang xem: Ai là người tìm ra Châu Mỹ? Hành trình tìm ra Châu Mỹ
Bên cạnh đó, trong quá trình nắm chức thống đốc khu vực, Columbus cũng từng giết chết rất nhiều người bản địa để ngăn chặn các cuộc nổi dậy và thậm chí là kéo lê nạn nhân trên tường để thị uy. Vì vậy, hiện nay đã có hàng chục thành phố và rất nhiều bang tại Mỹ đã chính thức thay thế ngày Columbus trong tháng 10 hàng năm thành ngày của những người dân bản địa.
Hành trình tìm ra Châu Mỹ
Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.
Có lẽ khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.
Ở thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Christopher Columbus thực hiện mong muốn của mình.
Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông – nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất – hướng Đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.
Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác – từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử
Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ.
Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
Xem thêm : Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người
Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.
Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.
Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.
Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.
Tình hình Châu Mỹ sau phát hiện của Columbus
Sau sự phát hiện chấn động vào năm 1492 của Christopher Columbus. Các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và Hà Lan lần lượt tới Châu Mỹ. Các nước này chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền của mình khắp Tân thế giới. Và gây ra sự thay đổi lớn về cảnh vật lẫn văn hóa bản địa. Thời kỳ thuộc địa của Châu Mỹ kéo dài từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Vì là nước khám phá ra châu lục đầu tiên, Tây Ban Nha sở hữu nhiều vùng đất nhất tại vùng lục địa mới. Kế đến là Bồ Đào Nha và Anh. Trong thế kỷ 18, hầu hết các nước Châu Mỹ đã tuyên bố độc lập chủ quyền. Trừ hai nước là Cuba và Puerto Rico. Hai nước này vẫn phụ thuộc vào Tây Ban Nha cho đến đầu thế kỷ 20.
Ai là người được lợi khi Châu Mỹ được tìm ra?
Trước khi được bất kỳ ai tìm ra, Châu Mỹ là nơi sinh sống của các bộ lạc người Mỹ bản địa. Văn hóa và bản sắc của họ đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời. Nền văn minh Maya phồn thịnh của họ còn xuất hiện rất lâu trước khi nền quân chủ hình thành tại Châu Âu. Quá trình khai phá lục địa mới của thực dân Châu Âu đã khiến cho văn hóa của người Mỹ bản địa suy tàn. Các bộ lạc người Mỹ bản địa bị dồn ép vào những nơi có địa hình hiểm trở. Thậm chí bị thảm sát vô cùng dã man.
Các nước phương Tây mang đến Châu Mỹ rất nhiều thứ. Sự xâm chiếm của các nền văn hoá mới được thể hiện qua kiến trúc, tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật, ngôn ngữ và đặc biệt là con người. Ngày nay, rất khó để tìm được di sản của các tộc người Mỹ bản địa. Bởi chỉ còn 2% dân số mang dòng máu này còn sống tại Châu Mỹ. Mặt khác, các nước Châu Âu lại hưởng rất nhiều lợi ích từ châu lục này.
Những thông tin phản bác về người đầu tiên tìm ra châu Mỹ
Mặc dù trước đây Columbus được biết đến là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì đã có hàng loạt bằng chứng cho thấy một số người đã tìm thấy châu Mỹ trước đó.
- Trước khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ thì người da đỏ đã sống ở khu vực này suốt nhiều thế kỷ.
- Người châu Âu đầu tiên đến với lục địa Bắc Mỹ không phải Columbus mà được cho là một người Na Uy tên Leif Eriksson, người này đã đến trước Columbus khoảng 5 thế kỷ nhưng không tiến hành phát kiến địa lý.
- Vào giai đoạn năm 600 trước công nguyên, khả năng rất lớn đã có người Ai Cập hoặc Phoenicia đã đến được châu Mỹ và thậm chí cũng có bằng chứng cho rằng công nghệ của Ai Cập đã đi đến tận quần đảo Canary hoặc khu vực Ireland. Điều này được thể hiện qua sự tương đồng của những bằng chứng điêu khắc gốm sứ tại châu Mỹ và một số truyện liên quan đến lịch sử người Ả Rập.
- Khoảng 1000 trước công nguyên, một số người cũng cho rằng người Trung Quốc có thể đã đến khu vực Trung Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta không hề có bằng chứng cụ thể về vấn đề này nên rất khó để khẳng định. Nếu có, lịch sử có thể chứng minh được là người Trung Quốc có thể đã đến Mỹ vào năm 1421 sau công nguyên và trước 70 năm so với Columbus.
Nhìn chung, cho đến hiện nay ai là người tìm ra châu Mỹ vẫn là một câu hỏi bí ẩn khó có thể trả lời vì lịch sử diễn ra đã hàng ngàn năm trước. Có thể một số người đã tìm ra châu Mỹ đầu tiên nhưng họ không công khai và không tiến hành phát kiến địa lý nên người ta không gi lại.
********************
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu